Tòa án tỉnh Bình Dương xem xét đơn của bà Lê Hoàng Diệp Thảo
Ngày 3/7, TAND tỉnh Bình Dương sẽ mở phiên họp sơ thẩm xem xét đơn yêu cầu của bà Lê Hoàng Diệp Thảo về yêu cầu hủy bỏ quyết định bãi nhiệm bà khỏi công ty.
Theo thông tin từ Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Dương, dự kiến ngày 3/7, Tòa sẽ mở phiên sơ thẩm xem xét đơn yêu cầu của bà Lê Hoàng Diệp Thảo (sinh năm 1973). Theo đó, bà Thảo yêu cầu hủy bỏ quyết định, nghị quyết bãi nhiệm bà khỏi vị trí là người đại diện theo pháp luật Công ty Cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên.
Trong vụ việc này, ông Đặng Lê Nguyên Vũ (sinh năm 1971, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên) được xác định là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Được biết, ông Vũ cũng nộp đơn kiến nghị cho VKS tỉnh Bình Dương để yêu cầu TAND tỉnh Bình Dương sớm giải quyết việc kinh doanh thương mại theo quy định.
Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Dương sẽ xem xét đơn của bà Lê Hoàng Diệp Thảo.
Trước đó, ngày 18/7/2016, TAND tỉnh Bình Dương thụ lý vụ án kinh doanh thương mại về việc tranh chấp thành viên Công ty Cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên. theo đơn khởi kiện của bà Lê Hoàng Diệp Thảo.
Theo đơn khởi kiện, bà Thảo yêu cầu tòa hủy bỏ quyết định, nghị quyết bãi nhiệm bà khỏi vị trí là người đại diện theo pháp luật Công ty hòa tan Trung Nguyên của hội đồng quản trị và nghị quyết đại hội cổ đông của Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên do trái luật.
NHẬT LINH
Video đang HOT
Theo VTC
ĐBQH Lê Thanh Vân : "Cần làm rõ ai đang thao túng Trung Nguyên"
Vụ "ly hôn ngàn tỷ" của vợ chồng "vua" cà phê Trung Nguyên đang được dư luận khá quan tâm. Nhìn từ góc độ của một đại biểu Quốc hội, ông Lê Thanh Vân, Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội đã chia sẻ về những vấn đề liên quan đến bản án sơ thẩm của vụ ly hôn "đình đám nhất Việt Nam".
Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân. Ảnh: VNF
Theo tôi, liên quan đến việc xét xử vụ ly hôn của ông bà chủ Trung Nguyên, có 3 điều cần xem xét:
Thứ nhất, cần xem xét bản chất của vấn đề đổ vỡ trong hôn nhân. Theo Luật Hôn nhân và Gia đình, mục đích hôn nhân không đạt được, sự đổ vỡ đó đến mức phải chia lìa. Cần phải biết câu chuyện là gì, có phải là do tình yêu chấm dứt, và không còn phù hợp nữa? Đây là những yếu tố tâm lý đan xen, rất phức tạp, đòi hỏi phải hết sức cẩn trọng trong quá trình xem xét bản chất của sự việc này. Phải đặt trong mối quan hệ logic với những sự việc và hệ lụy khác nữa. Qua những phát ngôn của hai bên cho thấy, mỗi bên đều có lý lẽ của mình. Đối với phía ông Vũ, việc chứng minh cho tình trạng hôn nhân của mình cũng không rõ ràng. Còn về phía bà Thảo, bà cho rằng, việc khởi kiện ly hôn là một biện pháp níu kéo cuộc ly hôn, làm cho chồng mình tỉnh ngộ, nhằm giữ lại chồng mình; đồng thời, bà nhận thấy có một nhóm lợi ích nào đang thao túng Trung Nguyên, nên việc khởi động một vụ án ly hôn là đảm bảo việc giữ lại các tài sản của gia đình trước nguy cơ bị thất thoát. Những mong muốn, những hiểu lầm của hai bên về nhau cần được nhìn nhận một cách xây dựng để có thể đây là một điểm để có thể hàn gắn lại. Xem việc khởi động vụ kiện đòi ly hôn là một lý do để hàn gắn, thì sẽ thấy câu chuyện cần được xem xét một cách kỹ lưỡng.
