Tòa buộc liên đới trả lại 1,7 tỉ đồng, ngân hàng nói không có tiền?
Cả hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm đều buộc ngân hàng phải hoàn trả cho phía bà Võ Thị Mỹ Hạnh 1,7 tỉ đồng. Tuy nhiên, đến nay bà Hạnh chưa nhận được tiền vì ngân hàng nói… không có tài sản để thi hành án.
Vợ chồng bà Võ Thị Mỹ Hạnh (Q. Gò Vấp, TP.HCM) chờ đợi ngân hàng hoàn trả số tiền đã nộp – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Theo nội dung vụ án, tháng 9-2019, vợ chồng bà Võ Thị Mỹ Hạnh và em gái cho bà Nguyễn Thị Trình vay 1,7 tỉ đồng để giải chấp căn nhà ở phường Đông Hưng Thuận, quận 12 (TP.HCM) mà bà Trình đang thế chấp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Hai bên thỏa thuận sẽ ký hợp đồng vay tiền trước, sau đó bà Hạnh sẽ nộp tiền vào ngân hàng để giải chấp nhà.
Gian nan đòi tiền đã nộp vào ngân hàng
Ngày 12-9-2019, phía bà Hạnh cùng với bà Trình đến Sacombank chi nhánh quận 12 – phòng giao dịch Chợ Cầu để ký hợp đồng vay tiền và nộp tiền vào ngân hàng. Lúc này, bà Trình nói để quên CMND ở nhà nên chạy về lấy và bảo bà Hạnh nộp tiền vào trước.
Do tin tưởng, bà Hạnh đã nộp 1,7 tỉ đồng vào tài khoản của bà Trình để tất toán khoản vay cho bà Trình, rồi đợi bà Trình đến ký hợp đồng nhưng sau đó bà Trình không đến ký. Phía Sacombank cũng không giải quyết cho bà Hạnh lấy lại số tiền đã chuyển, nên bà khởi kiện yêu cầu tòa buộc bà Trình và ngân hàng phải liên đới trả cho bà 1,7 tỉ đồng và tiền lãi theo quy định.
Tháng 1-2020, TAND quận 12 xử sơ thẩm đã tuyên buộc bà Trình và Sacombank phải liên đới trả cho phía bà Hạnh 1,7 tỉ đồng và tiền lãi phát sinh. Không đồng ý, bà Trình và Sacombank kháng cáo.
Xử phúc thẩm, TAND TP.HCM đã tuyên y án sơ thẩm. Cụ thể, buộc Sacombank chuyển trả 1,7 tỉ đồng cho phía bà Hạnh, còn bà Trình có trách nhiệm hỗ trợ các thủ tục liên quan đến việc chuyển trả số tiền trên và tiền lãi phát sinh. Song đến nay các bên vẫn chưa thể thi hành bản án.
Ngân hàng không có tài khoản, tài sản thi hành?
Video đang HOT
Sau bản án phúc thẩm, Chi cục Thi hành án dân sự quận 12 đã ra quyết định thi hành án theo yêu cầu và nhiều lần ra thông báo thi hành án nhưng không ai thực hiện.
Trong thông báo ngày 27-1-2021, Chi cục Thi hành án dân sự quận 12 cho biết nếu ngân hàng không chuyển trả cho bà Hạnh 1,7 tỉ đồng và nộp án phí dân sự như bản án đã tuyên thì sẽ báo cáo với Cục Thi hành án dân sự TP.HCM đề xuất họp liên ngành với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để đưa ra biện pháp buộc Sacombank thực hiện nghĩa vụ thi hành án.
Song đến nay đã hết thời hạn tự nguyện thi hành án nhưng bà Trình và Sacombank không tự nguyện thi hành án.
Chi cục Thi hành án dân sự quận 12 đề nghị Sacombank cung cấp thông tin tài sản, tài khoản, điều kiện thi hành án khác để xử lý theo quy định pháp luật.
Tuy nhiên, trong biên bản giải quyết việc thi hành án, đại diện Sacombank trình bày ngân hàng “không có tài sản, tài khoản, điều kiện thi hành án khác để cung cấp cho Chi cục Thi hành án dân sự quận 12″.
Đồng thời, phía Sacombank cho rằng đối với khoản 1,7 tỉ đồng, ngân hàng đề nghị xử lý tài sản nhà đất tại phường Đông Hưng Thuận của bà Trình hiện đang thế chấp tại ngân hàng để trả cho bà Hạnh. Tuy nhiên, phía bà Trình không đồng ý. Bà Trình yêu cầu Sacombank trả 1,7 tỉ cho bà Hạnh, rồi bà Trình sẽ trả 1,7 tỉ cho ngân hàng ngay.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện Sacombank cho biết theo bản án phúc thẩm, Sacombank và bà Trình có trách nhiệm liên đới trả lại số tiền 1,7 tỉ đồng cho phía bà Hạnh.
