Tổ chức thi THPT 2020: Chú trọng nhân sự tham gia coi thi
Theo kế hoạch, từ ngày 15/6 đến 30/6/2020, các thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ).
Cuối tuần qua, Sở GDĐT Hà Nội đã tổ chức hội nghị liên quan đến công tác thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ 2020. Theo đó, Hà Nội dự kiến tổ chức 140 điểm thi với hơn 3.300 phòng thi, sẽ có khoảng 1 vạn giáo viên được bố trí coi thi.
Cần rà soát kỹ việc đăng ký dự thi, để tránh những sự cố không mong muốn cho thí sinh.
Rà soát toàn diện tránh sai sót
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 sẽ diễn ra ngày 9 và 10/8 với mục tiêu không chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT, mà còn được các trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả để xét tuyển sinh. TP Hà Nội sẽ tổ chức một hội đồng thi do Sở GDĐT Hà Nội chủ trì, dành cho tất cả thí sinh (TS) đăng ký dự thi. Công tác rà soát các điều kiện tổ chức kỳ thi đang được khẩn trương triển khai để bảo đảm chuẩn bị tốt cho kỳ thi. Toàn TP Hà Nội dự kiến có khoảng 80.000 TS dự thi, trong đó có hơn 75.000 TS đang học lớp 12, còn lại là TS tự do.
Với số lượng TS này, các điểm thi sẽ được bố trí bảo đảm TS không phải đi thi quá xa và thuận lợi trong quá trình di chuyển. Căn cứ kết quả rà soát, Sở GDĐT sẽ lựa chọn một số trường THPT, THCS, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (TTGDNN-GDTX) làm điểm thi.
Các trường, trung tâm được chọn làm điểm thi có trách nhiệm tổ chức kiểm tra kỹ và toàn diện hiện trạng cơ sở vật chất nhà trường, kịp thời chỉnh trang, hoàn thiện các điều kiện để bảo đảm tổ chức kỳ thi an toàn như cổng, tường rào, phòng thi, phòng làm việc, bàn, ghế, bảng, tủ, hệ thống điện, máy tính kết nối internet, máy photocopy, máy phát điện dự phòng.
Riêng với việc lắp đặt camera an ninh giám sát phòng bảo quản bài thi, đề thi, Sở GDĐT Hà Nội sẽ có văn bản hướng dẫn sau.
Thông tin về các quy định của kỳ thi, cũng như hướng dẫn, phổ biến với các trường về công tác coi thi, chấm thi, ông Bùi Quang Thái, Phó trưởng phòng Quản lý thi (Sở GDĐT Hà Nội) lưu ý, dù đã nhắc kỹ, song các năm đều xảy ra các sai sót trong công tác đăng ký, làm thủ tục dự thi.
Đơn cử như năm trước có tình trạng TS dự thi không biết vô tình hay cố ý đã ghi đối tượng ưu tiên trội lên để được thêm 0,5 điểm. Khi có giấy báo điểm, TS đỗ nguyện vọng (NV)1 nhưng khi trường ĐH rà soát lại đối tượng ưu tiên không đúng, TS rớt xuống NV 2.
Video đang HOT
Song vì trước đó, TS đã đỗ NV1 nên đã bị gạt ra khỏi danh sách NV 2. Đây là sai sót đáng tiếc ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của TS. Hay một trường hợp khác, một TS tự động thay đổi nguyện vọng cho bạn, nhưng phụ huynh và nhà trường đều không hề hay biết… Do đó, Sở GDĐT Hà Nội yêu cầu các trường cần rà soát kỹ việc đăng ký dự thi, chỉnh lý đăng ký NV của TS để tránh những sự cố không mong muốn.
Bảo đảm quyền lợi cho thí sinh
Ông Phạm Quốc Toản, Trưởng phòng Quản lý thi và kiểm định chất lượng giáo dục (Sở GDĐT Hà Nội) cho biết thêm, để bảo đảm cho kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế và thực chất, Sở GDĐT Hà Nội quan tâm toàn diện ở mọi khâu, trong đó đặc biệt quan tâm đến công tác lựa chọn nhân sự tham gia tổ chức kỳ thi.
