Tổ chức Hội thảo về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trên không gian mạng
Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyết định số 3249/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Hội thảo về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trên không gian mạng.
Mục đích tổ chức Hội thảo nhằm đánh giá thực trạng việc thực thi quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường số; Thảo luận và trao đổi về các quy định pháp luật và thực tiễn việc thực thi cơ chế gỡ bỏ nội dung vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường số; Trao đổi kinh nghiệm của một số quốc gia về cơ chế gỡ bỏ nội dung vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường số qua đó đưa ra các đề xuất, giải pháp tại Việt Nam; Việc tổ chức Hội thảo cần đảm bảo chất lượng, hiệu quả và thực hiện đúng theo các quy trình và quy định hiện hành.
Ảnh minh họa – Nguồn: báo Thể thao Văn hóa
Nội dung Hội thảo bao gồm những điểm mới về trách nhiệm pháp lý về quyền tác giả, quyền liên quan đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, Hiệp ước WCT và Hiệp ước WPPT; Thực trạng thực thi quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường số; Kinh nghiệm của một số quốc gia về cơ chế gỡ bỏ nội dung vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường số; Kiến nghị và giải pháp về cơ chế gỡ bỏ nội dung vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường số.
Hội thảo dự kiến tổ chức trong tháng 12 năm 2022 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng số đại biểu dự kiến 100 người, trong đó có các doanh nghiệp, đơn vị cung cấp dịch vụ trung gian trên môi trường số bao gồm: dịch vụ cho thuê chỗ lưu trữ, cho thuê chỗ đặt máy chủ, dịch vụ mạng xã hội, dịch vụ cung cấp truy nhập Internet, kết nối Internet; Các đơn vị sản xuất nội dung số: các công ty truyền thông, các công ty chuyên sản xuất các sản phẩm trên môi trường số, các công ty cung cấp các nội dung trên môi trường số; Các Hiệp hội và tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan; Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan; Các công ty luật; Các quan thông tấn báo chí.
Đồng thời Bộ VHTTDL đề nghị các đơn vị có liên quan căn cứ nội dung Kế hoạch triển khai thực hiện nghiêm túc, đảm bảo tiến độ và thời gian để Hội thảo được tổ chức thành công.
Video đang HOT
Mua sắm trực tuyến, thanh toán không tiền mặt tăng mạnh trong năm 2022
Báo cáo của Cốc Cốc cho thấy đại dịch COVID-19 có tác động mạnh mẽ tới đời sống xã hội.
Trong bối cảnh đó, mua sắm trực tuyến đã có bước nhảy vọt ấn tượng và dần trở thành xu hướng bền vững mới.
Bà Mai Thị Thanh Oanh - Giám đốc Kinh doanh và Đối ngoại của Cốc Cốc công bố Báo cáo Xu hướng số của người dùng trên không gian mạng (Báo cáo Xu hướng tiêu dùng) năm 2022.
Đại diện trình duyệt Cốc Cốc ngày 7/12 đã công bố Báo cáo Xu hướng số của người dùng trên không gian mạng.
Báo cáo dựa trên thống kê của Cốc Cốc, đưa ra 4 xu hướng nổi bật nhất mà người Việt quan tâm trong năm 2022, bao gồm: Thắt chặt chi tiêu, ưu tiên thiết yếu; Cao cấp hóa; Dịch chuyển số, mua sắm trực tuyến và Nâng cao trải nghiệm, giá trị sống.
Dựa trên số liệu từ báo cáo, xu hướng nổi bật nhất của người dùng Việt trên Internet chính là mua sắm trực tuyến và thanh toán không tiền mặt.
Thống kê lí do người dùng lựa chọn mua hàng trực tuyến của Cốc Cốc.
Theo báo cáo, có tới 47% người dùng chọn sử dụng phương thức thanh toán hiện đại, bao gồm: chuyển khoản, ví điện tử, thẻ ngân hàng nội địa, thẻ tín dụng. Nguyên nhân được đưa ra là do tiết kiệm thời gian mua bán, tiện lợi trong việc thanh toán và có nhiều ưu đãi hơn so với mua và thanh toán trực tiếp.
Bên cạnh đó, thị trường đã và đang chứng kiến sự bùng nổ của các "siêu ứng dụng" trong đó nổi bật nhất là các ứng dụng thương mại điện tử. Theo báo cáo của Cốc Cốc, cuộc chiến mua sắm trực tuyến không chỉ còn là "cuộc chơi" của các sàn thương mại điện tử mà còn có sự góp mặt của các mạng xã hội.
Thống kê nơi mua sắm trực tuyến của người dùng.
Vẫn theo Cốc Cốc, với sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và sự hồi phục của du lịch, xu hướng cao cấp hóa đã trở thành một trong những xu hướng được người Việt thể hiện rõ ngay từ trong nhu cầu cơ bản nhất: Ăn và ở.
Cụ thể người dùng mạnh tay chi tiêu cho các loại hình lưu trú nghỉ dưỡng cao cấp trong mùa du lịch. Lượng tìm kiếm về các từ khóa "villa," "resort," "khách sạn 5 sao" đều tăng so với quý trước với mức tăng trưởng lần lượt là 53%, 35% và 21%.
Xu hướng tìm kiếm của người dùng Cốc Cốc.
Tuy vậy, trong bối cảnh Tết Nguyên Đán Quý Mão đang tới gần, người dùng có xu hướng tiêu dùng thông minh hơn bằng cách thắt chặt chi tiêu, ưu tiên thiết yếu.
Người Việt cũng có nhiều kỳ vọng với các nhãn hàng, đặc biệt là về giá cả và chất lượng dịch vụ. Cụ thể, có tới 65% người dùng quan tâm tới bình ổn giá và các chương trình giảm giá, khuyến mại. Số người dùng còn lại thì quan tâm tới sản phẩm đa dạng, dịch vụ chăm sóc khách hàng và trải nghiệm khi mua sắm.
Khảo sát của Cốc Cốc về mua sắm.
Theo Cốc Cốc, thị trường tiêu dùng Việt đang trải qua bước chuyển dịch quan trọng do sự thay đổi thị hiếu tiêu dùng dưới tác động của đại dịch. Điều này đòi hỏi sự thích ứng kịp thời từ các doanh nghiệp để có thể tìm kiếm hướng phát triển phù hợp với nhu cầu thị trường./.
Quảng cáo cá độ World Cup 2022 tràn lan trên Facebook Đó là thực trạng được ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT-TT), nêu ra khi nói về bất cập trong công tác quản lý quảng cáo trên mạng Ngày 30-11, ông Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT), đã chủ trì Hội nghị triển khai các...