Tổ chức “Susann’s Help for children”: Đến Khánh Hoà trao 1.196 suất quà cho trẻ khó khăn
1.196 suất quà ý nghĩa đã được Hiệp hội giúp đỡ Việt Nam “Susann’s Help for children” và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Khánh Hòa trao cho các em học sinh khó khăn thuộc 11 trường tiểu học tại các xã của tỉnh Khánh Hòa.
Bà Su sann’s – Chủ tịch hiệp hội “Su sann’s Help for children”(bên trái), ông Lý Bá Lin – Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Khánh Hòa (bên phải ) trao quà cho các em học sinh tại trường Tiểu học Khánh Đông – Khánh Vĩnh
Với mong muốn mang lại những hỗ trợ thiết thực, cùng chia sẻ những khó khăn thiếu thốn, đem lại niềm hạnh phúc cho trẻ em nghèo trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, mới đây, Hiệp hội giúp đỡ Việt Nam “Susann’s Help for children” phối hợp cùng Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Khánh Hòa tổ chức chương trình thiện nguyện “Lên vùng cao trao yêu thương” trao 1.196 suất quà ý nghĩa cho các em học sinh thuộc 4 trường tiểu học tại xã Khánh Bình, 5 trường tại Khánh Đông, 1 trường tại xã Liên Sang thuộc huyện Khánh Vĩnh và 1 trường tại Suối Tiên, Diên Khánh tỉnh Khánh Hòa.
Tại các điểm trường, đoàn trao tặng các suất quà cho 1.253 học sinh bao gồm: vở, bút màu, thước kẻ, viết, mũ, hộp sữa, mì, thú bông, kẹo… trị giá mỗi phần quà 140 nghìn. Ngoài ra hiệp hội còn tặng thêm cho các điểm trường: 457 áo khoác cho học sinh Khánh Bình, 300 áo đồng phục thể dục cho học sinh Khánh Đông và 300kg gạo tại điểm trường Suối Tiên, Diên Khánh.
Ông Lý Bá Lin – Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Khánh Hòa giao lưu văn nghệ với các em học sinh tại Điểm Trường Suối Thơm, xã Khánh Đông, huyện Khánh Vĩnh
Với tổng giá trị tất cả các phần quà gần 220 triệu đồng, những món quà tuy không có giá trị lớn, song Hiệp hội “Susann’s Help for children” hy vọng chia sẻ phần nào những khó khăn, thiếu thốn của cô và trò nhà trường, mong muốn nhà trường tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ trồng người ở vùng cao. Học sinh yên tâm tới lớp, tới trường, sau này trở thành người có ích cho xã hội.
Đồng hành cùng chuyến thiện nguyện, ông Lý Bá Lin – Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Khánh Hoà chia sẻ: “Chúng tôi đã có những trải nghiệm khó quên trong suốt hành trình đến đây. Các em nhỏ nơi đây không chỉ đến trường xa xôi mà cơ sở vật chất cũng chưa thực sự đủ đầy. Được nhìn thấy ánh mắt trong veo hồn nhiên của các em, tận mắt chứng kiến bữa cơm trưa các em ăn tại lớp học và những đôi dép các em mang đã cũ, những bộ áo quần đã sờn… bản thân tôi và các thành viên trong đoàn đều xúc động. Tôi mong rằng sẽ có nhiều hơn nữa những tổ chức, những mạnh thường quân và các nhà hảo tâm tài trợ, giúp đỡ để các em được vơi đi phần nào khó khăn, có động lực đến trường”.
Video đang HOT
Thành viên Tổ chức trao quà cho các em học sinh
Xúc động trước tình cảm, tấm lòng của Hiệp hội giúp đỡ Việt Nam “Su sann’s Help for children cùng các thành viên trong đoàn dành cho các em học sinh, ông Bùi Quý Hải, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Khánh Đông cho biết: “Không chỉ các em mà đội ngũ giáo viên chúng tôi rất vui và cảm ơn vì đoàn đã tổ chức chương trình, dành tình cảm cho các em nhỏ ở đây. Những bộ đồng phục mới hay những phần quà thiết thực mà tổ chức mang tới vừa góp phần hỗ trợ về vật chất, vừa động viên tinh thần cho các em cũng như gia đình có hoàn cảnh khó khăn có niềm tin đến trường”.
