Tòa án sẽ đình chỉ việc chấp hành án phạt tù khi ông Trần Phương Bình qua đời
Sau khi ông Trần Phương Bình chết thì tòa án sẽ phải ra quyết định đình chỉ việc chấp hành án phạt tù và gửi cho thân nhân của ông Bình
Liên quan đến vấn đề ông Trần Phương Bình (SN 1958), cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á (DAB), vừa qua đời, dư luận quan tâm trách nhiệm và quyền lợi của gia đình ông Bình sẽ được luật quy định như thế nào?
Khoản 1 điều 56 Luật thi hành án dân sự 2019 quy định thủ tục giải quyết trường hợp phạm nhân chết như sau: ” Khi phạm nhân chết tại trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm báo ngay cho cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, cơ quan điều tra và Viện kiểm sát quân sự khu vực nơi có phạm nhân chết để xác định nguyên nhân. Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện làm thủ tục đăng ký khai tử tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân chết và thông báo cho thân nhân hoặc đại diện của phạm nhân trước khi làm thủ tục mai táng. Trường hợp phạm nhân chết ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó gửi giấy báo tử cho trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.
Trường hợp phạm nhân là người nước ngoài, Giám thị trại giam phải báo ngay cho cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cơ quan điều tra và Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nơi có phạm nhân chết để xác định nguyên nhân; đồng thời báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan đại diện của nước mà người đó mang quốc tịch. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép, trại giam có trách nhiệm tổ chức mai táng”.
Ông Trần Phương Bình
Căn cứ khoản 2 Điều 54 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định việc Chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án như sau:
“Trường hợp người được thi hành án, người phải thi hành án là cá nhân chết thì quyền, nghĩa vụ thi hành án được chuyển giao cho người khác theo quy định của pháp luật về thừa kế”.
Như vậy, trong trường hợp này, ông Bình chết thì quyền và nghĩa vụ thi hành án dân sự (nghĩa vụ về tài sản) của ông Bình được chuyển giao cho người thừa kế.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự thì việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án cho người thừa kế được thực hiện như sau:
- Trường hợp thi hành nghĩa vụ về trả tài sản mà người phải thi hành án đã chết nhưng có người đang trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản đó thì cơ quan thi hành án dân sự ấn định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ, để người quản lý, sử dụng tài sản của người phải thi hành án giao tài sản cho người được thi hành án.
Hết thời hạn này mà họ không thực hiện thì cơ quan thi hành án dân sự tổ chức giao tài sản, kể cả cưỡng chế giao tài sản cho người được thi hành án theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp người phải thi hành nghĩa vụ về thanh toán tiền đã chết mà có để lại tài sản thì cơ quan thi hành án dân sự có văn bản thông báo, ấn định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ, để người thừa kế hoặc người quản lý di sản của người phải thi hành án thỏa thuận thực hiện nghĩa vụ thi hành án của người phải thi hành án để lại.
Hết thời hạn này, nếu người thừa kế hoặc người quản lý di sản không thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được việc thực hiện nghĩa vụ của người phải thi hành án thì:
Cơ quan thi hành án dân sự áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với tài sản để lại của người phải thi hành án để đảm bảo thi hành án.
Ấn định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ, để những người liên quan đến tài sản thực hiện quyền khởi kiện phân chia di sản thừa kế.
Hết thời hạn thông báo về thực hiện quyền khởi kiện phân chia di sản thừa kế mà không có người khởi kiện thì cơ quan thi hành án dân sự xử lý tài sản để thi hành án.
- Trường hợp chưa xác định được người thừa kế thì cơ quan thi hành án dân sự thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại nơi có tài sản, trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản trong thời gian 03 tháng, kể từ ngày thông báo, niêm yết để người thừa kế biết, liên hệ và thực hiện nghĩa vụ thi hành án của người phải thi hành án để lại;
Hết thời hạn này mà không có người khai nhận thừa kế thì cơ quan thi hành án dân sự xử lý tài sản để thi hành án.
