Tổ chức bán hack, cheat lớn nhất thế giới bị bắt, cảnh sát thu được hơn 17 nghìn tỷ
Hãy nói không với hack, cheat trong game.
Ngành công nghiệp trò chơi điện tử là một trong những ngành giải trí lớn nhất trên thế giới, tạo ra hàng trăm tỷ USD mỗi năm. Trên thực tế, con số này lớn đến nỗi vào năm 2019, người ta ước tính rằng số tiền đổ vào thị trường game đã nhiều hơn so với ngành công nghiệp phim ảnh toàn cầu.
Với sự tăng trưởng vũ bão đó, không quá ngạc nhiên khi có một thị trường chợ đen khổng lồ cung cấp các dịch vụ gian lận trong game. Trong nhiều năm, các công ty, tổ chức thực hiện các hành vi phi pháp khi bán những phần mềm gian lận trong game và thu về hàng tỷ USD lợi nhuận. Đây thực sự là một vấn nạn nhức nhối của ngành công nghiệp game.
Trước sự phát triển của các tổ chức chuyên cung cấp phần mềm gian lận game, các nhà phát hành đã không thể ngồi yên. Mới đây, Tencent cho biết họ đã kết hợp cùng giới chức Trung Quốc để triệt phá một đường dây gian lận lớn, giá trị lên đến 764 triệu USD (khoảng 17.500 tỷ VNĐ).
Sau thời gian điều tra, cảnh sát đã ra lệnh bắt giữ các thành viên của một công ty chuyên cung cấp phần mềm gian lận trong game. Tang vật thu được là tiền mặt và các tài sản đắt giá (trị giá hơn 5 tỷ Nhân Dân Tệ) cùng 46 triệu USD tiền điện tử. Trong cuộc họp báo ngay sau đó, giới chức địa phương đã khen thưởng đơn vị điều tra, cám ơn sự hỗ trợ của Tencent và hạ quyết tâm sẽ tiếp tục duy trì một môi trường trong sạch cho ngành game.
"Nếu là bạn, bạn có bán độ không?"
Một câu hỏi gây nhức nhối trong bối cảnh hàng loạt lùm xùm gian lận, cá cược, bán độ bị phanh phui tại hệ thống giải đấu LMHT Trung Quốc.
Vụ việc giải đấu LDL bị đình chỉ vì vấn nạn bán độ đã gây chấn động mạnh mẽ tới toàn bộ cộng đồng LMHT Trung Quốc. Trên các phương tiện MXH xứ gấu trúc, rất nhiều tên tuổi lớn của nền LMHT nước này cũng lần lượt lên tiếng, hé lộ nhiều góc khuất về thực trạng gian lận trong thi đấu chuyên nghiệp.
Video đang HOT
Efeng - Cựu quản lý của đội tuyển eStar, thậm chí còn gây sốc hơn khi đưa ra một trường hợp về việc tuyển thủ bị dụ dỗ bán độ với số tiền bằng... 30 tháng lương. Chỉ cần "cố tình thua" một trận đấu, bạn sẽ nhận được số tiền bằng 2 năm rưỡi thi đấu chật vật.
Bo là trường hợp mới nhất bị điều tra vì dính líu tới các trận đấu gian lận tại LDL
"Thảo luận về bản chất con người...
Nếu bạn là tuyển thủ chuyên nghiệp, đã thi đấu được 2-3 năm, bản thân cũng không còn trẻ trung gì, cuối cùng bạn cũng thành công trong việc được thi đấu tại giải đấu hạng cao nhất, với mức lương 2 vạn tệ (khoảng 71 triệu VNĐ). Chơi được nửa mùa, đội tuyển thông báo trận sau bạn sẽ phải ngồi dự bị. Lúc này, có một người tìm đến bạn, hứa sẽ trả bạn 60 vạn tệ (khoảng 2 tỷ VNĐ) để bạn thua game cuối. Đội sẽ đấu với bạn trong trận này vốn dĩ cũng là đối thủ mà đội bạn chưa từng thắng được. Vậy lựa chọn của bạn là gì? Và tại sao?
Lưu ý là bạn được đảm bảo sẽ không gặp phải bất kỳ trở ngại gì nhé."
