Tòa án Quân sự Trung ương giảm án cho ông chủ Việt Á Phan Quốc Việt
Trong vụ án liên quan 4 cựu sĩ quan Học viện Quân y, Phan Quốc Việt được giảm 3 năm tù, song tổng hợp với mức án trong vụ án liên quan Bộ Y tế, vẫn là 30 năm tù.
Ngày 18-7, HĐXX Tòa án Quân sự Trung ương tuyên án phúc thẩm đối với Phan Quốc Việt, Chủ tịch Công ty Việt Á và 6 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Học viện Quân y.
Sau khi xem xét các tình tiết giảm nhẹ mới xuất trình trong giai đoạn phúc thẩm, HĐXX quyết định chấp nhận kháng cáo của cả 7 bị cáo, giảm cho mỗi người 2-3 năm tù hoặc chuyển sang án treo.
Cụ thể, Chủ tịch kiêm TGĐ Công ty Việt Á, Phan Quốc Việt được giảm 3 năm tù, từ 25 năm xuống còn 22 năm về các tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong vụ án kit test Việt Á xảy ra ở Bộ Y tế và các đơn vị khác, Việt bị TAND Cấp cao tại Hà Nội tuyên 29 năm tù. Tổng hợp hình phạt trong cả hai vụ án mà bị cáo Việt nhận 30 năm tù.
Các bị cáo nghe tuyên án. Ảnh: CTV
6 bị cáo còn lại đều được tòa giảm mỗi người hai năm tù. Cụ thể, ông Hồ Anh Sơn, cựu thượng tá, cựu phó giám đốc Viện Nghiên cứu y dược học quân sự thuộc Học viện Quân y, còn 10 năm; ông Trịnh Thanh Hùng, cựu vụ phó thuộc Bộ Khoa học Công nghệ, còn 13 năm. Cả hai ông bị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Ở tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, ông Nguyễn Văn Hiệu, cựu đại tá, cựu trưởng Phòng Trang bị Vật tư, được giảm còn 5 năm và ông Lê Trường Minh, cựu thiếu tá, cựu trưởng Ban Hóa dược, còn 4 năm.
Riêng ông Ngô Anh Tuấn, cựu thiếu tá, cựu trưởng Phòng Tài chính, thuộc Học viện Quân y, được HĐXX giảm hai năm tù vừa chuyển sang án treo, tức từ 4 năm tù còn 2 năm tù treo.
Phó tổng giám đốc Việt Á Vũ Đình Hiệp được đề nghị giảm còn 4 năm tù, tổng hợp hình phạt trong vụ án ở Bộ Y tế, ông Hiệp phải chấp hành 19 năm tù.
Video đang HOT
HĐXX đánh giá, 7 bị cáo đều có thái độ thành khẩn, tiếp tục khắc phục hậu quả sau phiên sơ thẩm. Các bị cáo thuộc Học viện Quân y có nhiều thành tích, cống hiến trong quá trình làm việc, góp phần đẩy lùi dịch bệnh trong giai đoạn khó khăn. Ông Hồ Anh Sơn có nhiều công trình khoa học, đào tạo nhiều tiến sĩ cho ngành y…
Về phần dân sự, HĐXX không chấp nhận kháng cáo của Công ty Việt Á yêu cầu Học viện Quân y trả lại 10 tỉ đồng. HĐXX vẫn buộc các cá nhân và đơn vị liên quan phải bồi thường 12 tỉ đồng còn thiếu cho Học viện, cụ thể, bị cáo Hồ Anh Sơn phải bồi thường 1,6 tỉ đồng, Việt Á 10,7 tỉ đồng.
Theo bản án sơ thẩm, đầu năm 2020 khi Covid-19 bùng phát, Học viện Quân y đề xuất được phát triển kit test xét nghiệm trong đề tài nghiên cứu có tổng kinh phí 18,98 tỉ đồng.
Các bị cáo đã có hành vi sai phạm trong việc sử dụng kinh phí nhà nước để nghiên cứu, sản xuất kit test Covid-19. Việc này gây thiệt hại hơn 18 tỉ đồng cho Học viện Quân y.
Năm 2021, Học viện Quân y tổ chức Trung tâm xét nghiệm dã chiến tham gia hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 ở một số địa phương trong đó có Bắc Ninh, Bắc Giang, TP.HCM.
Học viện Quân y không thực hiện việc chỉ định thầu theo đúng quy định. Bị cáo Nguyễn Văn Hiệu đã cho Công ty Việt Á ứng trước kit xét nghiệm, sau đó hợp thức hồ sơ chỉ định thầu, không tuân thủ các quy định của Luật Đấu thầu… do vậy không bảo đảm công bằng, minh bạch trong đấu thầu.