Tuy nhiên, trong các lần cơ quan thi hành án triệu tập Sacombank và bà Trình lên làm việc thì bà Trình vắng mặt nên chưa có ý kiến cụ thể về việc phối hợp thực hiện thi hành án. Do đó, ngân hàng chưa đủ cơ sở để thi hành án. Ngân hàng sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng để nêu rõ những khó khăn và lý do liên quan đến việc chưa thi hành án.
Ngoài ra, liên quan đến số tiền 1,7 tỉ đồng nêu trên, Sacombank hiện đang giải quyết vụ án tranh chấp với bà Trình do bà này vi phạm nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng. Ngày 14-1, TAND quận 12 đã tuyên bà Trình phải thanh toán tổng số tiền hơn 2 tỉ đồng bao gồm nợ gốc và lãi cho Sacombank.
Tranh chấp giữa Sacombank và bà Trình là một vụ việc khác
Theo luật sư Đặng Hoài Vũ (Đoàn luật sư TP.HCM), việc Sacombank đưa ra lý do hiện đang giải quyết vụ án tranh chấp với bà Trình để trì hoãn việc trả tiền cho phía bà Hạnh là không hợp lý. Bởi chủ thể và bản chất đối tượng tranh chấp trong hai vụ việc là độc lập và khác nhau.
Ngay cả khi bà Trình phải thanh toán tổng số tiền hơn 2 tỉ đồng cho Sacombank cũng không làm thay đổi trách nhiệm thanh toán số tiền 1,7 tỉ đồng của ngân hàng đối với bà Hạnh.
Tương tự, do bản án đã tuyên rõ Sacombank phải trả 1,7 tỉ cho phía bà Hạnh, nên khi bà Trình vắng mặt khi cơ quan thi hành án triệu tập thì ngân hàng có thể thông báo toàn bộ nội dung cho bà Trình và thi hành phần nghĩa vụ của mình.
Ngân hàng không có 1,7 tỉ là vô lý
Theo luật sư Lê Trung Phát (Đoàn luật sư TP.HCM), việc tòa buộc Sacombank phải liên đới với bà Trình trả lại tiền cho bà Hạnh là hoàn toàn đúng với bản chất vụ việc, đúng với quy định của pháp luật.
Theo quy định của Luật thi hành án dân sự, sau thời hạn tự nguyện thi hành mà Sacombank không thi hành thì Cơ quan Thi hành án dân sự quận 12 sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Cơ quan thi hành án sẽ áp dụng biện pháp xác minh tài sản của Sacombank để tiến hành cưỡng chế thi hành.
Vì Sacombank là một pháp nhân, nên việc xác minh sẽ dựa theo nguyên tắc xác minh tài sản mà Sacombank đang sở hữu (bao gồm nguồn tiền mặt, tài sản đăng ký quyền sở hữu…) để làm cơ sở cưỡng chế thi hành. Theo luật sư Phát, việc ngân hàng nói không có 1,7 tỉ để thi hành án là điều vô lý.
Dùng sổ đỏ người khác chiếm đoạt 24 tỷ đồng của ngân hàng
Chiều 25/3, TAND cấp cao tại Hà Nội đã kết thúc phiên toà hình sự phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của hai bị cáo Phùng Thị Hồng Liên (SN 1973, ở quận Tây Hồ, Hà Nội) và Phạm Ngọc Liên (SN 1980, ở quận Đống Đa, Hà Nội) câu kết thực hiện hành vi gian dối để lừa đảo chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng của ngân hàng.
Ở chiều ngược lại, Ngân hàng TMCP Đại Chúng (PVCombank) là bị hại trong vụ án cũng kháng cáo đề nghị TAND cấp cao tại Hà Nội hủy bản án sơ thẩm để xem xét lại tư cách tham gia tố tụng của ngân hàng. Liên quan đến vụ án này còn hai bị cáo khác là Nguyễn Thị Ngọc Nguyên (SN 1975, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) và Phạm Đức Hùng (SN 1970, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội). Tuy nhiên hai bị cáo Nguyên và Hùng không kháng cáo.
Theo bản án sơ thẩm, bị cáo Phùng Thị Hồng Liên và ông Phương Tiến Sơn sống với nhau nhưng không kết hôn. Ông Sơn có hai mảnh đất ở phường Xuân La, quận Tây Hồ. Do cần tiền trả nợ và chi tiêu cá nhân, Hồng Liên đã bàn bạc với Ngọc Liên và Nguyên tìm người đóng giả ông Sơn để chuyển nhượng hai mảnh đất trên rồi thế chấp để chiếm đoạt tiền ngân hàng.