Cụ thể, Hà Nội dự kiến điều động khoảng 1 vạn cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia các khâu của kỳ thi. Hiện tại, Sở đã rà soát 8.000 cán bộ, giáo viên cấp THPT và 20.000 cán bộ, giáo viên cấp THCS. Đây là nguồn nhân lực để Hà Nội huy động tham gia các khâu của kỳ thi.
Theo đó, những người tham gia nhiệm vụ phải bảo đảm các quy định của Bộ GDĐT, có phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm, nắm vững nghiệp vụ làm thi… Những người chưa học quy chế thi, không nắm vững nghiệp vụ làm thi sẽ không được giao nhiệm vụ. Cùng đó, Sở sẽ tăng cường công tác thanh tra, áp dụng các biện pháp kỹ thuật, quy định cụ thể trách nhiệm của từng bộ phận ở mọi khâu trong quy trình tổ chức kỳ thi để hạn chế thấp nhất các sai sót và bảo đảm tốt nhất quyền lợi của TS.
Từ ngày 15/6, TS sẽ bước vào khâu quan trọng đầu tiên của kỳ thi là đăng ký dự thi. Các TS học xong chương trình THPT trong năm học 2019-2020 thì đăng ký dự thi tại trường nơi học lớp 12, không được đăng ký dự thi ở cơ sở giáo dục khác. TS tự do đăng ký dự thi tại các phòng GDĐT. Sở GDĐT Hà Nội đã tổ chức tập huấn cho các trường THPT, TTGDNN-GDTX về việc tổ chức cho học sinh khai phiếu và quy trình thu nhận phiếu. Nếu có bất cứ vấn đề gì băn khoăn, vướng mắc, các em sẽ được giải đáp kịp thời.
Ông Toản nhấn mạnh, Sở đã chỉ đạo các nhà trường tổ chức dạy học, ôn tập bảo đảm chất lượng; hướng dẫn TS đăng ký dự thi thuận lợi. Sở cũng đề nghị cha mẹ học sinh tạo điều kiện tốt nhất cho việc học tập và quan tâm chăm sóc sức khỏe của con em mình.
Nhấn mạnh về tầm quan trọng của kỳ thi, ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội yêu cầu, các nhà trường xác định mục tiêu tổ chức kỳ thi trung thực và minh bạch với trách nhiệm cao nhất. Các đơn vị phải khẩn trương rà soát, kịp thời hoàn thiện những điều kiện cần thiết và an toàn để tổ chức kỳ thi. Các đơn vị phải ưu tiên cho công tác tổ chức thi, không được cho cán bộ, giáo viên nghỉ hoặc bố trí công việc khác trong thời gian tổ chức thi để sẵn sàng đáp ứng cho việc huy động nhân lực tham gia ở mọi khâu.
Ngày mai 15-6 bắt đầu đăng ký dự thi, cần lưu ý gì?
Từ ngày 15 đến 30-6, thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, đồng thời đăng ký xét tuyển ĐH. Thí sinh cần tìm hiểu kỹ các thông tin để đảm bảo đăng ký dự thi chính xác.
Em Quỳnh Như đặt câu hỏi cho ban tư vấn tại chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2020 diễn ra ở Trường THPT Võ Minh Đức (TP Thủ Dầu Một, Bình Dương ) - Ảnh: DUYÊN PHAN
Đó là lưu ý của các chuyên gia với gần 3.000 học sinh tham dự chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2020 diễn ra tại Trường ĐH Thủ Dầu Một (Bình Dương) sáng nay 14-6.
Không vội đăng ký dự thi
Trao đổi với học sinh, ThS Hoàng Thúy Nga - cán bộ Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT) lưu ý: "Ngày mai 15-6, thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, đồng thời đăng ký xét tuyển ĐH. Việc đăng ký này kết thúc vào ngày 30-6 nên các em cần tìm hiểu kỹ các thông tin để đảm bảo đăng ký dự thi chính xác, không cần phải vội".
