Tọa đàm ‘Câu chuyện du học tại Mỹ’
Sự kiện ‘Câu chuyện Du học tại Mỹ’ giải đáp những thắc về tình hình nhập học các trường ở từng tiểu bang, cách hòa nhập khi học tại nước ngoài.
Vào ngày 2/10, tổ chức giáo dục IvyAchievement – phối hợp cùng Trung tâm Đào tạo Học thuật và Công nghệ Giáo dục WE TUTOR (An education technology company) sẽ bắt đầu chuỗi sự kiện tọa đàm trực tuyến với các chủ đề xoay quanh “Câu chuyện Du học tại Mỹ”. Chương trình có sự tham gia của những khách mời đặc biệt: Tiến sĩ Luật Sư Benjamin P. Stern – tốt nghiệp từ trường đại học Yale, Columbia; Stephen Turban – Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh từ trường đại học Harvard; anh Thức Trần – Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Đại học Gloucestershire – trưởng ban kiểm soát Tập Đoàn Coteccon,… Ngoài ra còn có sự góp mặt của các tân sinh viên đang theo học tại các trường đại học danh giá tại Mỹ.
Phụ huynh, học sinh sẽ nghe những chia sẻ tâm huyết về hành trình ứng tuyển của các em học sinh, những câu chuyện về việc học tập, sinh sống tại Mỹ vào thời điểm này như thế nào?. Bên cạnh đó, những thông tin bổ ích về tiêu chí tuyển sinh mới nhất của các trường đại học Mỹ có chọn lọc cao, bao gồm nhóm trường Ivy League danh giá cũng sẽ được bàn luận.
Những chia sẻ quý báu sẽ giúp học sinh và phụ huynh thêm tự tin trong việc ứng tuyển vào đại học Mỹ.
Ban tổ chức chương trình cho biết, những tân sinh viên nhập học mùa thu năm nay là những chiến binh dũng cảm, tài năng. Covid-19 xảy ra khi các em đang theo học năm cuối hoặc gần cuối trung học, thời gian học sinh đang gồng mình chuẩn bị cho kỳ tuyển sinh vào những trường Đại học tại Mỹ. Nhiều thứ thay đổi ảnh hưởng đến hồ sơ của các em như việc chuyển sang học online thay vì lên lớp trực tiếp; các kỳ thi TOEFL, IELTS, SAT, ACT liên tiếp bị huỷ; nhiều hoạt động ngoại khoá không thể tiếp tục thực hiện.
Video đang HOT
Với những em du học sinh trung học ở Mỹ, thời điểm đại dịch xảy ra năm 2020 kéo theo những quy định giãn cách xã hội gắt gao, làm việc di chuyển đi lại gặp nhiều trở ngại. Rất nhiều phụ huynh, học sinh đều lo lắng, băn khoăn khi phải đưa phải đưa ra quyết định quay về Việt Nam. Tuy nhiên việc kiếm một tấm vé để về lại quá khó khăn vì các chuyến bay quốc tế liên tục bị hủy.
Các em phải đối diện với nhiều lo lắng không có lời giải đáp cụ thể.
Tuy phải đối mặt với nhiều thử thách như vậy, nhưng cuối cùng, rất nhiều học sinh vẫn được nhận vào các trường đại học Mỹ danh giá, rinh suất học bổng ấn tượng.
Trao đổi với tổ chức giáo dục IvyAchievement, chị Quỳnh Nguyễn – một cố vấn của IvyAchievement đang làm việc tại khu vực TP HCM cho biết, để đạt được thành công, điều đầu tiên phải nói tới là sự quyết tâm của học sinh. Việc các kỳ thi lấy chứng chỉ quốc tế bị hủy do dịch bệnh ảnh hưởng lớn đến việc đánh giá năng lực học. Nhiều học sinh thay thế các chứng chỉ đó bằng cách nỗ lực tăng điểm GPA ở trường hoăc tự học, thi thêm các chứng chỉ AP online.
Chuẩn bị hồ sơ từ sớm là cơ hội cho các bạn học sinh ứng tuyển thành công vào đại học Mỹ.
