“To gần bằng người” – Chiếc cặp của học sinh Đức chứa những gì?
Mặc dù chiếc cặp thiết kế ra chỉ nặng khoảng 800 gram nhưng trọng lượng sau khi chứa tất cả đồ dùng trong đó khiến cha mẹ Việt cũng phải ngỡ ngàng.
Ở Đức, học sinh đi học đều phải mang trên lưng một chiếc cặp chứa đầy đủ các đồ dùng cá nhân theo quy định, bên cạnh sách giáo khoa và dụng cụ học tập. Chiếc cặp có kích thước to gần bằng đứa trẻ 6 tuổi nhưng chúng vẫn phải đeo đến trường như vậy mỗi ngày.
Học sinh ở Đức sử dụng chiếc cặp to để đựng được nhiều đồ.
Học sinh ở Đức thường sử dụng cặp chống gù lưng. Đây là loại cặp được lấy cảm hứng từ chiếc cặp của đất nước mặt trời mọc. Cặp chống gù lưng cho học sinh ở Đức cũng có kiểu dáng hình hộp chữ nhật giúp tối ưu hóa khả năng chống gù và chống cong vẹo cột sống.
Phần viền của chiếc cặp được làm bằng chất liệu phản quang phát sáng khi trời tối. Điều này giúp bảo vệ sự an toàn của các em khi đi một mình. Trong đêm tối, các bậc phụ huynh cũng có thể dễ dàng nhận diện được con mình nhờ vào thiết kế thông minh này.
Đặc biệt, nhà nước sẽ có khoản phụ cấp cho phụ huynh khi mua cặp sách cho con đi học, khoảng 6 triệu đồng.
Học sinh sẽ phải trải qua bài kiểm tra về cách sử dụng cặp trước khi khai giảng.
Video đang HOT
Vào đầu mỗi năm học mới, nhà trường sẽ liệt kê danh sách những thứ học sinh cần phải chuẩn bị dài khoảng 2 trang giấy. Chiếc cặp thiết kế ra ban đầu nặng khoảng 800 gram nhưng trọng lượng sau khi chứa tất cả đồ dùng khiến mọi người ngỡ ngàng, to gần bằng cơ thể của học sinh lớp 1.
Ở Đức, ngoài mang sách giáo khoa và đồ dùng học tập, học sinh còn phải mang thêm nhiều thứ khác. Ví dụ như các em phải mang theo tới 3 đôi giày ( giày đi học, giày vận động trong nhà và giày vận động ngoài trời) và đồ thể dục khi đến trường. Bút chì thì phải có một bộ bao gồm 3 cây bút với độ cứng tăng dần.
Ngoài sách vở, học sinh phải mang theo nhiều đồ dùng khác.
Những cuốn sách bài tập về nhà, những cuốn vở tập viết hay giấy vẽ cũng được quy định một cách chặt chẽ và nhiều loại theo yêu cầu. Học sinh phải mang hết tất cả mọi thứ nên đòi hỏi chiếc cặp phải có kích thước lớn để chứa nhiều đồ đạc nhất.
Nền giáo dục Đức rất chú trọng việc rèn tính tự lập cho học sinh. Ngay từ khi bắt đầu vào lớp 1, các em phải tự biết cách sử dụng cặp sách mà không cần nhờ tới bố mẹ. Chúng phải tự sắp xếp hết đồ vào chiếc cặp của mình và không được phép quên thứ gì. Sẽ có hình phạt từ nhà trường nếu học sinh đến lớp không chuẩn bị đầy đủ đồ dùng.
Chiếc cặp sách chứa đầy đồ đạc của học sinh Đức chính là khởi đầu của quá trình rèn luyện tính tự lập. Thậm chí, chúng còn phải trải qua bài kiểm tra về cách sử dụng cặp sách trước khi khai giảng đẻ bước vào năm học không cần quá nhiều sự trợ giúp từ bố mẹ.
Theo Helino
Khám phá chiếc cặp của học sinh Nhật Bản: Bên trong chứa đựng cả "thế giới"
Hình ảnh học sinh Nhật Bản tung tăng đến trường với bộ đồng phục đẹp đẽ, chiếc cặp dễ thương thường thấy qua các bộ phim hoặc tranh vẽ. Chắc hẳn nhiều người sẽ tò mò bên trong chiếc cặp đó có những gì.
