Tổ chức buổi học online thế nào để thu hút người học?
Trước, trong và sau buổi học, giáo viên phải tích cực tương tác với người học, thi thoảng xen kẽ video ngắn, dễ hiểu để minh họa cho chủ đề vừa dạy.
Ảnh minh họa
Với hai năm kinh nghiệm giảng dạy online môn Sinh hóa và Sinh học phân tử tại Đại học bang Oklahoma, Stillwater, Mỹ, TS Ellie Phương D. Nguyễn chia sẻ cách tổ chức buổi học hiệu quả.
Để thu hút người học, giáo viên cần đầu tư cho cả ba giai đoạn: đầu buổi học, trong lúc học và ngoài giờ học, nhằm khơi gợi và tạo cảm xúc tích cực cho học sinh, sinh viên. Vì nếu người học càng quý trọng giáo viên và cách dạy thì càng đầu tư thời gian, công sức cho môn học, hiệu quả học tập theo đó càng cao.
Muốn học sinh, sinh viên có cái nhìn tích cực thì bản thân giáo viên phải có cái nhìn tích cực đối với người học thì mới có thể thể hiện ra bằng lời nói hay qua email và các hành động cụ thể được truyền tải trong lúc giảng dạy. Đây là mục quan trọng đánh giá hiệu quả giảng dạy của giáo viên tại các trường đại học Mỹ.
Cách thực hiện tham khảo cho giáo viên như sau. Vào đầu học kỳ hay buổi học đầu tiên, giáo viên có thể cho học sinh, sinh viên trả lời khoảng 10-20 câu hỏi về các yêu cầu chính của môn học, chính sách xử lý khi không nộp bài đúng hạn, vắng mặt nhiều, không tham dự kiểm tra.
Ngoài ra, có vài câu hỏi về học sinh, sinh viên như bạn mong học được điều gì ở môn này, hãy kể về một tiết học yêu thích của bạn và vì sao bạn thích, sở thích lúc rãnh rỗi, điều gì đặc biệt về mình mà bạn muốn chia sẻ. Điều này thể hiện sự quan tâm ngay từ đầu của giáo viên đối với người học. Rất nhiều học sinh, sinh viên đánh giá cao việc này, cũng như có cái nhìn tích cực đối với thầy cô.
Đầu buổi học
- Sau khi chào hỏi vài phút, giáo viên tắt hết chức năng chat, tắt tiếng, share màn hình, vẽ lên màn hình của học sinh, sinh viên để không bị phân tán trong lúc học.
- Làm kiểm tra ngẫu nhiên đầu giờ (chiếm 5-10% tổng điểm) dạng trắc nghiệm và trả lời dưới hình thức chat (chỉ giáo viên thấy câu trả lời để học sinh không sao chép của nhau), một công đôi việc giúp người học phải vào lớp đúng giờ, có thói quen tốt ôn lại bài học trước và kiểm tra được những chỗ nào học trò chưa hiểu. Giáo viên có thể bỏ qua 3 bài thấp điểm nhất (ví dụ chỉ lấy điểm 10 bài/13 bài kiểm tra tổng cộng) để bỏ qua cho học sinh tối đa 3 lần vào muộn mà không cần giải thích lý do (đỡ phải xử lý khiếu kiện của học sinh nhiều lần).
- Hỏi học trò có câu hỏi gì của bài học hôm trước hay tuần trước để không mang chỗ chưa hiểu hay hiểu sai đó vào bài học mới. Giáo viên có thể mở chức năng chat trong 5 phút để học sinh gõ câu trả lời vào cho giáo viên, sau đó lưu lại cửa sổ chat để điểm danh học sinh nào có mặt, và sau đó có thể share cho cả lớp tham khảo các câu trả lời nếu cần.
- Tóm tắt chủ đề chính trong buổi học hôm nay trên một slide vào đầu buổi học như một bản đồ định hướng và tóm tắt nội dung chính trước khi triển khai buổi học.
- Nhắc lại các bài tập cần hoàn tất trong tuần và thời hạn nộp bài. Trong môi trường học online càng phải nhắc lại vài lần nhất là khi có thay đổi vì học sinh, sinh viên có thể không nhớ hết thông tin đã nhận được từ nhiều lớp.
Video đang HOT
Trong lúc học (không chỉ nghe giảng mà học sinh còn tương tác với nhau và với giáo viên qua các hoạt động phong phú liên quan đến nội dung bài giảng).
- Sau khoảng 10 slides thì dừng lại để cho 1-2 câu hỏi thực tập ngắn dạng trả lời nhanh để kiểm tra xem học sinh có hiểu đúng hay hiểu sai chỗ nào vừa giảng, có thể làm dạng trắc nghiệm và trả lời dưới hình thức chat (chỉ giáo viên thấy câu trả lời). Giáo viên có thể lưu lại cửa sổ chat để chia sẻ nội dung câu trả lời nếu cần cho cả lớp tham khảo.
- Dùng cách học bằng giải quyết vấn đề (case study, problem-based learning) để thảo luận, yêu cầu học sinh, sinh viên đọc vấn đề trước buổi học để có thể tham gia thảo luận nhóm trong lúc học trực tuyến. Giáo viên có thể tham khảo nguồn case study từ website của “National Center for Case Study Teaching in Science”.
- Thảo luận nhóm dưới hình thức “Think-pair-share”: Giao cho học trò làm việc theo nhóm hai người đế trao đổi, bật chức năng chat tạm thời trong 5 phút để học sinh, sinh viên trao đổi. Sau 5 phút, giáo viên tắt chức năng chat, dùng “giơ tay” để từng nhóm hoặc vài nhóm phát biểu share với cả lớp. Giáo viên có thể cho điểm cho câu trả lời thảo luận hay và đúng để khích lệ tranh luận sôi nổi. Học sinh sẽ có động lực tự xem bài giảng và case study trước để có thể tham gia tốt, hiệu quả các hoạt động tương tác này. Việc học thông qua các hoạt động tương tác sẽ tăng hứng thú học online cho học sinh.
- Thỉnh thoảng xen kẽ các video ngắn, vui, dễ hiểu trên YouTube để minh họa tầm 3-5 phút chủ đề vừa giảng vừa như một hình thức giải lao ngắn giữa giờ học.
- Thiết kế các trò chơi online liên quan đến nội dung bài học để tăng hứng thú như mỗi lần trả lời đúng câu hỏi trong bài sẽ được thưởng hay lên level trong trò chơi.
- Trước các bài kiểm tra sẽ có một buổi ôn tập trực tuyến (như qua Zoom hoặc MS Team) để học sinh, sinh viên có thể đặt câu hỏi, trao đổi trực tiếp với giáo viên và giáo viên có thể tóm tắt lại ý chính và yêu cầu đối với bài thi.
Ngoài giờ học (thường xuyên tương tác nhằm khích lệ và tạo động lực cho học sinh, sinh viên)
- Gửi email riêng để khích lệ và hỏi thăm tình hình của học sinh, sinh viên như em nào điểm cao và điểm ngày một tiến bộ thì động viên tiếp tục phát huy; học sinh nào điểm thấp và điểm giảm sút, không nộp bài đúng thời hạn thì hỏi xem em đó có khó khăn gì không.
- Kiểm tra mục thảo luận và đặt câu hỏi trên website của lớp/môn học để trả lời kịp thời thắc mắc của học sinh, sinh viên nhất là trước khi có bài thi. Khi có câu hỏi của học sinh, giáo viên cần giải đáp thắc mắc nhanh chóng, kịp thời trong vòng một ngày chứ không nên để quá lâu mới trả lời.
- Cung cấp phản hồi hay góp ý trên bài tập học sinh, sinh viên nộp online, đồng thời thiết kế bài tập đa dạng: tự luận, tính toán, thảo luận giải quyết vấn đề.
- Giáo viên có thể tự trau dồi học hỏi thêm các cách thiết kết trò chơi, chuẩn bị nội dung thảo luận, hoạt động tương tác phong phú với nhiều yếu tố chuyển đổi và tăng tính thực hành trong các buổi gặp trực tuyến để học sinh thêm hứng thú, động lực trong môi trường học online.
TS Ellie Phuong D. Nguyen
"Nghỉ Tết dài nhất" đời đi học, sinh viên nhớ trường, cuồng chân
"Em thấy chán khi nghỉ dịch quá lâu. Em nhớ trường, nhớ lớp, nhớ bạn bè nên buồn lắm", bạn Xuân Ngọc chia sẻ.
Những ngày nghỉ vào dịp lễ Tết đã từng là sự mong chờ, niềm hân hoan của nhiều bạn học sinh, sinh viên. Nhưng "kỳ nghỉ Tết dài nhất" kéo dài hơn 2 tháng qua do Covid-19 đã khiến niềm hân hoan ấy biến mất.
Không chỉ do việc học bị trì hoãn, xáo trộn mà còn do cơn đại dịch nguy hiểm vẫn đang ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng.
Vì vậy, đa số các bạn sinh viên khi được hỏi đều cảm thấy nhớ trường lớp, nhớ bạn bè và mong muốn được đi học lại.
Bạn Xuân Ngọc, sinh viên năm 1 Khoa Quan hệ công chúng và Truyền thông Nghệ thuật, trường Đại học Văn Lang chia sẻ: "Em thấy chán khi nghỉ học quá lâu. Em nhớ trường, nhớ lớp, nhớ bạn bè nên buồn lắm.
Mấy tháng nay mỗi ngày trôi qua của em chỉ có: buổi sáng học online, trưa đến thì ăn cơm, tập thể dục, đến tối em lại ăn sau đó xem phim hoặc bấm điệm thoại rồi đi ngủ. Chán lắm!"
Theo Ngọc, dù có tiện lợi khi không cần tới trường mà vẫn nghe thầy cô giảng nhưng bài học sẽ không được sâu, có nhiều vấn đề và thắc mắc không thể giải quyết như khi học trực tiếp trên lớp.
Bạn Lâm Khánh Hưng, sinh viên năm 1 Khoa Y Đại học Quốc gia TPHCM cũng cảm thấy thời gian nghỉ dịch khiến bản thân dễ bị stress và xuất hiện khá nhiều bất tiện trong việc học tập.
Tuy nhiên, Khánh Hưng thích nghi khá tốt với việc học online và tìm thấy những lợi ích mà học online mang lại cho bản thân.
Bạn Lâm Khánh Hưng, sinh viên năm 1 Khoa Y Đại học Quốc gia TPHCM
Chia sẻ với PV Dân trí, Hưng nói: "Theo bản thân em, học online cũng có nhiều tiện lợi. Các tài liệu hay tiết học có thể lưu lại và xem nhiều lần, đặc biệt là giúp một bộ phận những người ngại tiếp xúc như em có điều kiện tương tác với giảng viên tốt hơn".
Dù vậy, sự thiếu thốn về mặt trang thiết bị và đường truyền mạng không ổn định là những điều khiến việc học của Khánh Hưng khó khăn hơn.
Bên cạnh những bạn sinh viên buồn chán khi nghỉ dịch quá lâu, cũng có nhiều sinh viên khá "tận hưởng" khoảng thời gian này để nghỉ ngơi, vui chơi và làm những điều mình thích.
Bạn Quách Ngọc Quỳnh, năm 1 khoa Tài chính Ngân hàng, trường Đại học Công nghiệp TPHCM
Bạn Quách Ngọc Quỳnh, năm 1 khoa Tài chính Ngân hàng, trường Đại học Công nghiệp TPHCM chia sẻ: "Nghỉ dịch lâu như vậy em thấy vui và khá là "sung sướng"! Vì năm 1 của trường em không học online trong giai đoạn này nên hơn 2 tháng nghỉ dịch em chỉ ăn, ngủ và chơi thôi!".
Bạn Hoàng Dũng, sinh viên năm 2 khoa Quan hệ Công chúng, trường Đại học Văn Lang cũng thấy vui khi thời gian nghỉ dịch được làm nhiều điều bản thân muốn nhưng trước đây vẫn chưa làm được.
Bạn Hoàng Dũng hiện đang là reviewer cho 1 kênh Youtube dành cho giới trẻ
Hoàng Dũng chia sẻ: "Mặc dù cũng khá nhớ trường nhưng em có thể làm nhiều điều mình thích như: quay tiktok, làm video youtube, có nhiều thời gian để chơi game và xem phim".
Bạn Hoàng Dũng, sinh viên năm 2 khoa Quan hệ Công chúng, trường Đại học Văn Lang
Theo Dũng, học online mang lại tiện lợi là dù ở đâu cũng có thể học được, nhưng lại rất khó để tập trung bài học thông qua máy tính hoặc điện thoại.
Thiên Phúc học nấu ăn và quay vlog trong thời gian nghỉ dịch
Nói về cuộc sống của mình trong thời gian nghỉ dịch, bạn Thiên Phúc, sinh viên năm 2 khoa Văn học Ứng dụng, trường Đại học Văn Lang chia sẻ: "Thời gian này em đi làm kiếm tiền học lại, dành thời gian trau dồi bản thân như học nấu ăn, quay vlog và tập thể dục thể thao để mình đẹp hơn".
Thư Quỳnh
Tiết học đầu tiên đầy cảm xúc sau khi nghỉ dịch Covid-19 của học sinh Cà Mau Sáng 20.4, tại tỉnh Cà Mau, học sinh khối lớp 9 và 12 đã đi học trở lại sau kỳ nghỉ phòng, chống dịch Covid-19 kéo dài vừa qua. Tiết học đầu tiên sau kỳ nghỉ vì dịch Covid-19 kéo dài - Vũ Lâm Ngày đầu đi học trở lại mang đến nhiều cảm xúc cho phụ huynh, học sinh và cả thầy...