Thay mặt các phụ huynh, các em học sinh cùng các thầy, cô trong Ban giám hiệu nhà trường cảm ơn tấm lòng hảo tâm của bà Su sann’s cùng các anh chị em trong đoàn.
Ngoài trao tặng quà cho các em học sinh, các thành viên trong đoàn còn tổ chức các hoạt động giao lưu, vui chơi mang lại niềm vui, tiếng cười cho các em và vơi đi phần nào những khó khăn trong cuộc sống hiện tại.
Được biết, đây là chương trình thiện nguyện thường niên của tổ chức Hiệp hội giúp đỡ Việt Nam “Susann’s Help for children” thực hiện tại những địa bàn vùng cao khó khăn nhằm chia sẻ với các em có hoàn cảnh khó khăn. Qua đó góp phần đảm bảo công tác an sinh xã hội tại địa phương.
Theo thoidai
Đừng bắt giáo viên thành 'chủ nợ' của học sinh
Mong rằng hiệu trường đừng nên bắt giáo viên chủ nhiệm chúng tôi gánh thêm trách nhiệm làm "chủ nợ" này nữa, đừng vì chỉ tiêu, thành tích thêm khổ giáo viên, phụ huynh và học sinh mỗi khi vào đầu năm học.
Tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 9. Vào đầu năm học, ngoài những công việc chuyên môn đương nhiên, tôi còn phải làm thêm hàng loạt các công việc khác là thu các khoản tiền như học phí, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể, phiếu liên lạc, nước uống, giấy thi..., nói tóm lại là tất cả các khoản tiền đầu năm học.
Trong đó, đáng kể nhất là tiền học phí. Là giáo viên chủ nhiệm, tôi phải trực tiếp thu, viết biên lai cho từng khoản thu sau đó nộp lại cho kế toán và thủ quỹ trường. Tôi băn khoăn liệu giáo viên chủ nhiệm thu tiền học phí có đúng không khi trường đã có thủ quỹ.
Thông tư liên tịch số: 14-LB/TT ngày 4/9/1993 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính về Hướng dẫn thực hiện thu, chi học phí giáo dục phổ thông, có quy định: "Bộ phận kế toán, tài vụ của các trường chịu trách nhiệm trực tiếp thu và quản lý quỹ học phí".
Thông tư này cũng quy định: "Chi 5% cho công tác tổ chức thu và quản lý quỹ học phí (3% chi thù lao cho cơ quan trực tiếp thu học phí và 2% chi cho việc quản lý quỹ học phí của ngành giáo dục)", trong số tiền học phí nhà trường thu được. Theo quy định này, các trường học hàng năm đều có xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, theo đó: "Khoản 3% được chi cho người trực tiếp thu và ghi biên lai thu".
Thông tư là như vậy nhưng hiệu trưởng của không ít trường lại chỉ đạo phân công cho giáo viên chủ nhiệm thu tiền học phí, việc này gây bức xúc trong giáo viên.
Vậy tại sao hiệu trưởng bắt giáo viên chủ nhiệm thu? Hiệu trưởng thừa biết Thông tư liên tịch số14 nhưng vì để thu cho đúng tiến độ thời gian, tránh thất thu, để được cấp trên khen thưởng trường có tỉ lệ nộp tiền học phí cao, hoàn thành sớm... nên giao cho giáo viên chủ nhiệm thu và giáo viên chủ nhiệm tự nhiên trở thành "chủ nợ" mà con nợ là "học sinh".
Điều này làm cho cả thầy giáo và học sinh lúng túng, bối rối và rất tội nghiệp!