Cũng theo bà Nga, Bộ GD-ĐT đã công bố đề thi minh họa của các môn thi tốt nghiệp THPT để các thí sinh tham khảo ôn tập. "Kỳ thi năm nay Bộ GD-ĐT cùng các trường ĐH và các cơ quan thanh tra chuyên nghiệp sẽ tăng cường công tác thanh tra toàn bộ các khâu của kỳ thi (in sao đề thi, coi thi, chấm thi...). Các em có thể yên tâm rằng kết quả thi của các em đảm bảo công khai, minh bạch và công bằng cho tất cả thí sinh", bà Nga khẳng định.
Từ năm nay sẽ ngừng tuyển sinh bậc trung cấp các ngành đào tạo giáo viên. Riêng bậc CĐ chỉ còn duy nhất ngành sư phạm mầm non được tuyển sinh bậc CĐ. Ngay sau khi có điểm thi, Bộ GD-ĐT cũng sẽ công bố phổ điểm để thí sinh biết, cũng như các trường xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.
"Các em lưu ý, sau khi các trường công ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, thí sinh được phép điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển. Đối với các ngành sư phạm và nhóm ngành sức khỏe có chứng chỉ hành nghề sẽ có ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-ĐT quy định".
15-6: hạn chót đăng ký thi năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM
Trong khi đó, thông tin với học sinh về kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức năm nay, ông Phùng Quán - trưởng phòng thông tin truyền thông Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho hay ngày 15-6 cũng là hạn chót để thí sinh đăng ký dự thi đánh giá năng lực.
Kỳ thi sẽ diễn ra sáng 16-8 tại 5 địa điểm: TP.HCM, Bến Tre, An Giang, Nha Trang và Đà Nẵng. Hiện có 65 trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển. Đã có hơn 60.000 thí sinh đăng ký dự thi.
"Kỳ thi này đánh giá năng lực cơ bản của học sinh để vào ĐH. Thí sinh chỉ thi trong 1 buổi sáng với thời gian làm bài 150 phút trả lời 120 câu trắc nghiệm về ngôn ngữ, toán, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Về nội dung đề thi sẽ được cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản nhằm đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng", thầy Quán chia sẻ.
Cũng tại chương trình, các chuyên gia đã giải đáp nhiều thắc mắc của học sinh về các ngành nghề đang được các bạn trẻ quan tâm: tâm lý, công nghệ thông tin, y dược, luật...
Nhắn nhủ với thí sinh về chuyện chọn ngành cho tương lai, GS.TS Huỳnh Văn Sơn - phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, nói: "Việc làm nào cũng không thiếu, quan trọng là chỉ chọn người làm tốt. Các em tuyệt đối đừng bị hào quang của nghề nghiệp mà quan trọng nhất phải lắng nghe tiếng gọi từ trái tim mình. Chọn ngành phải đúng sở thích, sở trường và khả năng của mình, đồng thời tìm hiểu thông tin thị trường lao động để chọn được ngành nghề cho phù hợp".
Học sinh nhận thông tin tuyển sinh từ các trường - Ảnh: DUYÊN PHAN
Đông đảo học sinh tỉnh Bình Dương dự chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp sáng nay - Ảnh: DUYÊN PHAN
Học sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh tại chương trình - Ảnh: DUYÊN PHAN
Các khối ngành kỹ thuật nhận được nhiều sự quan tâm của học sinh - Ảnh: DUYÊN PHAN
Cô Lưu Thị Thùy My trường THPT Võ Minh Đức (Bình Dương) cùng hai học trò tìm hiểu thông tin tuyển sinh trên báo Tuổi Trẻ - Ảnh: DUYÊN PHAN
Công bố mẫu phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2020 Từ ngày 15-30.6, thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 sẽ bắt đầu nộp hồ sơ đăng ký dự thi và xét tuyển. Thi sinh dự thi THPT quốc gia 2019 - NGỌC DƯƠNG Theo mẫu phiếu đăng ký dự thi và xét tuyển được Bộ GD-ĐT công bố, hồ sơ đăng ký dự thi gồm 2 phiếu có...