Các bị cáo tại phiên toà phúc thẩm.
Tháng 2/2017, lợi dụng việc ông Sơn sửa nhà, Hồng Liên được giao cất giữ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của hai mảnh đất trên. Qua quan hệ xã hội, Hồng Liên gặp Nguyên để hỏi vay tiền. Lúc này, Nguyên nảy sinh ý định sử dụng sổ đỏ trên để thế chấp ngân hàng vay tiền.
Thực hiện ý định trên, Nguyên làm thủ tục để Hồng Liên đứng tên làm Giám đốc Công ty Hồng Quảng, ghi tên ông Sơn là thành viên góp vốn. Với nhiệm vụ được giao, Ngọc Liên nhờ chồng cũ là Phạm Đức Hùng đóng giả là ông Sơn. Ngày 5/4/2017, Ngọc Liên, Nguyên và Hùng đến Văn phòng công chứng Đông Đô (Hà Nội) làm thủ tục công chứng hợp đồng bảo lãnh bằng sổ đỏ mảnh đất 266m để cho Công ty Hồng Quảng vay số tiền 3 tỷ đồng của Ngân hàng TMCP Đại Chúng (PVCombank).
Sau khi ngân hàng giải ngân số tiền trên, Nguyên đã rút tiền chia cho đồng phạm. Sau đó, do thấy vẫn còn hạn mức cho vay nên nhóm Nguyên tiếp tục thế chấp mảnh đất trên để vay thêm 1,6 tỷ đồng với mục đích mua xe ô tô.
Đến thời hạn thanh toán nhưng không có tiền trả ngân hàng, sợ mọi chuyện bại lộ nên Nguyên và đồng phạm lập kế hoạch mới nhằm lấy được số tiền lớn hơn. Theo phân công, Nguyên đứng ra vay tiền để trả nợ PVCombank và rút sổ đỏ. Tiếp đến, cả nhóm tìm người nhận chuyển nhượng mảnh đất trên để có sổ mới rồi tiếp tục thế chấp vào ngân hàng lấy tiền. Hùng tiếp tục đóng vai là ông Sơn đứng ra ký kết hợp đồng chuyển nhượng đất, làm thủ tục sang tên sổ đỏ mới.
Cả nhóm đã nhờ được một cặp vợ chồng ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội giả vờ nhận chuyển nhượng mảnh đất trên rồi lại ủy quyền lại cho nhóm của Nguyên. Từ hành vi trên, Nguyên và đồng phạm lại thế chấp sổ mới vào PVCombank vay 10 tỷ đồng rồi chiếm đoạt toàn bộ số tiền trên. Sau đó, cũng với thủ đoạn trên, các bị cáo thống nhất tiếp tục chuyển nhượng mảnh đất 70m cho Nguyên để Nguyên vay ngân hàng số tiền 14,4 tỷ đồng.
Với hành vi chiếm đoạt hơn 24 tỷ đồng của ngân hàng, năm 2020, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Nguyên 20 năm tù, bị cáo Ngọc Liên 18 năm tù, bị cáo Hồng Liên 13 năm tù và bị cáo Hùng 12 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Về trách nhiệm dân sự, TAND TP Hà Nội buộc các bị cáo phải liên đới bồi thường cho ngân hàng số tiền trên, đồng thời tuyên hủy các giao dịch chuyển nhượng giả tạo, trả lại hai sổ đỏ cho ông Sơn.
Tại phiên toà phúc thẩm, sau khi HĐXX giải thích chi tiết về hành vi phạm tội và mức hình phạt, bị cáo Hồng Liên đã xin rút kháng cáo của mình, chấp nhận hình phạt của bản án sơ thẩm. Do đó, HĐXX phúc thẩm đã đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Hồng Liên.
Quá trình xét xử phúc thẩm, bị cáo Ngọc Liên và PVCombank giữ nguyên nội dung kháng cáo. Nhưng cả bị cáo và bị hại không đưa ra được tài liệu gì mới so với phiên toà sơ thẩm. Sau khi nghị án, căn cứ vào toàn bộ hồ sơ vụ án, các tình tiết liên quan cũng như diễn biến tại phiên toà, TAND cấp cao tại Hà Nội quyết định bác kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Ngọc Liên và PVCombank, giữ nguyên các quyết định của bản án sơ thẩm đã tuyên trước đó.
Số phận 2000 tỷ phán quyết ly hôn vợ chồng Trung Nguyên Với số tiền 2000 tỷ ông Vũ trả cho bà Thảo, do bà Thảo không chấp nhận nên số tiền này đã được gửi vào kho bạc nhà nước. Ngày 4/11, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao sẽ xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án vụ ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ (49 tuổi, Chủ...