Nhiều thầy cô nói, ngoài việc đi dạy thầy cô còn thêm việc đi đòi nợ học sinh. Không ít lần, có học sinh nhận xét thầy cô giáo là "thấy mặt là thấy đòi tiền", nghe that bi đát và tủi thân, làm cho hình ảnh người thầy trong mắt học sinh rất không hay.
Tất nhiên, mỗi trường chỉ có một thủ quỹ nên giao cho bộ phận thủ quỹ thu các hiệu trưởng sợ không hoàn thành nhiệm vụ thu. Đây là lý do không thuyết phục, hiệu trưởng là người cần phải tìm ra được giải pháp tháo gỡ khó khăn chứ không thể chuyển khó khăn từ người này sang người khác được.
Thật sự không thầy cô chủ nhiệm nào muốn làm công việc này cả nhưng vì đây là lệnh của hiệu trưởng với lý do là công việc chung của trường nên thầy cô chủ nhiệm phải "còng lưng" mà làm là vậy. Hầu hết giáo viên chủ nhiệm là đồng nghiệp của tôi đều than phiền là rất mỏi mệt vì hàng ngày phải đến lớp để "đòi nợ" học sinh. Các em đâu biết rằng đây là nhiệm vụ của nhà trường giao cho thầy cô phải hoàn thành đúng thời gian nếu không muốn bị nhắc nhở, phê bình, xem xét thi đua.
Tôi còn nhớ mãi tin nhắn của một phụ huynh: "Tôi là phụ huynh của em T. Xin thầy sáng nay đừng đọc tên con tôi chưa đóng tiền trước lớp. Tôi rất xấu hổ vì chưa thể đóng tiền được, chồng tôi đang bệnh, mong thầy thông cảm. Cảm ơn thầy!"
Lời khẩn cầu tha thiết của phụ huynh đeo đẳng tôi mãi, khiến tôi suy nghĩ rất nhiều giữa trách nhiệm và tình cảm của một người thầy đối với học sinh của mình. Nếu không thu đủ, thu đúng thời gian thì hiệu trưởng nhắc nhở trong họp hội đồng còn thu triệt để thì rất tôi nghiêp cho học sinh nhất là ở vùng nông thôn còn nhiều khó khăn.
Tin nhắn này giúp tôi rất nhiều điều. Tôi đã vô tâm không tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh, và trong một số lần trước đó, tôi đã đọc tên những học sinh chưa đóng tiền trước lớp mà không nghĩ đến cảm xúc, lòng tự trọng của các em.
Tôi thực sự phải cảm ơn vị phụ huynh đó. Từ nay về sau, tôi sẽ không bao giờ đọc tên học sinh chưa đóng tiền trước lớp nữa, cho dù thầy hiệu trưởng có phê bình lớp tôi chưa hoàn thành việc thu tiền.
Trở lại trách nhiệm thu tiền học phí, đó là trách nhiệm, nghĩa vụ của kế toán, tài vụ nhà trường chứ không phải của giáo viên chủ nhiệm. Điều này cần được thực hiện đúng qui định để giáo viên chủ nhiệm bớt chút gánh nặng trên đôi vai gầy bởi "Trăm dâu đổ đầu giáo viên chủ nhiệm thật tội nghiệp!".
Mong rằng hiệu trường đừng nên bắt giáo viên chủ nhiệm chúng tôi gánh thêm trách nhiệm làm "chủ nợ" này nữa, đừng vì chỉ tiêu, thành tích thêm khổ giáo viên, phụ huynh và học sinh mỗi khi vào đầu năm học.
Nguyễn Văn Lực
(Giáo viên trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa)
Theo vietnamnet
Điện lực Khánh Hòa tiếp sức đến trường tới học sinh vùng biển đảo Trong vai trò là trưởng Khối Thi đua doanh nghiệp 4 - năm 2019, Công ty Điện lực Khánh Hòa (PC Khánh Hòa) đã tổ chức chương trình thăm và tặng quà cho các cháu Trường tiểu học tại xã đảo Bích Đầm. Được biết, đây là hoạt động thường niên của Khối trong công tác xã hội, từ thiện, hỗ trợ cộng...