Do chỉ định đầu sai quy định và nâng khống giá, Học viện Quân y đã mua số test trị giá hơn 81 tỉ đồng của Việt Á, gây thiệt hại hơn 27,7 tỉ đồng. Sau đó, Phan Quốc Việt chi hơn 7,1 tỉ đồng “hoa hồng” cho nhóm cựu cán bộ Học viện Quân y.
Vụ Việt Á: Bị cáo Phan Quốc Việt gây thiệt hại hơn 1.235 tỷ đồng
VKSND Tối cao cho rằng, hành vi của Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt gây thiệt hại số tiền hơn 1.235 tỷ đồng, trong đó thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước hơn 402 tỷ đồng...
Liên quan đến vụ Việt Á, bị cáo Phan Quốc Việt vừa bị Tòa án Quân sự Thủ đô Hà Nội tuyên phạt 25 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng". Hôm nay (3/1), bị cáo Việt lại hầu tòa cùng 37 người khác.
Vai trò của vợ bị cáo Phan Quốc Việt
Công ty Việt Á có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, gồm 4 cổ đông sở hữu vốn điều lệ. Trong đó, Phan Quốc Việt sở hữu 47,25% vốn điều lệ, bà Hồ Thị Thanh Thủy (vợ của bị cáo Việt) sở hữu 24%.
Theo cáo trạng của VKS Quân sự Trung ương, sau khi được Bộ KH&CN giao đề tài, trên cơ sở tham khảo quy trình do Tổ chức Y tế thế giới công bố, nhóm nghiên cứu Học viện Quân y (HVQY) đã nghiên cứu để tối ưu hóa, đến ngày 9/2/2020 bước đầu tìm ra quy trình chế tạo bộ sinh phẩm RT- PCR sử dụng gene đích là P và E và real- time RT-PCR sử dụng gene đích là P phát hiện vi rút SARS- CoV- 2 trong phòng thí nghiệm.
Ngày 10/2/2020, ông Hồ Anh Sơn (cựu Thượng tá, cựu Phó Giám đốc Viện nghiên cứu y dược học quân sự, HVQY) đã ký biên bản bàn giao quy trình chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và real- time RT-PCR với Công ty Việt Á để sản xuất thử nghiệm theo yêu cầu của Đề tài nhưng không có nội dung chi tiết về công thức mồi và mẫu dò (dựa trên quy trình này không đủ điều kiện để sản xuất 20.000 test thử nghiệm).
Bị cáo Phan Quốc Việt. Ảnh: CTV
Khoảng cuối tháng 1 và đầu tháng 2/2020, bà Hồ Thị Thanh Thủy (Phó TGĐ Công ty Việt Á) đã nghiên cứu, tối ưu từ các tài liệu do Tổ chức Y tế thế giới, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ và một số nước khác công bố trên mạng Internet và xây dựng quy trình sản xuất kit sử dụng gene đích là N phát hiện vi rút SARS- CoV- 2.
Ngày 7/2/2020, bà Thủy đã nghiên cứu xong quy trình (thành phần tạo nên kit gồm 11 hóa chất) và đặt hàng mua các hóa chất để sản xuất kit phát hiện vi rút SARS- CoV- 2. Khoảng giữa tháng 2/2020, ông Việt đã chỉ đạo vợ mang các bộ kit ra Hà Nội để đánh giá chất lượng.
Ngày 21/2/2020, ông Hồ Anh Sơn và Phan Quốc Việt thống nhất cho chạy thử bộ sinh phẩm do nhóm nghiên cứu của HVQY chế tạo và bộ sinh phẩm do Công ty Việt Á mang đến trên máy real- time tại labo phòng thí nghiệm của HVQY. Kết quả, bộ kit do Công ty Việt Á đưa đến có chất lượng tốt hơn bộ sinh phẩm của HVQY.
Tháng 3/2020, Hội đồng đánh giá, nghiệm thu kết quả giai đoạn 1 đề tài của Bộ KH&CN đã thông qua quy trình do HVQY nghiên cứu, nhưng dựa trên kết quả đánh giá bộ kit của Công ty Việt Á cung cấp và kiến nghị Bộ Y tế xem xét cấp phép để sử dụng phòng, chống dịch.
Cáo buộc của VKSND Tối cao cho rằng, bị cáo Phan Quốc Việt và Trịnh Thanh Hùng (cựu Phó Vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ KH&CN) đều biết rõ kết quả nghiên cứu đề tài thuộc sở hữu Nhà nước do Bộ trưởng Bộ KH&CN làm đại diện cho đến khi nghiệm thu, báo cáo với cơ quan có thẩm quyền.
Nhưng do có thỏa thuận và nhận tiền (tổng số tiền 350.000 USD) từ Chủ tịch Việt Á nên bị cáo Hùng đã giúp Công ty Việt Á được tham gia phối hợp nghiên cứu, kiểm định, nghiệm thu và sử dụng kết quả nghiên cứu đề tài để Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành rồi sản xuất, bán thương mại test xét nghiệm.
