Thấy gì từ việc hàng nghìn tấn đất hiếm bị thất thoát ra nước ngoài?
Theo Bộ Công an, việc kiểm soát quá trình sử dụng nguyên liệu nhập khẩu dùng để sản xuất còn sơ hở, tạo cơ hội để các bị can xuất khẩu trái phép đất hiếm với số lượng lớn.
Trong bản kết luận điều tra vụ án khai thác trái phép đất hiếm ở Yên Bái, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã đưa ra những nhận định về nguyên nhân, điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội của các bị can.
Tính khả thi về chế biến đất hiếm chưa cao
Theo đó, Bộ Công an nhận thấy có sự buông lỏng trong việc quản lý cấp phép thăm dò, khai thác và chế biến sâu đất hiếm; thiếu kiểm tra trong việc thẩm định hồ sơ đề nghị cấp phép thăm dò, khai thác tài nguyên của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt là việc kiểm tra, giám sát quá trình khai thác và chế biến sâu đất hiếm.
Do đó, các đối tượng đã lợi dụng giấy phép để khai thác số lượng đặc biệt lớn và không báo cáo các cơ quan chức năng, tiêu thụ trái quy định nguồn tài nguyên khai thác được để hưởng lợi bất chính.
Bộ Công an cũng cho rằng việc kiểm soát quá trình sử dụng nguyên liệu nhập khẩu dùng để sản xuất còn sơ hở, chủ yếu dựa vào sự báo cáo của doanh nghiệp.
Toàn cảnh mỏ đất hiếm (Ảnh: Văn Đức).
Vì vậy, các đối tượng đã lợi dụng để mua nguyên liệu đất hiếm không có hóa đơn chứng từ được khai thác trái phép trong nước, để sản xuất, chế biến thành tổng oxit đất hiếm và khai báo với cơ quan hải quan khi thực hiện xuất khẩu là hàng hóa được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu, với thuế xuất 0%, qua đó xuất khẩu trái phép đất hiếm với số lượng lớn.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, theo kết luận điều tra, tính khả thi của quy định về chế biến đất hiếm còn chưa cao.
Theo quy định hiện hành, đất hiếm phải được chế biến thành tổng oxit đất hiếm có hàm lượng từ 95% trở lên mới được xuất khẩu.
“Để chế biến được sản phẩm đạt chất lượng xuất khẩu, đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực kinh tế đủ mạnh, hợp tác với các nước phát triển để chuyển giao công nghệ đạt chuẩn.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay, việc chuyển giao công nghệ chế biến đất hiếm với các nước phát triển là hết sức khó khăn, công nghệ trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu, doanh nghiệp được cấp phép tự lắp đặt dây chuyền theo hình thức chắp vá, không đảm bảo chế biến được sản phẩm đạt chuẩn để xuất khẩu, dẫn đến khai thác, bán trái phép đất hiếm, gây thất thoát tài nguyên khoáng sản”, Bộ Công an nhận định.
Kiến nghị thắt chặt thẩm định hồ sơ, cấp giấy phép khai thác khoáng sản
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động khai thác, chế biến đất hiếm, cơ quan điều tra Bộ Công an kiến nghị cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách và các quy định cụ thể, chặt chẽ để quản lý việc cấp phép thăm dò, khai thác và đặc biệt là việc sử dụng nguồn đất hiếm khai thác được để chế biến sâu đất hiếm.
Bộ Công an cũng kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tăng cường công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra đối với lĩnh vực cấp phép thăm dò, khai thác và chế biến tài nguyên; bổ sung quy định về việc kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ sản lượng khai thác và quản lý việc chấp hành các quy định theo giấy phép được cấp của doanh nghiệp.
Đoàn Văn Huấn (trái) và Nguyễn Văn Chính (Ảnh: Bộ Công an).
“Cần có quy định cụ thể về việc giám định thành phần sản phẩm đất hiếm xuất khẩu để có căn cứ cho cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc doanh nghiệp khai báo hàng hóa xuất khẩu có đúng quy định hay không”, kết luận điều tra nêu.
Đồng thời, Bộ Công an kiến nghị ngành Hải quan tăng cường hoàn thiện các quy định quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực kiểm soát đối với các loại hàng hóa mới, có tính đặc thù, trong đó có đất hiếm.
Cơ quan điều tra cũng kiến nghị thắt chặt công tác thẩm định hồ sơ, cấp giấy phép khai thác khoáng sản nói chung, đất hiếm nói riêng.
Đặc biệt, cơ quan cấp phép cần thẩm định kỹ năng lực tài chính, khoa học công nghệ của doanh nghiệp xin cấp phép, tránh tình trạng sau khi được cấp phép không thể thực hiện được việc chế biến khoáng sản đạt tiêu chuẩn trước khi tiêu thụ, dẫn đến khai thác, tiêu thụ trái phép.
