Tổ tiên của con người là… cá mập?
Con người tiến hóa từ một loài cá mập thời tiền sử cách đây 300 triệu năm có tên Acanthodes bronni. Nó cũng là là tổ tiên của nhiều loài động vật có xương sống và xương hàm trên trái đất.
Phác họa cá Acanthodes bronni, tổ tiên của con người
Kết quả phân tích một hộp sọ từ cách đây 290 triệu năm cho thấy, đây là động vật có xương hàm (gnathostome), là “tổ tiên” của hàng nghìn loài động vật có xương sống ngày nay, trong đó có cá, chim, bò sát, động vật có vú và con người.
Acanthodes, từ Hy Lạp có nghĩa là “có nhiều gai”, tồn tại trước khi cá mập tiền sử và cá nhiều xương tách riêng. Các mẫu hóa thạch được tìm thấy ở châu Âu, Bắc Mỹ và Australia.
So với các loài cá mập nhiều gai thì cá mập cổ này có kích thước tương đối lớn. Chúng có mang chứ không có răng, mắt lớn và sống dựa vào sinh vật phù du.
“Không ngờ Acanthodes hóa ra lại cung cấp cho chúng ta cái nhìn rõ nhất về tổ tiên của các loài cá có gai và cá mập”, Giáo sư Michael Coates, nhà sinh vật học ở ĐH Chicago và là đồng tác giả của nghiên cứu trên cho biết.
Video đang HOT
Cá sụn, trong đó có các loài cá mập, cá đuối ngày nay tách ra từ các loài cá nhiều xương cách đây 420 triệu năm. Nhưng những tổ tiên sớm nhất của con người, cá đuối và cá mập trắng khổng lồ vẫn chỉ được biết đến rất ít.
Theo khoahoc
Cụ ông 76 tuổi ra đảo làm Robinson
Một ông lão 76 tuổi người Nhật Bản đã quyết định dứt bỏ cuộc sống hiện đại, anh dũng chấp nhận cuộc sống thời tiền sử Robinson một mình trên hòn đảo nhiệt đới xa xôi chỉ rộng vẻn vẹn 1km.
Ông Masafumi Nagasaki đã cư trú trên hòn đảo nhỏ khắc nghiệt Sotobanari, rộng vỏn vẹn 1km trong vòng 20 năm qua chỉ mong được sống một mình và chết trên hòn đảo này.
Điều đặc biệt là do chỉ sống một mình trên đảo và nghiễm nhiên trở thành "chúa đảo" nên ông Nagasaki rất hiếm khi mặc quần áo. Và ông không ăn gì khác ngoài món bánh gạo.
Ông Masafumi Nagasaki đã có 20 năm gắn bó với đảo Sotobanari
Hồi đầu những năm 1990, ông Nagasaki đã quyết định rời bỏ xã hội văn minh đông đúc để tới định cư trên hòn đảo Sotobanari - nơi có những con sóng hung hãn vô cùng nguy hiểm mà không một thuyền cá nào dám quăng lưới đánh bắt trong vùng biển này, để tận hưởng nốt những ngày tháng còn lại trong cuộc đời.
Đảo nhiệt đới Sotobanari hẻo lánh mang hình dáng như một quả thận chỉ rộng 1km thuộc quận Okinawa của Nhật Bản. Tuy nhiên xét theo vị trí địa lý thì đảo Sotobanari lại gần Đài Loan hơn là Tokyo.
Kể từ ngày tới sinh sống trên hòn đảo hoang, ông Nagasaki đã biết bao lần phải chống chọi với những cơn lốc xoáy cực mạnh và vô vàn vết côn trùng cắn trong điều kiện không có nước sạch để sử dụng.
Tuy nhiên những khó khăn thiếu thốn vẫn không thể khiến ông Nagasaki rời bỏ hòn đảo. Đặc biệt, ông chỉ mặc quần áo trong những chuyến bơi thuyền sang hòn đảo kế bên mỗi tuần một lần để mua nước và bánh gạo dựa vào khoản tiền nhỏ nhoi 120 USD mà gia đình ông Nagasaki gửi lại.
Trước khi quyết tâm từ bỏ nền văn minh nhân loại, ông Nagasaki đã có nhiều năm cống hiến cho ngành công nghiệp giải trí, rực rỡ ánh đèn sân khấu.
Mới đây, một cơn lốc xoáy cực lớn đã quét qua hòn đảo Sotobanari, cuốn phăng nhiều loài cây vốn là nguồn rau cho bữa ăn cũng như túp lều nhỏ đơn sơ của ông ra ngoài biển.
Sống một mình trên đảo, nên ông Nagasaki có thể thoải mái đi lại mà không cần mặc quần áo
Ông nhớ lại vào năm đầu tiên sinh sống trên đảo, mỗi khi nhìn thấy thuyền bè đi ngang qua, ông lại vội vàng khoác bộ quần áo lên người. Dần dần, ông không còn cảm thấy xấu hổ và thói quen mặc quần áo cũng dần biến mất.
"Việc không mặc quần áo trong xã hội văn minh được coi là hành động thiếu văn hóa. Tuy nhiên, trên đảo Sotobanari, khi mặc quần áo tôi cảm thấy như mình không còn thuộc về nơi này", ông lão 76 tuổi chia sẻ.
Thực phẩm chính của ông là những chiếc bánh gạo được nấu với nước. Ông ăn mỗi khi đói, nên có những ngày ông ăn 4 - 5 bữa. Ông dùng nước mưa được hứng trong các nồi xoong để làm nước tắm và cạo râu.
Cuộc sống trên đảo đã giúp ông quẳng đi gánh nặng chạy đua với thời gian trong phần đời còn lại. Ông có thể an nhàn, nằm dài cả ngày trên bãi cát để ngắm nhìn bầu trời. Việc duy nhất ông phải làm là chuẩn bị thức ăn, tắm rửa và lau dọn căn lều trước khi trời tối, cũng là thời điểm các loài côn trùng từ trong khắp các bụi cây xông ra cắn xé "chúa đảo".
Theo BĐVN
Phát hiện xác ướp voi ma mút 10.000 tuổi Một loài ma mút tuyệt chủng trong thời tiền sử đã được tìm thấy với xác ướp nguyên vẹn dưới lớp băng từ 10.000 năm trước. Một người thợ săn đã phát hiện ra xác ướp voi ma mút tại vùng đất băng giá ở Siberia và đã nhanh chóng được chuyển tới các nhà khoa học. Theo nhận định ban đầu, đây...