Về việc thưc hiện các hoạt động ngoại khoá, thay vì những hoạt động thông thường ở câu lạc bộ trường thì các em đã tìm đến những giáo sư, cố vấn để thực hiện những dự án nghiên cứu chuyên sâu về những đề tài mà bản thân quan tâm. Có thể nói, đây là một trong những hoạt động được đánh giá cao từ những trường đai học top đầu ở Mỹ bởi nó thể hiện được sự đam mê của học sinh về lĩnh vực mình yêu thích.
Ngoài những cách thức vượt khó ấn tượng, có một số học sinh còn biết cách tận dụng những thay đổi, biến cố lớn do đại dịch mang lại để thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về xã hội, cuộc sống, góc nhìn mới mẻ trong bài luận văn của mình. Đây cũng là một điểm sáng trong hồ sơ tuyển sinh vì nó gây ấn tượng với hội đồng tuyển sinh của các trường Đại học.
Tại thời điểm này, nhiều em trở thành tân sinh viên các trường đại học. Các em bước những bước chân đầu tiên trong giấc mơ chinh phục trường Đại học Mỹ danh giá.
11 đại học hàng đầu nước Mỹ lấy điểm ACT thế nào?
Cả 11 trường đều có điểm ACT trung bình từ 33 trở lên, trong đó 75% thí sinh nộp hồ sơ đạt 35-36 điểm, tức gần tuyệt đối.
Mỗi khi ứng tuyển vào các đại học Mỹ, thí sinh sẽ đặt câu hỏi: "Thế nào là điểm ACT tốt?". Tuy nhiên, các chuyên gia tuyển sinh cho rằng, thay vì đặt câu hỏi đó, bạn nên tìm câu trả lời cho câu hỏi: "Điểm ACT tốt để vào trường nào?".
Covid-19 đã khiến các đại học Mỹ quyết định SAT, ACT không còn là yếu tố bắt buộc với ứng viên. Tuy nhiên, nếu sở hữu điểm ACT cao, bạn sẽ có lợi thế lớn. Điểm tối đa của ACT là 36. Theo dữ liệu của tổ chức ACT, điểm trung bình của thí sinh nộp hồ sơ vào các đại học Mỹ là 20,6, giảm nhẹ so với mức 20,7 của năm 2019.
Đại học Princeton, Mỹ, nơi yêu cầu điểm ACT trung bình 34. Ảnh: Shutterstock
Dưới đây là điểm ACT cần để trúng tuyển vào 11 đại học hàng đầu nước Mỹ vào mùa thu 2019:
Để hiểu giá trị các số trong bảng, bạn cần biết khái niệm "thứ hạng phần trăm". Thứ hạng phần trăm không phải là tỷ lệ câu trả lời đúng mà được đánh giá dựa trên điểm tổng của thí sinh, có khả năng so sánh kết quả bài thi của bạn với các thí sinh khác nộp cùng đợt. Nghĩa là nếu điểm ACT của thí sinh ở mức 75%, điều này không có nghĩa em đó trả lời đúng 75% câu hỏi, mà là em đạt điểm cao hơn 75% thí sinh cùng kỳ thi đó.
Cả 11 trường tốt nhất nước Mỹ đều yêu cầu mức điểm ACT ở thứ hạng 75% là 35-36, tức gần tuyệt đối, điểm trung bình không trường nào dưới 33. Năm 2019, điểm ACT trung bình của 340 đại học quốc gia Mỹ là 25,5.
Các chuyên gia tuyển sinh cho rằng, thí sinh chỉ nên nộp hồ sơ nếu điểm ACT của mình nằm ở thứ hạng phần trăm 50 trở lên.
10 trường đại học ở Mỹ tuyển sinh khắt khe nhất Những trường danh tiếng như ĐH Harvard, Viện Công nghệ California, ĐH Stanford tuyển sinh rất khắt khe, tỷ lệ thí sinh trúng tuyển ở mức thấp. Đứng đầu danh sách đại học tuyển sinh khắt khe nhất của Niche là Viện Công nghệ California (Caltech) . Đây là trường tư thục ở Pasadena, California. Caltech cũng là một trong những trường tốt...