Theo kết luận điều tra, từ năm 2019 đến năm 2023, Đoàn Văn Huấn, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Thái Dương, chỉ đạo, tổ chức khai thác trái phép quặng đất hiếm và quặng sắt tại mỏ đất hiếm Yên Phú (huyện Văn Yên, Yên Bái) với tổng giá trị hơn 864 tỷ đồng.
Trong đó, Huấn bán trái phép hơn 10.200 tấn quặng đất hiếm và hơn 280.000 tấn quặng sắt, để hưởng lợi bất chính hơn 736 tỷ đồng.
Ngoài ra, Huấn cũng chỉ đạo Nguyễn Văn Chính xuất hóa đơn bán quặng đất hiếm và quặng sắt ghi đơn giá thấp hơn giá bán thực tế, qua đó khai man, để ngoài sổ kế toán gần 28 tỷ đồng doanh thu, không kê khai nộp thuế, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 9,6 tỷ đồng tiền thuế.
Huấn cũng bị cáo buộc không xây dựng các công trình bảo vệ môi trường, không thực hiện các biện pháp xử lý chất thải đạt chuẩn, chưa được cấp phép xả thải ra môi trường, tuy nhiên vẫn chỉ đạo cấp dưới xả, đổ ra môi trường trái pháp luật hơn 348.000 tấn bùn thải quặng đuôi và 2.425 tấn bùn thải lẫn thạch cao.
Trung Quốc phát hiện mỏ đất hiếm khổng lồ
Trung Quốc vừa thông báo phát hiện một mỏ đất hiếm cực lớn ở tỉnh Vân Nam, phía Tây Nam đất nước, trong bối cảnh quốc gia này đang nỗ lực gia tăng kiểm soát chuỗi cung ứng toàn cầu về các loại khoáng sản quan trọng.
Một mỏ đất hiếm ở tỉnh Vân Nam, phía Tây Nam Trung Quốc. Ảnh: CGTN
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, mỏ đất hiếm mới chủ yếu chứa các nguyên tố đất hiếm trung bình và nặng - những nguyên liệu thiết yếu trong sản xuất các sản phẩm công nghệ cao bao gồm xe điện, tua bin gió và hệ thống phòng thủ hiện đại.
Theo Cục Khảo sát Địa chất Trung Quốc, thuộc Bộ Tài nguyên Thiên nhiên, mỏ đất hiếm này có trữ lượng tiềm năng lên đến 1,15 triệu tấn. Trong đó, có hơn 470.000 tấn các nguyên tố đất hiếm chính như praseodymium và neodymium - những thành phần quan trọng trong công nghiệp.
"Phát hiện này có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố lợi thế của Trung Quốc về tài nguyên đất hiếm, giúp cải thiện chuỗi sản xuất đất hiếm và củng cố thêm vị thế chiến lược của Trung Quốc trong việc kiểm soát các nguyên tố đất hiếm trung bình và nặng," Cục Khảo sát Địa chất nhấn mạnh trên tài khoản WeChat chính thức của họ.
Phát hiện này là một phần của sáng kiến được khởi động vào tháng 1/2023 nhằm tìm kiếm các nguồn tài nguyên chiến lược - bao gồm lithium, heli và đất hiếm.
Theo Cục Khảo sát Địa chất Mỹ, Trung Quốc hiện là quốc gia sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới, với trữ lượng lên tới 44 triệu tấn. Đất hiếm bao gồm 17 loại oxit kim loại, được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp.
Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu về sản xuất đất hiếm ngày càng gia tăng, đặc biệt là với Mỹ, Trung Quốc đã áp đặt nhiều hạn chế hơn đối với việc cung ứng và xuất khẩu các nguyên tố này. Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc xác định đất hiếm có "liên quan trực tiếp đến an ninh quốc gia".
Tháng 8 năm ngoái, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin cùng Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Trung Quốc đã cùng thiết lập giới hạn cho đợt khai thác đất hiếm thứ hai của năm là 135.000 tấn, trong khi giới hạn nấu chảy là 127.000 tấn. Kết hợp với đợt khai thác đầu tiên, tổng hạn mức sản xuất đất hiếm cả năm 2023 đạt 270.000 tấn, tăng 5,9% so với năm trước, trong khi hạn mức nấu chảy đạt 254.000 tấn, tăng 4,2%.
Sau khi Quy định về Quản lý Đất hiếm có hiệu lực từ tháng 10, các nhà xuất khẩu hiện phải cung cấp thông tin chi tiết về giao dịch của họ cho các cơ quan quản lý.
Theo số liệu từ Hải quan, Trung Quốc đã xuất khẩu 55.431,1 tấn đất hiếm vào năm ngoái, tăng 6% so với năm trước. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu giảm 36%, xuống còn 488,8 triệu USD.
Bất ngờ với 'quân bài' khoáng sản - đất hiếm trong tay Ukraine Giới quan sát cho rằng con số 12 nghìn tỷ USD, được Kiev đưa ra tại diễn đàn Davos vào tháng trước, nên được xem xét một cách thận trọng. Phần lớn các trữ lượng này vẫn chưa được khai thác và chất lượng cũng như số lượng chỉ là phỏng đoán. Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trong cuộc họp báo...





Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vụ án rắc rối liên quan chiếc điện thoại gần 2 triệu đồng

Hai cha con chủ nhà máy xử lý rác thải có tiếng ở Cà Mau được giảm án

Cảnh báo việc vay tiền thế chấp bằng clip khiêu dâm

Vụ cháy 56 người chết ở phố Khương Hạ: Hậu quả của việc buông lỏng quản lý

Cô gái 17 tuổi bị bắt, bán vào động mại dâm

Hai nhóm thanh niên hỗn chiến sau cuộc nhậu, một người trọng thương

Đột nhập ký túc xá trường học trộm cắp tài sản rồi gửi xe khách về quê

Khen thưởng lực lượng phá án vụ rửa tiền xuyên quốc gia

Điều tra nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 3 người thương vong

Băng nhóm tại TPHCM sản xuất hàng loạt thuốc kháng sinh bằng bột năng

Các nhà đầu tư bị Sen Tài Thu lừa góp vốn làm gì để lấy lại tiền?

Điều tra chiêu trò kinh doanh đa cấp của Công ty cổ phần BBA Toàn Cầu
Có thể bạn quan tâm

Những "nạn nhân" không ngờ tới trong chuỗi liên hoàn "phốt" của Kim Soo Hyun
Nhạc việt
18:59:00 15/03/2025
Ra tối hậu thư đầu hàng ở Kursk, ông Putin tung nước cờ chiến lược
Thế giới
18:53:50 15/03/2025
Kim Soo Hyun muốn gặp mẹ Kim Sae Ron, mục đích thật là gì?
Sao châu á
18:50:12 15/03/2025
Người phụ nữ bật khóc nhận lại số tiền vừa vay ngân hàng bị đánh rơi
Tin nổi bật
18:47:10 15/03/2025
Hot nhất Weibo: Jeon Ji Hyun cạch mặt Kim Soo Hyun suốt 12 năm qua?
Hậu trường phim
18:22:32 15/03/2025
Tình hình hoảng loạn của Thùy Tiên sau lùm xùm quảng cáo kẹo rau, đến mức mất ngủ và sợ hãi
Sao việt
18:16:32 15/03/2025
Người đàn ông để lại tài sản cho thư ký, vợ nộp đơn kiện đòi thừa kế, tòa án tuyên bố: "Mẹ con chị không nhận được đồng nào"
Lạ vui
18:01:32 15/03/2025
Guardiola lên tiếng về pha 'chạm bóng hai lần' của Julian Alvarez
Sao thể thao
17:25:09 15/03/2025
Top cung hoàng đạo mê tín nhất, thầy bói nói gì tin nấy
Trắc nghiệm
16:36:08 15/03/2025
Bố chồng tỷ phú gửi cho con dâu gốc Hà Nội 1 thứ quý giá, đem khoe lập tức được hỏi cách dùng
Netizen
16:08:40 15/03/2025