Khoản 2 điều 56 Luật thi hành án dân sự 2019 quy định: ” Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo về việc mai táng cho thân nhân hoặc người đại diện của phạm nhân, Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải ra quyết định đình chỉ việc chấp hành án phạt tù và gửi cho thân nhân của người chết, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi phạm nhân chết, Viện kiểm sát có thẩm quyền, Sở Tư pháp nơi Tòa án ra quyết định đình chỉ có trụ sở.
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân chết có trách nhiệm phối hợp với trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện trong việc mai táng và quản lý mộ của phạm nhân. Kinh phí cho việc mai táng được Nhà nước cấp“.
Như vậy, sau khi ông Bình chết thì tòa án sẽ phải ra quyết định đình chỉ việc chấp hành án phạt tù và gửi cho thân nhân của ông Bình.
Đối với tài sản của ông Bình thì sau khi đã thực hiện xong nghĩa vụ tài sản của ông Bình đối với cơ quan nhà nước, tổ chức cá nhân khác thì tài sản của ông Bình sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Tách vụ án nhiều giai đoạn, bất lợi cho cựu Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á?
Luật sư của cựu Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình đề nghị tòa xem xét việc chia tách vụ án liên quan đến ngân hàng thành nhiều giai đoạn, gây bất lợi cho bị cáo.
Ngày 29.3, tại TAND TP.HCM tiếp tục diễn ra phần tranh luận trong vụ án cựu Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình, bị Viện KSND TP.HCM (Viện kiểm sát) đề nghị tuyên phạt từ 8 - 9 năm tù, về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Theo luật sư bào chữa cho bị cáo Bình, các cơ quan tố tụng đã chia tách vụ án liên quan Ngân hàng Đông Á thành nhiều giai đoạn, do không thể hoàn thành sớm việc điều tra. Việc này đã làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án và gây bất lợi cho thân chủ của ông cùng một số bị cáo khác, vì bị tổng hợp mức án tù tăng cao trong nhiều vụ án khác nhau.
Trần Phương Bình hầu tòa trong vụ án thứ 4 dù đang thụ án chung thân
Việc tách các vụ án và hành vi nêu trên tạo ra tình trạng "án chồng án", trong khi tất cả diễn biến hành vi của bị cáo Bình đều có chung một dấu hiệu sai phạm, trong cùng khoảng thời gian xem xét với trách nhiệm là Tổng giám đốc.
Cũng theo luật sư, cần phải xác định khoản vay gốc trước đây của nhóm các công ty thuộc nhóm bị cáo Nguyễn Thị Ngọ (70 tuổi, Tổng giám đốc Công ty CP Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực Châu Á - Thái Bình Dương) được coi là hợp pháp. Nhưng do đến hạn phải thanh toán, các bị cáo đã có hành vi thực hiện việc "đảo nợ" với các hồ sơ pháp lý chưa bảo đảm các quy định của pháp luật.
Vì thế luật sư cho rằng, công ty thuộc nhóm của bị cáo Ngọ phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ các khoản vay gốc và lãi phát sinh cho Ngân hàng Đông Á.
Cựu Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình. Ảnh NGUYỄN ANH
Trần Phương Bình đã có những vi phạm, trong việc giải quyết và hồ sơ vay của gia đình bị cáo Ngọ và hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc quyết định sai pháp luật của mình. Bị cáo Bình đã nhận thức đầy đủ, cũng như thừa nhận hành vi sai phạm của mình như cáo trạng đã truy tố.
Vị vậy, luật sư đề nghị tòa xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo Bình. Đồng thời, luật sư kiến nghị hội đồng xét xử xét ý kiến của các bị cáo về kết quả định giá tài sản và các tài sản chưa được định giá.
Từ đó mới có căn cứ cân đối các khoản nợ gốc và lãi tính đến thời điểm xảy ra sai phạm, để xác định hậu quả thiệt hại và phân định trách nhiệm dân sự phù hợp với mức độ, hành vi sai phạm của từng bị cáo.
Cũng tại phiên tòa, bị cáo Ngọ tiếp tục kêu oan vì cho rằng mình không phạm tội như cáo trạng nêu.
