Tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023, xây dựng phương án thi đến năm 2025
Ngày 17/10, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đề nghị, năm học 2022-2023, Bộ GD-ĐT chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 và xây dựng phương án thi tốt nghiệp đến năm 2025…
Ngày 17/10, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội chỉ ra một số hạn chế của ngành giáo dục cần khắc phục trong năm học 2022-2023
Ngày 17/10, Bộ GD-ĐT làm việc với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ năm 2022, dự kiến kế hoạch công tác năm 2023, việc phân bổ, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước năm 2023.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh ghi nhận, năm 2022, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là các tác động tiêu cực đại dịch COVID-19, Bộ GD-ĐT và toàn ngành đã thể hiện quyết tâm chính trị cao, nỗ lực vượt khó, chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo điều hành, hoàn thành nhiệm vụ năm học 2021-2022 theo đúng kế hoạch, đáp ứng yêu cầu đổi mới và bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, Bộ GD-ĐT là một trong những đơn vị có nhiều đổi mới trong công tác quản lý, thực hiện chuyển đổi số từ sớm và có những thay đổi mạnh mẽ, chú trọng cải cách hành chính…
Bên cạnh đó, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục chỉ ra một số vấn đề của ngành giáo dục như việc hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn hạn chế.
Video đang HOT
Một số văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện vẫn chưa bảo đảm chất lượng, gây khó khăn cho giáo viên trong triển khai thực hiện. Việc triển khai quy định, hướng dẫn dạy và học trong bối cảnh COVID-19 còn mang tính ứng phó.
Việc củng cố, bổ sung kiến thức cho học sinh khi đi học trực tiếp trở lại có một số lúng túng, gây áp lực cho các trường trong bố trí giờ dạy, kinh phí chi trả cho giáo viên.
Mạng lưới trường lớp, gồm điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục.
Đặc biệt, vấn đề thừa, thiếu giáo viên cục bộ vẫn chưa được khắc phục triệt để, đặc biệt là thiếu giáo viên ở các bộ môn tiếng Anh, tin học, âm nhạc, mỹ thuật khi áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông 2018…
Tình trạng giáo viên nghỉ việc và chuyển việc sau đại dịch COVID-19 diễn ra ở một số địa phương, đặc biệt là ở đội ngũ giáo viên mầm non….
Về phương hướng, nhiệm vụ năm học 2022- 2023, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đề nghị Bộ GD-ĐT tiếp tục rà soát, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật và tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo, trong đó quan tâm nghiên cứu xây dựng Luật điều chỉnh về Nhà giáo trong thời gian sớm nhất;
Tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; tăng cường phân cấp, phân quyền mạnh nhằm xây dựng bộ máy quản lý nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm vai trò kiến tạo để phát triển giáo dục; đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính.
Đồng thời, tiếp tục củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, bảo đảm công bằng trong tiếp cận với giáo dục và đào tạo của người dân; chuẩn bị thực hiện tốt việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo lộ trình.
Tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ hoặc trợ giá sách giáo khoa đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 và xây dựng phương án thi tốt nghiệp đến năm 2025 và giai đoạn sau đó;
Tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo; đánh giá kết quả của Chương trình “Sóng và máy tính cho em”; đẩy mạnh thu hút các nguồn lực xã hội, thực hiện lồng ghép với các Chương trình mục tiêu quốc gia để tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Cùng với đó, nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp, trong đó có giáo viên tiếng dạy tiếng dân tộc thiểu số; nâng cao hiệu quả thực hiện tự chủ đại học; tăng cường hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; chú trọng đến chuyển đổi số, phát triển hạ tầng phục vụ nghiên cứu và đào tạo.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 sẽ được giữ ổn định
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Sở GD&ĐT xây dựng phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2023 - 2024, trong đó tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 theo hướng giữ ổn định như năm 2022.
Bộ GD&ĐT cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 sẽ được giữ ổn định và theo hướng cơ bản như năm 2022. Các Sở GD&ĐT cần xây dựng phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2023-2024 và từ năm 2025, bảo đảm kết quả thi phản ánh trung thực, khách quan, đúng trình độ, năng lực học sinh. Kết quả thi có độ tin cậy, sự phân hóa để xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh và cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong các trường phổ thông.
Để làm được nhiệm vụ trên thì các Sở GD&ĐT cần đẩy mạnh truyền thông giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh, học viên và toàn xã hội về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 và định hướng tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.
Các địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời các quy định, yêu cầu trong văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thi của Bộ GD&ĐT. Đồng thời, tăng cường chức năng quản lý nhà nước, vai trò thanh tra, kiểm tra, giám sát; gắn kết trách nhiệm chỉ đạo, quản lý tổ chức thi của UBND cấp tỉnh và Sở GD&ĐT trong chỉ đạo tổ chức thi tại địa phương.
Về nhân sự cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD&ĐT nhấn mạnh, các sở cần tăng cường quán triệt Quy chế và hướng dẫn thi tốt nghiệp THPT; Nâng cao chất lượng của công tác tập huấn nghiệp vụ cho tất cả các đối tượng, lực lượng tham gia tổ chức các khâu của kỳ thi.
Trước mắt, các Sở GD&ĐT cần tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ ở trường phổ thông theo định hướng đánh giá năng lực; bảo đảm sự đồng bộ và góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Đồng thời, chuẩn bị điều kiện để thí điểm xây dựng các ngân hàng câu hỏi thi phục vụ cho kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ các môn học ở cấp THPT.
Sở GD&ĐT cần chuẩn bị sớm, đầy đủ các điều kiện để tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023; Xây dựng các phương án bảo đảm an ninh, an toàn và dự phòng để xử lý các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tổ chức thi; nhất là ứng phó với diễn biến phức tạp của thiên tai, dịch bệnh.
Cùng với đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo và tổ chức thi. Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo để bảo đảm kết nối thông tin thông suốt, chính xác, kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo và tổ chức thi.
Nam sinh giải 3 Đường lên đỉnh Olympia từ chối du học, chọn khởi nghiệp trong nước Chắc suất vào đại học nhưng thí sinh giải 3 Đường lên đỉnh Olympia năm 2021 Nguyễn Việt Thái vẫn nỗ lực để đạt kết quả tốt trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và nguyện vọng học đại học trong nước. Nguyễn Viết Thái, học sinh Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ - Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà...