Tổ chức một kỳ thi quốc gia ngay từ 2015
Ngày 15/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã làm việc với lãnh đạo Bộ GD- ĐT về phương án tổ chức thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học năm 2015.
Phó Thủ tướng đã chỉ đạo, ngay từ 2015 sẽ chỉ còn một kỳ thi để phục vụ cả mục tiêu xét tốt nghiệp THPT và làm cơ sở giúp các trường ĐH, CĐ tuyển sinh.
Trước đây, tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) và triển khai nhiệm vụ học kỳ 2 năm học 2013-2014 do Bộ GD-ĐT, ngày 13/2, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã từng yêu cầu ngành này xem xét phương án tổ chức một kỳ thi quốc gia chung để đánh giá việc tốt nghiệp THPT và tuyển lựa các thi sinh đu năng lưc vào bâc hoc ĐH, CĐ.
Thí sinh dự thi đại học 2014: Ảnh: Tuấn Mark.
Trong phiên trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII, ngày 11/6, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng đã chia sẻ Bộ GD-ĐT đang trao đổi, tính toán, sau đó tham khảo ý kiến rộng rãi của xã hội, trên cơ sở chuẩn bị chu đáo, kỹ càng để đưa ra phương án về một kỳ thi quốc gia chung được đông đảo xã hội chấp nhận.
Tiến tới một kỳ thi chung, Bộ GD-ĐT đề xuất thi 8 môn trong 4 ngày. Thí sinh bắt buộc phải thi 4 môn, trong đó 2 môn bắt buộc 2 môn tự chọn. Ngoài ra, Thí sinh nào có nguyện vọng thi thêm môn nào nữa thì có thể đăng ký thi thêm để phù hợp với nhu cầu được xét tuyển ĐH.
Tại buổi làm việc, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đã yêu cầu Bộ GD-ĐT nghiên cứu sâu thêm phương án tổng hợp tiến tới dần tích hợp các môn thi tránh tình trạng học lệch, đồng thời vẫn phát hiện được năng khiếu sở trường của từng học sinh làm cơ sở cho việc tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ.
Video đang HOT
Được biết, trong một số buổi làm việc của Phó thủ tướng với Bộ GD-ĐT và các chuyên gia về giáo dục, phương án 4 bài thi gồm: Toán, Tin học; Ngữ văn, Sử, Địa, Giáo dục công dân; Lý, Hóa, Sinh, Công nghệ; Ngoại ngữ đã được đề cập.
Việc bỏ bớt một kỳ thi tốn kém và tích hợp các môn thi để tránh tình trạng học lệch ngay từ phổ thông được đa số dư luận trông đợi.
Chắc chắn, tổ chức một kỳ thi chung với 4 bài thi bắt buộc như nhau khó có thể tránh khỏi những khó khăn, bất cập nhất định trong tổ chức thực hiện nhưng đây là hướng đi, là giải pháp phù hợp.
Theo zing
Tuyển sinh lớp 10 THPT tại Hà Nội: Lượng giảm, chất tăng?
Một tuần nữa, hơn 70 nghìn HS trên địa bàn Hà Nội sẽ bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, năm học 2014-2015. So với năm học trước, số lượng HS giảm gần 5 nghìn em, song với quy mô, điều kiện trường lớp hiện tại, ngành giáo dục đã chủ động triển khai nhiều giải pháp để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mọi HS tiếp tục học tập, đồng thời nâng cao chất lượng "đầu vào".
Bảo đảm quyền lợi dự thi của học sinh
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mọi HS tốt nghiệp THCS có nguyện vọng và đủ điều kiện được tiếp tục học tập ở cấp học cao hơn, yêu cầu được quán triệt tới các trường THCS, trung tâm giáo dục thường xuyên của Sở GD-ĐT Hà Nội trong công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT, năm học 2014-2015 là tuyệt đối không được hạn chế hoặc tước đi quyền lợi dự thi của HS. Các đơn vị phải tạo thuận lợi nhất cho mọi HS có nguyện vọng, đủ điều kiện đều được tham dự kỳ thi vào lớp 10 THPT.
Thí sinh ôn bài kỹ sẽ làm bài tốt, đạt kết quả cao. Ảnh: Viết Thành
Thực tế kiểm tra của Sở GD-ĐT cho thấy, năm học trước có một số đơn vị vì nhiều lý do, trong đó có bệnh thành tích, đã vận động những HS xếp loại tốt nghiệp trung bình hoặc yếu không dự thi vào lớp 10 THPT. Có không ít HS đã không tham gia kỳ thi mà chỉ đăng ký học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc trường trung cấp chuyên nghiệp. Thống kê tại một số đơn vị cũng thể hiện điều này, trong đó có các quận, huyện như Tây Hồ, Gia Lâm, Sóc Sơn, Phúc Thọ, Hoàng Mai... có từ 7% đến 9% HS tốt nghiệp THCS không tham dự kỳ thi vào lớp 10 THPT. Ngoài ra có một số trường chưa sâu sát trong việc hướng dẫn HS làm hồ sơ dự thi, dẫn đến trường hợp HS đăng ký học không đúng tuyến quy định. Điển hình là trường hợp có HS tỉnh ngoài vẫn đăng ký, theo học ở trường THPT công lập, đến lớp 11 phải chuyển ra trường ngoài công lập theo đúng tuyến tuyển sinh quy định, gây vất vả cho cả HS và nhà trường.