Bản chất của ly hôn là tình trạng hôn nhân không còn nữa. Nó khiến cho hôn nhân đổ vỡ. Trong Luật Hôn nhân và Gia đình có quy định việc hòa giải. Hòa giải ở cơ sở, hòa giải tại tòa. Tôi không nắm được là hòa giải ở cơ sở đã tiến hành đến đâu, và hòa giải tại tòa thì thẩm phán và hội thẩm nhân dân đã đi sâu vào việc này thế nào. Tôi chưa thấy việc khai thác sâu các lý do của sự đổ vỡ hôn nhân là gì ở vụ ly hôn này.
Những bằng chứng bên ngoài, những động cơ thôi thúc bên trong, cần được mổ xẻ cẩn thận. Trong các điều luật của Luật Hôn nhân và Gia đình, người ta chú ý đến việc bảo vệ quyền làm mẹ, quyền lợi của người mẹ và các con. Đấy là những yếu tố hết sức thận trọng trong việc xem xét.
Vợ chồng vua cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ và Lê Hoàng Diệp Thảo tại phiên xét xử ly hôn.
Thứ hai, đó là vấn đề phân chia tài sản. Hệ quả của việc ly hôn là vấn đề chia tài sản, nghĩa vụ chăm sóc con cái. Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình và các quy định trong Bộ Luật Dân sự về tài sản của các bên trong hôn nhân giữa vợ và chồng, luật pháp phân chia thành hai loại: Loại thứ nhất là tài sản riêng: Tài sản này có được do người đó tự tạo ra trước khi kết hôn. Tài sản riêng đó có thể trở thành tài sản chung nếu như hai vợ chồng cùng thỏa thuận sáp nhập, hợp nhất. Việc khai thác giá trị sinh lợi từ tài sản riêng đó được tách bạch ra. Trong vụ 'ly hôn ngàn tỷ", tài sản chung đó được xác định như thế nào, và quá trình hình thành nên Trung Nguyên công sức đóng góp mỗi bên ra sao. Nếu hai vợ chồng cùng ý chí lập nên Trung Nguyên, từ đó đóng góp của mỗi bên theo trách nhiệm của mình để phát triển doanh nghiệp này. Luật Hôn nhân và Gia đình quy định, cho dù phân công lao động trong gia đình là khác nhau, thì tài sản được tạo ra đều được tính là tài sản chung của vợ và chồng. Như vậy, vai trò của ông Vũ và bà Thảo là bình đẳng, đừng nghĩ anh là chồng thì quyền lợi lớn hơn một người vợ chăm con. Chưa kể, trong việc này chị Thảo vừa là người "nội tướng" của Trung Nguyên, vừa một tay chăm sóc 4 người con trưởng thành. Nhớ rằng, luật pháp bảo vệ chặt chẽ điều này, không thể đễ dàng bỏ qua.
Đấy là lý do vì sao Luật Hôn nhân và Gia đình luôn coi trọng sự bình đẳng của hai bên. Về nguyên tắc cơ bản là chia đôi.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã gửi đơn "cầu cứu" đến các đại biểu quốc hội.
Thứ ba, theo dõi vụ án ly hôn này, có thông tin nổi lên về âm mưu của một nhóm người thao túng, chiếm đoạt tài sản. Đây là một điểm đáng lưu ý. Trước hết cần xem thông tin này có thật hay không. Nghĩa vụ chứng minh là 2 bên đương sự cần xuất trình chứng cứ; mặt khác, các cơ quan chức năng cần vào cuộc.
Các khiếu nại của bà Thảo trong lĩnh vực tố tụng, như là việc áp đặt của thẩm phán, không tuân theo trình tự tố tụng, không xem xét đến yếu tố giám định tài sản, không xem xét giám định sức khỏe tâm thần của ông Vũ,... Những việc này cần xem xét cho kỹ, không tin theo một phía để đưa ra một quyết định, phán xét một bản án chưa có tính thuyết phục như vậy.
Khi chia tài sản, thì phải dựa trên cơ sở quan trọng nhất, đó là tài sản chung của vợ chồng thì chia đôi, và mỗi bên đều có quyền định đoạt phần tài sản của mình. Nếu anh chia bên này hơn, bên kia kém, thì anh phải chứng minh được cơ sở của việc ra phán quyết ấy đã dựa trên các nguyên tắc và cắn căn cứ pháp lý, căn cứ thực tiễn. Việc đó chưa thuyết phục nên mới có kháng cáo, vì vậy ở phiên tòa phúc thẩm phải khắc phục triệt để những vấn đề đã nêu.