Đại diện phía bị hại Ngân hàng Đông Á đồng ý với quan điểm của Viện kiểm sát về việc truy tố các bị cáo, và đề nghị việc bị cáo vay vàng phải trả vàng, vay tiền thì trả theo tỷ giá. Riêng việc ngân hàng đề nghị các cá nhân vay hộ tiền phải liên đới bồi thường, Viện kiểm sát cho rằng không có căn cứ.
Các bị cáo bị cáo buộc vào năm 2007, Ngân hàng Đông Á phát hành cổ phần chào bán ra công chúng 2 lần để tăng vốn điều lệ từ 880 tỉ đồng lên 1.600 tỉ đồng. Bị cáo Bình đã bàn bạc và thống nhất với bị cáo Ngọ về việc tham gia mua cổ phần tăng vốn Ngân hàng Đông Á bằng chính nguồn tiền từ vốn vay của ngân hàng này.
Cựu Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á đã chỉ đạo cấp dưới cho bị cáo Ngọ vay 10 khoản, tổng số 297 tỉ đồng. Bị cáo Ngọ sử dụng 269 tỉ đồng và 69 tỉ đồng tiền vay của Ngân hàng Eximbank và ACB để mua 26.500 cổ phần tăng vốn Ngân hàng Đông Á với giá 339 tỉ đồng.
Năm 2008, sau khi các khoản vay mua 26.500 cổ phần Ngân hàng Đông Á nêu trên đến hạn trả nợ, nhưng bị cáo Ngọ không có khả năng trả. Vì thế bị cáo Ngọ tiếp tục đề nghị bị cáo Bình chỉ đạo cấp dưới cho vay tiếp 115 khoản, tổng cộng hơn 1.055 tỉ đồng để đảo nợ cho 12 khoản vay mua 26.500 cổ phần Ngân hàng Đông Á năm 2007.
Bị cáo Ngọ đã nhờ những người thân quen, nhân viên đứng tên vay tiền giúp để bị cáo sử dụng tiền vay đảo nợ cho các khoản vay cũ đến hạn trả nợ. Đến năm 2016, bị cáo Ngọ còn dư nợ của Ngân hàng Đông Á 42 khoản vay với số tiền hơn 1.200 tỉ đồng.
Bị cáo Bình đã chỉ đạo cấp dưới là các bị cáo Nguyễn Đức Tài (cựu Giám đốc Ngân hàng Đông Á Sở giao dịch) và Nguyễn Thị Ngọc Vân (cựu Phó tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á) lập, ký tờ trình để bị cáo Bình ký phê duyệt cho bị cáo Ngọ vay mà không có tài sản đảm bảo, không thẩm định hồ sơ vay... Hậu quả gây thiệt hại cho Ngân hàng Đông Á hơn 980 tỉ đồng, không có khả năng thu hồi.
Tại phiên tòa ngày 28.3, Viện kiểm sát đề nghị tòa tuyên phạt hai bị cáo Tài và Vân mỗi bị cáo từ 2 - 3 năm tù; bị cáo Ngọ từ 7 - 8 năm tù. Đây là mức án đề nghị thấp hơn so với khung hình phạt mà các bị cáo bị truy tố tại khoản 3, điều 179 bộ luật Hình sự, có khung hình phạt từ 10 - 20 năm tù.
Ngoài ra, Viện kiểm sát còn đề nghị tòa buộc bị cáo Ngọ phải bồi thường cho Ngân hàng Đông Á hơn 980 tỉ đồng.
Phiên tòa sẽ tiếp tục diễn ra vào sáng 1.4.
Xem nhanh 20h: Thời sự toàn cảnh ngày 29.3
Bị cáo Trần Phương Bình được đề nghị mức án khoan hồng trong vụ án thứ 4 Ngày 28.3, trong phiên xét xử sơ thẩm, bị cáo Trần Phương Bình, 65 tuổi, cựu Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á, bị Viện KSND TP.HCM đề nghị TAND TP.HCM tuyên phạt từ 8 - 9 năm tù, về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Cùng tội danh trên, Viện kiểm...