Tổ chức gặp mặt các nhà giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Trong không khí vui tươi, phấn khởi của các thế hệ học trò hướng về ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, vừa qua, quận Thanh Xuân long trọng tổ chức buổi “Gặp mặt kỉ niệm 36 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và vinh danh đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh tiêu biểu năm học 2017-2018″.
Lãnh đạo quận Thanh Xuân tặng kỷ yếu và vòng nguyệt quế cho 43 CB, GV, NV đạt thành tích cao trong năm học 2017-2018 (ảnh phòng GD&ĐT Thanh Xuân)
Tại buổi gặp mặt, đồng chí Nguyễn Xuân Lưu, Chủ tịch UBND quận ghi nhận, biểu dương những thành tích xuất sắc Giáo dục và Đào tạo Thanh Xuân (GD&ĐT) đạt được trong năm học vừa qua, đồng thời nhấn mạnh: Năm học 2018 – 2019 là năm thứ năm thực hiện Nghị quyết 29 của BCH TƯ Đảng về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, triển khai thực hiện Kế hoạch giai đoạn II của Đề án “Phát triển GD&ĐT quận Thanh Xuân giai đoạn 2015-2020″.
Phát huy những thành tích xuất sắc đã đạt được trong những năm học vừa qua, trên cơ sở nền tảng vững chắc đã được xây dựng, trong thời gian tới, ngành GD&ĐT quận cần chủ động xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch tự đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao đạo đức nhà giáo, sát với yêu cầu thực tế của xã hội và của nhà trường để tiến tới thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới; khuyến khích cán bộ, giáo viên tham gia tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, tiếp cận vận dụng các phương pháp giáo dục hiện đại tiên tiến trên thế giới…
Bên cạnh đó, các nhà trường cần tăng cường công tác truyền thông, phối kết hợp hiệu quả 3 môi trường giáo dục: Nhà trường – Gia đình – Xã hội trong việc kèm cặp, bồi dưỡng con em và tạo sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ về các chủ trương đổi mới của Ngành, về những chính sách của Quận; để đông đảo nhân dân hiểu về hình ảnh, thương hiệu, chất lượng GD&ĐT Thanh Xuân.
Lãnh đạo phòng GD&ĐT quận tặng quà cho 120 em học sinh có thành tích xuất sắc năm học 2017 – 2018
Với sự quan tâm chỉ đạo về chuyên môn của Sở GD&ĐT Hà Nội; sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Quận ủy, HĐND, UBND quận Thanh Xuân; sự phối hợp hiệu quả của các phòng, ban, ngành, đoàn thể, các phường, cha mẹ học sinh và nhân dân trong quận; với tinh thần đoàn kết, thống nhất và ý chí quyết tâm cao của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên; ngành GD&ĐT quận Thanh Xuân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2017-2018, khẳng định vị thế vững vàng về chất lượng giáo dục trên địa bàn Thủ đô: liên tục 4 năm liền dẫn đầu thành phố, 2 năm liên tiếp đạt tuyệt đối 13/13 chỉ tiêu xuất sắc.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên và các em học sinh quận Thanh Xuân luôn khẳng định được vai trò tiên phong trong các phong trào thi đua: 1 tập thể được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; 6 tập thể, cá nhân được UBND Thành phố, Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen; 11 tập thể Lao động xuất sắc, 52 tập thể Lao động tiên tiến, 174 chiến sĩ thi đua cơ sở; 43 giáo viên đạt giải Thành phố; 2 sinh viên tốt nghiệp thủ khoa xuất sắc; 37 học sinh đạt giải quốc tế, 33 học sinh đạt giải quốc gia và 215 học sinh đạt giải thành phố.
Cũng tại buổi gặp mặt, Hội đồng Thi đua – Khen thưởng quận đã vinh danh 43 cán bộ, giáo viên, nhân viên và 120 học sinh đạt thành tích cao trong năm học 2017-2018.
Theo laodongthudo.vn
Nguồn gốc ngày Nhà giáo Việt Nam và thế giới
Ngày Nhà giáo Việt Nam được ấn định là 20.11 hàng năm. Đây là dịp để các thế hệ học sinh tỏ lòng biết ơn đến với các thầy cô. Thế giới cũng có ngày Nhà giáo quốc tế là 5.10, nhưng điều này ít được nhắc đến ở Việt Nam.
Video đang HOT
Học sinh chúc mừng thầy cô nhân ngày Nhà giáo - Ảnh: Internet
Mỗi quốc gia có một ngày Nhà giáo riêng, vậy ý nghĩa của ngày Nhà giáo trên toàn thế giới là gì? Những thông tin dưới đây phần nào cung cấp đến bạn đọc ý nghĩa ngày Nhà giáo của một số quốc gia trên thế giới.
Ngày nhà giáo Việt Nam
Tháng 7.1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo được thành lập tại Paris đã lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo viên (Tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants - FISE).
Năm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo viên đã ra bản Hiến chương các nhà giáo, gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục. Trong đó, bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm, vị trí của nghề dạy học.
Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam tại một trường học
Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953 đã quyết định trong cuộc họp của FISE từ 26 - 30.8.1957 tại Warszawa (Hội nghị có 57 nước tham dự), lấy ngày 20.11.1958 là ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo".
Sau này, khi đất nước thống nhất, ngày 20.11 được xem như là ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Đến ngày 28.9.1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT ấn định ngày 20.11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt Nam".
Ngày Nhà giáo thế giới
Theo UNESCO, ngày quốc tế vinh danh các nhà giáo trên toàn thế giới được lựa chọn vào ngày 5.10 hàng năm (lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1994), với tên gọi ngày Quốc tế Giáo viên. Ngày này được Tổ chức Giáo dục Quốc tế (EI - Liên bang Công đoàn Toàn cầu đại diện cho lĩnh vực Giáo dục trên toàn thế giới) lựa chọn. Hầu hết các nước lấy ngày Nhà giáo thế giới làm ngày Nhà giáo quốc gia. Một số nước chọn ngày khác, nhưng dù ở đâu thì ngày Nhà giáo cũng là dịp để cộng đồng tôn vinh và kính trọng những người gắn bó với sự nghiệp làm thầy.
Ngày nhà giáo của một số nước trên thế giới
Mỹ
Tổ chức giáo dục Liên bang (National Education Association - NEA) đã chọn ngày 6.5 hàng năm để tôn vinh những người làm công việc "gõ đầu trẻ" tại đất nước này. Thậm chí, tuần lễ xuất hiện ngày 6.5 cũng được coi là Tuần Nhà giáo Mỹ.
Trước đó, Quốc hội Mỹ từng tổ chức một lễ kỷ niệm dành cho các thầy cô vào ngày 7.3.1980, nhưng về sau NEA đã quyết định dời ngày này qua tháng 5. Vào ngày này, các học sinh và sinh viên thể hiện sự kính trọng đối với thầy cô trong ngày này bằng việc tặng thầy cô các món quà kỷ niệm.
Tổng thống Obama thăm một trường học ở Mỹ
Ấn Độ
Quốc gia đông dân thứ 2 thế giới đã chọn ngày 5.9 để dành cho những người làm trong ngành giáo dục những sự kính trọng và biết ơn với họ.
Trong ngày lễ này, mặc dù thầy cô giáo và học sinh sinh viên vẫn đến trường, nhưng các hoạt động học tập trong trường lớp được thay thế bằng các buổi lễ kỷ niệm, và các hoạt động thăm hỏi, cảm ơn của học sinh sinh viên đối với giáo viên.
Ngày này có nguồn gốc từ ngày sinh của Thủ tướng thứ 2 của Ấn Độ - Sarvepalli Radhakrishnan, một tiến sĩ triết học.
Hàn Quốc
Ngày Nhà giáo Hàn Quốc bắt nguồn từ việc một nhóm thanh niên là thành viên của Hội Chữ thập Đỏ đến thăm các thầy cô giáo cũ đang ốm tại một bệnh viện.
Lúc đầu, chính phủ Hàn Quốc quy định sẽ có lễ kỷ niệm vào ngày 26.5.1963, nhưng đến năm 1965 thì lại đổi qua ngày 15.5.
Trong ngày này, buổi học thường kết thúc sớm, và các học sinh sinh viên thường tặng cho thầy cô của mình những bông hoa cẩm chướng.
Một số trường cho thầy cô và học sinh nghỉ vào ngày này vì họ không muốn thấy hiện tượng các học trò tặng thầy cô bằng những món quà quá đắt tiền. Một số trường khác lại tổ chức các chuyến đi chơi xa cho các thầy cô giáo.
Hàn Quốc là đất nước có nền giáo dục hàng đầu của châu Á
Nga
Trước đây, nước Nga chọn ngày Nhà giáo vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 10. Trong ngày này học sinh, sinh viên Nga tổ chức lễ kỷ niệm dành cho các thầy cô giáo trong giai đoạn 1965 - 1994.
Tuy nhiên, sau năm 1994 chính phủ Nga bãi bỏ ngày này và quyết định chọn ngày 5.10 (Ngày Nhà giáo Quốc tế) để làm ngày Nhà giáo của nước mình.
Argentina
Argentina chọn ngày 11.9 hàng năm là ngày Nhà giáo quốc gia. Đây là ngày mất của Domingo Faustino Sarmiento, nhà sư phạm và tổng thống của quốc gia này (1868-1874), người đã cống hiến nhiều cho giáo dục, văn hóa và khoa học của Argentina.
Cuba
Vào ngày 22.12.1961, Chủ tịch Cu Ba Fidel Castro đã có bài phát biểu với nhân dân tại Quảng trường Cách mạng ở Havana và ông tuyên bố hòn đảo này là một lãnh thổ "thoát mù chữ". Từ đó, chính quyền Cu Ba đã chọn ngày 22.12 làm ngày Nhà giáo Cu Ba.
Nhật Bản
Dù không có ngày Nhà giáo nhưng học sinh Nhật Bản luôn thể hiện tin thần "tôn sư trọng đạo" mọi lúc mọi nơi
Nhật Bản là đất nước theo tinh thần văn hóa Á Đông với truyền thống "tôn sư trọng đạo". Nhưng điều làm cho nhiều người ngỡ ngàng là đất nước này không có ngày nhà giáo. Theo quan niệm của người Nhật Bản thì bất cứ nghề nào cũng cần được trân trọng và tôn vinh, ví dụ như nghề Y, nghề Luật, nghề Kỹ sư...Vì vậy, nếu tổ chức riêng ngày nhà giáo thì sẽ tạo nên tâm lý đố kỵ giữa nghề này với nghề khác.
Tú Viên tổng hợp
Theo motthegioi
Giáo viên nước ngoài nói gì về ngày 20/11 Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hàng năm mang lại cảm giác lạ lẫm, thú vị cho các giáo viên nước ngoài. Việt Nam là một trong số ít quốc gia dành một ngày để tri ân những người làm nghề giảng dạy. Từ hàng chục năm nay, cứ đến 20/11, trên khắp cả nước diễn ra hàng loạt hoạt động tôn vinh...