Dư luận cũng đề cập đến chuyện liệu có hay không sự thiên vị và khuất tất của thẩm phán xét xử vụ sơ thẩm?! Theo quy định của pháp luật thì nội dung này mang tính tố cáo, mà tố cáo phải có chủ thể tố cáo. Dư luận có thể đặt ra nhưng đấy không phải chủ thể chính thức mà chủ thể chính thức đây là các bên có liên quan. Trong việc này, bà Thảo đã tố cáo, còn nghĩa vụ chứng minh thì người đứng ra tố cáo lẫn các cơ quan chức năng phải vào cuộc chứng minh xem việc tố cáo đó có đúng hay không, có sự thiên vị hay không. Rõ ràng là người không có liên quan quan tâm đến việc này người ta cũng đặt câu hỏi vì sao 90% đề xuất của ông Vũ được chấp nhận trong khi đó các kiến nghị của bà Thảo lại chấp nhận một cách khiêm tốn như thế?! Liệu có sự thiên vị hay không, rõ ràng là nội dung này không chỉ là nghi vấn mà nếu như một trong các bên liên quan có đơn tố cáo thì trách nhiệm xác minh làm rõ là các cơ quan chức năng. Thậm chí các cơ quan tư pháp phải vào cuộc để điều tra làm rõ có hay không những tiêu cực trong vụ này?
Truyền thông cũng đề cập đến những dấu hiệu bất bình đẳng khi Chủ tọa phiên tòa khuyên bà Thảo là phụ nữ về lo cho gia đình, để công ty cho chồng quản lý. Tôi nghĩ rằng, nếu là khuyên một người bạn thì được, còn là chủ tọa phiên tòa như vậy là không đúng, anh đang ở cương vị là chủ tọa phiên tòa có hai công việc: Một là anh góp phần làm tích cực hơn quá trình hòa giải (nếu như hòa giải ở cơ sở không thành), hai là anh phải đánh giá cho thông tin được tường minh và dẫn chiếu các quy định của pháp luật thật chính xác. Đó mới là lời khuyên của chủ Tọa phiên tòa chứ không phải khuyên hay dạy bảo như con cháu, bạn bè trong trường hợp này được.
Ngày 17.5, Ủy ban Tư pháp Quốc hội đã có văn bản đề nghị TAND Cấp cao, VKSND Cấp cao tại TP.HCM xem xét, giải quyết theo thẩm quyền, bảo đảm đúng quy định pháp luật đối với đơn của bà Lê Hoàng Diệp Thảo (sinh năm 1973), nguyên đơn trong vụ án ly hôn với bị đơn là ông Đặng Lê Nguyên Vũ (sinh năm 1971, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên).
Trước đó, bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã gửi đơn đến Ủy ban Tư pháp Quốc hội khiếu nại và đề nghị các cơ quan chức năng xem xét lại bản án hôn nhân gia đình sơ thẩm số 291/2019 của Tòa án nhân dân TP.HCM vì lý do có "vi phạm pháp luật nghiêm trọng".
Trong đơn "cầu cứu" Ủy ban Tư pháp Quốc hội, bà Lê Hoàng Diệp Thảo cho rằng, sau khóa thiền nhịn ăn 49 ngày, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã biến đổi, có những biểu hiện khác thường. Trong 5 năm ở trên núi, ông Vũ bỏ mặc việc điều hành Trung Nguyên, giao công việc quản lý hàng ngày cho một nhóm người có dụng ý xấu...
Bà Thảo đã gửi đơn đến Ủy ban Tư pháp Quốc hội, mong cơ quan này có ý kiến chỉ đạo các cơ quan hữu quan nhanh chóng xem xét những thỉnh cầu trên của bà.
Theo Danviet
Vì sao bà Lê Hoàng Diệp Thảo bị lập biên bản vi phạm hành chính? Bà Lê Hoàng Diệp Thảo không thi hành quyết định cưỡng chế nên bị lập biên bản vi phạm hành chính. Báo Pháp luật TP.HCM (PLO) thông tin, ngày 6/6, đại diện Cục Thi Hành án đã tiến hành lập biên bản về việc vi phạm hành chính đối với bà Lê Hoàng Diệp Thảo liên quan đến việc không thi hành án...