Công tác xét tốt nghiệp THCS cũng được siết chặt hơn với những yêu cầu nghiêm ngặt, bảo đảm theo đúng quy chế và phản ánh thực chất chất lượng giáo dục. Sở GD-ĐT Hà Nội đã thành lập các đoàn kiểm tra trực tiếp tại nhiều đơn vị nhằm chấn chỉnh tình trạng lơi lỏng trong khâu này. Lý do bởi với phương thức kết hợp thi tuyển với xét tuyển để tuyển sinh vào lớp 10 THPT của Hà Nội, thì kết quả xét tốt nghiệp THCS là một thành tố quan trọng góp phần đánh giá thực chất chất lượng tuyển sinh THPT. Phần xét tuyển được đánh giá ngày càng có độ tin cậy cao hơn, không để xảy ra thắc mắc từ HS, phụ huynh, song từ thực tế năm trước cho thấy vẫn cần phải xem xét chất lượng xét tốt nghiệp THCS của một số đơn vị. Từ kết quả phần thi cho thấy, số lượng bài thi bị điểm 0 ở môn ngữ văn và toán lên tới vài trăm. Dư luận không thể không đặt câu hỏi, tại sao HS được xếp tốt nghiệp THCS loại trung bình mà khi thi không được điểm nào.
Hạn chế xét tuyển nguyện vọng 3
Năm học 2014-2015, Hà Nội có hơn 200 trường THPT công lập và ngoài công lập tuyển sinh. Dù số lượng HS đến tuổi học lớp 10 giảm, song hầu hết đều có nguyện vọng theo học tại các trường công lập, trong khi quy mô các trường còn hạn chế, chỉ đáp ứng được khoảng 65%. Để chọn được những HS đủ năng lực, năm nay Hà Nội đã tăng cường quản lý, siết chặt "đầu vào" ngay từ khâu giao chỉ tiêu. 7 trường ngoài công lập không đủ điều kiện dạy - học chính thức nhận quyết định dừng tuyển sinh năm học này. Với chủ trương đa dạng hóa loại hình trường, đẩy mạnh xã hội hóa, đáp ứng nhu cầu học tập, việc giao chỉ tiêu cho các trường công lập được điều tiết theo quy định chung là không quá 60% HS ở khu vực nội thành, ngoại thành là không quá 70% so với tổng số HS tốt nghiệp THCS. Số còn lại có thể theo học tại các trường trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung tâm giáo dục thường xuyên.
Quy trình công nhận trúng tuyển sẽ được quy định chặt chẽ hơn nhằm tránh tình trạng lộn xộn, trường thì tuyển thừa HS, nơi lại không tuyển đủ. Các nhà trường được yêu cầu tuân thủ nghiêm túc quy trình này, không nhận HS theo nguyện vọng 2 nếu đã đỗ ở nguyện vọng 1, không xét tuyển HS đăng ký nguyện vọng 3 nếu đã trúng nguyện vọng 2. Yêu cầu này xuất phát từ tình trạng xảy ra năm trước khi có một số trường tuyển cả HS đăng ký nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2, làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công tác tuyển sinh ở nhiều trường khác.
Điểm khác biệt so với các năm trước trong công tác tuyển sinh tại Hà Nội năm nay là hạn chế xét tuyển nguyện vọng 3. Chỉ những trường thực sự khó khăn trong tuyển sinh mới có thể được Sở GD-ĐT xem xét để nhận nguyện vọng 3, song với số lượng hạn chế, trong đó ưu tiên những HS không đỗ ở nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 nhưng có điểm thi cao. Việc khống chế sĩ số HS/lớp theo hướng giảm được quan tâm hơn trong quá trình xét duyệt chỉ tiêu cho từng trường với mức tối đa cho phép là 40 HS/lớp. Cùng với việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bồi dưỡng giáo viên, việc quyết tâm giảm quy mô trường lớp là một trong những giải pháp thiết thực của Hà Nội trước mùa tuyển sinh năm học 2014-2015 nhằm tạo điều kiện để mọi HS được quan tâm, chăm chút nhiều hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các nhà trường.
Một số mốc thời gian HS cần lưu ý:
- Ngày 20-6: HS đến trường THPT xem địa điểm hội đồng thi.
- Ngày 22-6: HS có mặt tại hội đồng thi học nội quy, quy chế thi, xem số báo danh, phòng thi.
- Ngày 23-6: HS toàn thành phố dự thi ngữ văn, toán.
- Từ ngày 24 đến ngày 26-6: Các HS đăng ký thi vào các lớp chuyên, trường chuyên dự thi theo lịch.
- Ngày 9-7: Xem điểm xét tuyển tại trường THPT nguyện vọng 1 và trường có lớp chuyên.
- Ngày 11-7: Công bố điểm chuẩn vào các trường THPT có lớp chuyên.
- Ngày 13-7: Công bố điểm chuẩn vào các trường THPT công lập đại trà.
Theo hanoimoi.com.vn
Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trên 99%: Nên bỏ thi? 46 địa phương đã công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT phần lớn tỉnh/thành đều đạt tỉ lệ đỗ trên 99%, giáo dục thường xuyên là 86,97%. Theo bình luận của các chuyên gia, kỳ thi quả là không có mục tiêu đánh trượt học sinh nhưng cũng không mấy tác động tích cực trở lại quá trình dạy học. Có ý...