Tòa án Indonesia yêu cầu hãng dược phẩm bồi thường trong vụ siro ho nhiễm độc
Một tòa án Indonesia đã ra phán quyết hai công ty dược phẩm ở nước này phải bồi thường tối đa tới 60 triệu rupiah (3.850 USD) cho mỗi gia đình có con tử vong do tổn thương thận cấp tính hoặc bị tổn hại sức khỏe nghiêm trọng sau khi sử dụng thuốc ho dạng siro bị nhiễm độc.
Nhà chức trách Indonesia công bố một loại siro có chứa độc tố đối với thận của Công ty Afi Pharma vừa bị phát hiện tại Serang, Banten, ngày 31/10/2022. Ảnh tư liệu: ANTARA/TTXVN
Hơn 200 trẻ em ở Indonesia đã tử vong do bị tổn thương thận cấp tính và khoảng 120 em khác qua cơn nguy kịch nhưng bị tổn hại sức khỏe nghiêm trọng sau khi uống siro ho chứa hàm lượng chất độc hại cao quá mức cho phép. Trong các phiên xét xử trước đó, các tòa án Indonesia đã trích dẫn sự giám sát lỏng lẻo trong lĩnh vực dược phẩm ở nước này, bao gồm các hãng sản xuất thuốc địa phương và một số nhà cung cấp, cũng như Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (BPOM).
Video đang HOT
Cuối năm 2022, hơn 20 gia đình đã đệ đơn kiện BPOM, Bộ Y tế Indonesia và một số công ty liên quan. Trong phán quyết đưa ra ngày 22/8, các thẩm phán tại tòa án ở Jakarta tuyên bố hãng dược phẩm Afi Farma và công ty kinh doanh hóa chất công nghiệp địa phương CV Samudera Chemical có lỗi trong vụ bê bối siro ho nhiễm độc. Tòa xác định Bộ Y tế và BPOM không sai phạm.
Tòa án đã lệnh cho các công ty phải bồi thường 50 triệu rupiah cho mỗi gia đình có con tử vong vì siro nhiễm độc và 60 triệu rupiah cho mỗi gia đình có con bị tổn hại sức khỏe. Trước đó, các bậc phụ huynh đã yêu cầu mức đền bù 3,4 tỷ rupiah cho mỗi trẻ tử vong và 2,2 tỷ rupiah cho những nạn nhân sống sót nhưng phải gánh chịu hậu quả nặng nề.
Luật sư Reza Wendra Prayogo của hãng dược phẩm Afi Farma cho biết công ty “thất vọng” với phán quyết trên và đang cân nhắc bước đi pháp lý tiếp theo.
Afi Farma là một trong 4 công ty bị cáo buộc cung cấp siro ho nhiễm độc. Những siro này chứa ethylene glycol (EG), một hóa chất độc hại thường có trong dầu phanh và chất chống đông cũng như chống ăn mòn. Hợp chất này nếu nuốt phải có thể gây ngộ độc và tổn thương thận cấp tính. Một tài liệu của tòa án cho biết nồng độ ethylene glycol trong siro lên tới 99%, trong khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định giới hạn an toàn đối với chất EG là không quá 0,1%. Bộ Y tế Indonesia cũng áp dụng mức giới hạn này trong văn bản hướng dẫn về tiêu chuẩn chất lượng thuốc ban hành năm 2020.
WHO cảnh báo các hãng dược phẩm về thành phần của siro ho bị dán nhãn giả
Ngày 15/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phát cảnh báo đối với các hãng dược phẩm về 5 lô cồn có vị ngọt propylene glycol, một thành phần được sử dụng để bào chế siro y tế bị nhiễm hóa chất độc hại ethylene glycol (EG), đã bị dán nhãn giả mạo là do các chi nhánh của công ty hóa chất Dow Chemical (Mỹ) tại châu Á và châu Âu sản xuất.
Động thái này diễn ra sau khi Cơ quan Quản lý dược phẩm Pakistan (DRAP) đưa ra 3 cảnh báo trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 3/2024 về hàm lượng cao của EG trong những chiếc thùng đựng propylene glycol mà cơ quan này thu giữ và được cho là do các chi nhánh của Dow Chemical ở Thái Lan, Đức và Singapore sản xuất. DRAP đã gửi các thùng propylene glycol này lên WHO để kiểm tra và kết quả là các mẫu cồn trên đã bị nhiễm EG với mức độ từ 0,76-100%, cao hơn so với hàm lượng EG được cho là an toàn theo tiêu chuẩn sản xuất quốc tế (dưới 0,1%).
Siro ho có chứa EG do Ấn Độ và Indonesia bào chế có liên quan tới hơn 300 trường hợp trẻ em tử vong trên toàn cầu kể từ cuối năm 2022. Các loại siro này được phát hiện chứa hàm lượng cao EG và diethylene glycol cũng là một loại hóa chất độc hại, dẫn đến tổn thương thận cấp và tử vong. Trong trường hợp của Indonesia, cơ quan chức năng đã phát hiện ra rằng một nhà cung cấp đã dán nhãn giả của Dow Chemical, chi nhánh ở Thái Lan (Dow Thailand) lên các thùng chứa EG mà họ bán cho một nhà phân phối để sử dụng trong ngành dược phẩm.
Theo WHO, những lô cồn nói trên đã được dán nhãn sản xuất trong năm 2023, vài tháng sau khi tổ chức này phát cảnh báo trên toàn cầu kêu gọi các hãng dược phẩm kiểm tra chất lượng nguồn cung ứng của họ.
Dow Chemical đã xác nhận rằng các lô cồn này không phải do công ty trên sản xuất hoặc cung cấp.
Cảnh báo nêu trên của WHO được đưa ra trong cùng thời gian các cơ quan quản lý dược phẩm ở Tanzania và Rwanda cùng với Nigeria, Kenya và Nam Phi thu hồi các lô siro ho dành cho trẻ em của hãng Johnson & Johnson sau khi Nigeria thông báo phát hiện hàm lượng cao diethylene glycol trong những lô thuốc này.
Bộ Y tế Nhật Bản thanh tra một nhà máy của hãng dược phẩm Kobayashi Ngày 30/3, Bộ Y tế và chính quyền địa phương đã tiến hành kiểm tra một nhà máy của Công ty dược phẩm Kobayashi ở Osaka sau các báo cáo về trường hợp tử vong và nhập viện có thể liên quan đến sản phẩm của hãng có bổ sung men gạo đỏ. Nhà máy của Công ty dược phẩm Kobayashi tại Osaka,...