Chiếc cặp chống gù lưng dành cho học sinh của Nhật Bản đã không còn quá xa lạ với nhiều người. Đây là đất nước đầu tiên trên thế giới sản xuất loại cặp tiên tiến này vì người Nhật rất kỹ tính và đặt vấn đề sức khỏe lên hàng đầu.
Cấu tạo bên trong chiếc cặp sách chống gù của học sinh Nhật Bản.
Chiếc cặp của học sinh cấp 1 ở Nhật Bản được ví như "chiếc tủ thu nhỏ" trên lưng các em. Tất cả sách, vở, dụng cụ, khăn lau, đồ dùng cá nhân, đôi khi cả đồ ăn chuẩn bị sẵn... được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng vào "chiếc tủ" mini này.
Tuy nhiên, tại Nhật Bản, chiếc cặp này chỉ sử dụng bắt buộc đối với học sinh tiểu học. Lên cấp 2, học sinh có thể tự do mang các loại cặp mình yêu thích.
Bên trong chiếc cặp của học sinh lớp 3.
Dù nhiều loại nhưng tất cả các loại cặp của học sinh Nhật Bản đều có một điểm chung là theo độ tuổi, cấp học, sẽ ngày một nặng hơn và chứa nhiều thứ hơn. Theo số liệu được tính toán, trọng lượng trung bình của chiếc cặp học sinh ở Nhật đeo mỗi ngày nặng tới 18.5kg.
Học sinh cấp 2 phải dùng cặp to hơn vì các em không chỉ mang sách vở, đồ dùng học tập mà còn mang dụng cụ sinh hoạt câu lạc bộ, dụng cụ viết Kanji...
Nếu như không dùng một chiếc cặp to lớn để đựng tất cả thì trẻ em sẽ dễ nhầm lẫn các dụng cụ; không thoải mái khi phải mang nhiều thứ cùng lúc; dễ bị đánh rơi đồ đạc vì không thể quản cùng lúc hết mọi thứ.
Để phòng tránh những lúc học sinh bị té ngã hoặc bất ngờ gặp nguy hiểm, chiếc cặp to này được thiết kế đeo trên vai thay vì xách tay.
Học sinh Nhật Bản đến trường không chỉ mang sách vở, đồ dùng học tập mà còn mang dụng cụ sinh hoạt câu lạc bộ, dụng cụ viết Kanji, bình nước, hộp cơm...
Trung bình mỗi ngày học sinh sẽ đeo cặp đi bộ ít nhất 5,7km, trong khoảng thời gian hơn 20 phút để đến trường.
Chiếc cặp của học sinh cấp 3 Nhật Bản nhiều đồ hơn rất nhiều so với cấp học trước. Đặc biệt là cặp của nữ sinh.
Ngoài lượng sách vở phải mang đến trường tương đối nặng, học sinh nữ còn mang hàng tá đồ chẳng liên quan đến việc học như: nữ trang, đồ trang điểm, lược, khăn tay, dây buộc tóc, băng dính, gương, điện thoại... Thậm chí cả cục phát wifi. Trước đây, học sinh cấp 3 còn hay mang quà bánh đến lớp.
Những chiếc cặp của học sinh cấp 3.
Chiếc cặp còn được học sinh trang trí bằng nhân vật hoạt hình ưa thích. Đúng với phong cách nữ sinh Nhật Bản luôn dễ thương, chiếc cặp đi học của các em cũng vậy, luôn phải có những chiếc móc đáng yêu và lộng lẫy nhất.
Ngoài ra, theo ước tính tuổi thọ của những chiếc cặp ở Nhật rơi vào khoảng trên 6 năm nhưng hầu hết chúng vẫn còn mới và ít trầy xước. Chiếc cặp này sau đó hoàn toàn có thể biến thành những chiếc túi thời trang nữ tiện dụng chứa nhiều món đồ cần thiết khi đi ra ngoài.
Theo Helino
Duyên lành nhân ái lần thứ 9: Cùng em cắp sách tới trường Mới đây, Hội cha mẹ nhân ái Hà Nội đã phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên tổ chức chương trình thiện nguyện "Duyên lành nhân ái, cùng em cắp sách tới trường lần thứ 9" cho 75 học sinh nghèo, dân tộc thiểu số tại trường Tiểu học Mỏ Ba (Tân Long, Đồng Hỷ, Thái Nguyên). Hội cha...