Việc này đã biến test xét nghiệm từ sản phẩm nghiên cứu thuộc sở hữu của Nhà nước, thành sản phẩm thương mại thuộc sở hữu của Công ty Việt Á.
Ông Hùng thậm chí còn cố ý không tham mưu, thực hiện đúng trách nhiệm chủ sở hữu Nhà nước đối với sản phẩm của đề tài, xâm hại quyền sở hữu, quản lý tài sản của Nhà nước do Bộ KH&CN là đại diện Chủ sở hữu, giúp Công ty Việt Á bán thương mại trái phép, gây thiệt hại số tiền hơn 1.235 tỷ đồng.
Cáo trạng của VKSND Tối cao xác định, hành vi của bị cáo Việt gây thiệt hại số tiền hơn 1.235 tỷ đồng, trong đó thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước hơn 402 tỷ đồng.
Đối với hành vi sai phạm của ông Trịnh Thanh Hùng và Phan Quốc Việt gây thất thoát 18,98 tỷ đồng tiền Ngân sách chi cho nghiên cứu đề tài đã được CQĐT tra hình sự Bộ Quốc phòng điều tra, xét xử theo thẩm quyền nên không đề cập xử lý trong vụ án này.
Những người liên quan
Đối với một số cá nhân tại Bộ KH&CN gồm các ông: Huỳnh Thành Đạt (Bộ trưởng Bộ KH&CN), Trần Văn Tùng (nguyên Thứ trưởng Bộ KH&CN), Nguyễn Đình Hậu (Vụ trưởng Vụ KH&CN) có trách nhiệm liên quan trong việc quản lý, khen thưởng, thông tin tuyên truyền Đề tài.
Nhưng VKSND Tối cao cho rằng, các cá nhân trên không can thiệp, tác động hoặc thông đồng, thỏa thuận; cũng không được hưởng lợi nên Cơ quan CSĐT Bộ Công an không xem xét trách nhiệm hình sự, kiến nghị xử lý theo quy định về Đảng, chính quyền là phù hợp.
Ông Nguyễn Trường Sơn (nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế) đã ký 2 quyết định cấp số đăng ký lưu hành tạm thời và chính thức cho test xét nghiệm để Công ty Việt Á sản xuất, bán thương mại thu thời bất chính, gây thiệt hại Ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, đây không phải lĩnh vực ông Sơn phụ trách. Ông Sơn không thông đồng, thỏa thuận để làm lợi cho Công ty Việt Á, cũng không có động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác, hơn nữa ông đã bị UBKTTW và Thủ tướng ra quyết định kỷ luật nên Cơ quan CSĐT Bộ Công an vận dụng các quy định của pháp luật, miễn trách nhiệm hình sự là có căn cứ.
Ông Trương Quốc Cường (cựu Thứ trưởng Bộ Y tế), từng là Chủ tịch Hội đồng cấp số đăng ký lưu hành nhưng đã thiếu kiểm tra trong việc cấp số đăng ký lưu hành, giá hiệp thương.
Theo đánh giá của VKSND Tối cáo, ông Cường không thông đồng; không có động cơ vụ lợi, động cơ cá nhân, các sai phạm trên, trách nhiệm chính thuộc về cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long và các bị can nên CQĐT không xem xét trách nhiệm đối với ông Cường là phù hợp.
Đối với một số cá nhân tại Bộ Tài chính gồm các ông: Đỗ Hoàng Anh Tuấn (nguyên Thứ trưởng), Nguyễn Anh Tuấn (nguyên Cục trưởng Cục giá) có liên quan đến Hiệp thương giá, kiểm tra giá hiệp thương.
Nhưng theo VKSND Tối cao, việc Hiệp thương thuộc trách nhiệm của Bộ Y tế. Hơn nữa, khi kiểm tra hiệp thương, hai ông đã đề nghị Trưởng đoàn kiểm tra chi phí, không thông đồng, không có động cơ vụ lợi, chủ động khai báo, tích cực hợp tác để làm rõ bản chất vụ án nên CQĐT không xem xét trách nhiệm hình sự là phù hợp.
Chân dung cựu vụ phó bị cáo buộc nhận 350.000 USD từ Việt Á Ông Trịnh Thanh Hùng cũng là một trong 38 bị can liên quan vụ án xảy ra tại Công ty CP Công nghệ Việt Á, ông này bị cáo buộc nhận 350.000 USD sẽ có mặt tại phiên xử sáng 3/1/2024. Nhận quà 350.000 USD từ Việt Á Trong số 7 bị cáo liên quan đại án Việt Á xảy ra tại Học...