Tòa án Đức ra phán quyết hy hữu về quyền được hưởng bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp
Một toà án ở Đức đã phán quyết rằng việc một người đàn ông bị ngã trong lúc đi vài mét từ giường ngủ đến bàn làm việc là đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp.
Báo The Guardian trích dẫn hồ sơ của Toà án Xã hội Liên bang Đức cho hay người đàn ông này đang trong giai đoạn làm việc tại nhà. Ngày hôm đó, trong lúc đi cầu thang xuống phòng làm việc ở tầng dưới, ông đã bị trượt chân ngã và gãy xương sống.
Bản ghi chép của toà án có chi tiết người nhân viên thường bắt đầu làm việc trong văn phòng tại nhà riêng ngay lập tức khi ngủ dậy mà không cần ăn sáng.
Video đang HOT
Và toà án trên cho hay bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp theo luật định chỉ chi trả cho hành trình đầu tiên đến nơi làm việc. Điều này cho thấy rằng nếu ông ta bị ngã trong lúc đi ăn sáng sau khi đã đến văn phòng tại nhà có thể bị từ chối hưởng bảo hiểm. Tất nhiên, bên bảo hiểm của người này từ chối chi trả cho yêu cầu bồi thường trên.
Trong khi hai tòa án cấp dưới không đồng ý về việc liệu chuyến đi ngắn từ giường ngủ đến bàn làm việc có phải là lộ trình đi làm hay không thì tòa án xã hội liên bang cấp cao hơn lại khẳng định rằng hành trình buổi sáng đầu tiên từ giường đến phòng làm việc tại nhà là một lộ trình đi làm được hưởng bảo hiểm.
Sau cùng, toà phán quyết rằng nguyên đơn bị tai nạn tại nơi làm việc khi anh ta ngã trên đường đến phòng làm việc tại nhà riêng của mình vào buổi sáng.
Tòa án Xã hội Liên bang Đức giải thích rằng: “Nếu một hoạt động được bảo hiểm được thực hiện trong hộ gia đình của người được bảo hiểm hoặc tại một địa điểm khác, chi phí bồi thường sẽ được cung cấp ở mức độ tương tự như khi hoạt động này được thực hiện tại trụ sở công ty”.
Hiện chưa rõ người đàn ông này đang làm việc ở nhà do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 hay đã làm như vậy trước đó.
Hà Lan xét nghiệm khẩn cấp hàng chục ca mắc COVID-19 trở về từ Nam Phi
Ngày 27/11, giới chức Hà Lan cho hay đã phát hiện 61 ca mắc COVID-19 trong số những người đến từ Nam Phi và đang tiến hành xét nghiệm khẩn cấp xem liệu những trường hợp này có nhiễm biến thể Omicron hay không.
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Rotterdam, Hà Lan. Ảnh: AFP/TTXVN
Các ca mắc mới trong số khoảng 600 hành khách trên hai chuyến bay hạ cánh xuống sân bay Schiphol của thủ đô Amsterdam vào ngày 26/11. Những hành khách trên đã đến Hà Lan trước khi nước này áp đặt lệnh cấm nhập cảnh đối với hành khách từ một số quốc gia ở miền Nam châu Phi, trong đó có Nam Phi, do quan ngại biến thể Omicron.
Giới chức Hà Lan nêu rõ những hành khách trên hai chuyến bay trên đã được dành khu vực riêng biệt, không liên quan tới hành khách trên các chuyến bay khác, trong khi những trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 đã được đưa đi cách ly. Hiện các nhà chức trách đang xác định những ca mắc COVID-19 này có nhiễm biến thể Omicron hay không.
Trong khi đó, ông Kai Klose, quan chức phụ trách vấn đề xã hội tại bang Hesse của Đức, thông báo giới chức y tế đã phát hiện một trường hợp nghi mắc biến thể Omicron. Đây là người vừa trở về từ Nam Phi và đang được cách ly tại nhà. Theo ông Klose, kết quả xét nghiệm của người này cho thấy một số đột biến đặc trưng của biến thể Omicron.
Trước đó, Bỉ đã trở thành nước châu Âu đầu tiên phát hiện ca mắc siêu biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2. Đó là một người chưa tiêm phòng vaccine và vừa trở về từ Ai Cập ngày 11/11.
Giới chức EU đã nhất trí hối thúc 27 quốc gia thành viên hạn chế đi lại cũng như nhập cảnh những người từ một số nước miền Nam châu Phi do lo ngại biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây rủi ro "từ cao đến rất cao" cho châu Âu. Đức cũng đã thực hiện biện pháp hạn chế này.
Tổng thống Ukraine sẵn sàng đối thoại với Nga Ngày 26/11, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tuyên bố ông sẵn sàng đối thoại với Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Donbas, miền Đông Ukraine. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố ông sẵn sàng đối thoại với Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Donbas, miền Đông Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN Hãng thông tấn quốc gia Ukraine Ukrinform dẫn lời...