Dưới phần bình luận, Efeng cũng cho biết thêm, nhân vật trong bài viết là có thật, và người này đã chọn cách từ chối bán độ. Điều anh muốn bàn luận thông qua câu chuyện này, là nếu đặt địa vị của mình vào người chơi đó, liệu các game thủ có sẵn sàng bán đi danh dự để chạy theo "cám dỗ đồng tiền", chấp nhận "thực tại nghiệt ngã", hay sẽ chiến đấu đến cùng vì niềm đam mê và tôn nghiêm của bản thân?
Bài đăng của Efeng ngay lập tức đã trở thành chủ đề bùng nổ trên Weibo, rất nhiều luồng tranh cãi, thậm chí chỉ trích đã nổ ra. Nhưng một điều đáng ngạc nhiên là, một bộ phận không nhỏ những cư dân mạng để lại bình luận trong bài viết, lại lên tiếng ủng hộ chuyện bán độ, và động thái đó càng khiến cho cuộc khẩu chiến trở nên dữ dội, giữa hai luồng tranh luận "nên" hay "không nên" bán độ:
- Đây là tựa game yêu thích của tôi, ước nguyện của tôi là được chiến đấu hết mình vì nó. Muốn bán độ thì tăng giá đê.
- Vì ước mơ của mình, tôi sẽ chiến đấu bằng tất cả sức lực, nếu thành công và chiến thắng, số tiền nhận được sẽ còn lớn hơn nhiều.
- Nếu đang cần tiền thì bán độ cũng được.
- Nếu là tôi, ngay cả khi đã ở chặng cuối sự nghiệp, tôi vẫn sẽ nghĩ về cách để cải thiện bản thân và chiến đấu cho một vị trí chính thức. Tôi sẽ trân trọng từng ngày từng giờ mình còn thi đấu. Tôi muốn trải nghiệm chiến thắng trong trò chơi và đứng trên sân khấu, cảm nhận tầng tầng lớp lớp fan hâm mộ đang reo hò. Hả cái gì? Bán một lần được sáu trăm ngàn? Thế kế hoạch cụ thể như nào nói mau!
- Nếu là trong một thế giới giả tưởng thì có lẽ tôi sẽ từ chối, còn trong thực tế, tôi nghĩ có lẽ bất kỳ ai đã từng chìm đắm trong sự nghèo khổ, đều sẽ chọn 60 vạn tệ này. Đó là sự thật.
- Nghe như kiểu ông chủ của bạn nói đây là dự án cuối cùng của bạn, khi xong xuôi, bạn sẽ bị cho thôi việc. Tính đến N 1 trường hợp có thể xảy ra trong tương lai nhưng kết cục đều là bạn bị tống cổ khỏi ngôi nhà đang thuê. Lúc này, một gã cò mồi đến và nói với bạn rằng đối thủ cạnh tranh của công ty bạn sẵn sàng trả một số tiền khủng khiếp để bạn tham gia vào các hoạt động phá hoại công ty mình. Tại sao bạn lại không thể tham gia chứ? Quy chuẩn đạo đức của cộng đồng là tốt, nhưng bạn không nhất thiết phải áp dụng nó lên bản thân.
- Tôi có điều không hiểu, ở tầm tuổi đấy rồi mà không nhận thức được là nếu ra xã hội thì việc kiếm được 2 vạn mỗi tháng đã là cực hình à?
- Thực tế đi, hầu hết mọi người sẽ chọn lấy số tiền (60 vạn tệ) này.
Qua một vài bình luận điển hình nêu trên, có thể thấy, ngay cả khi hành vi bán độ đã trở thành một hành động phạm quy trong điều luật của LMHT chuyên nghiệp, thì vẫn có không ít khán giả ủng hộ điều này.
Nhiều người thậm chí còn cho rằng thà bán 1 game mà được vài chục vạn tệ, còn hơn sống lay lắt với mức lương ít ỏi, mà cơ hội thành công thì lại rất ít. Hoặc cũng có những lời bình luận theo kiểu nửa đùa nửa thật, cho thấy sự thờ ơ của một bộ phận không nhỏ khán giả đối với vấn nạn bán độ tại giải đấu chuyên nghiệp.
Dĩ nhiên, vẫn còn rất nhiều khán giả phản đối gay gắt hành vi bán độ, cho rằng đây là hành động thiếu đạo đức. Không chỉ có nguy cơ hủy hoại sự nghiệp, tiền đồ của bản thân tuyển thủ vi phạm, mà còn là hành động phản bội lại lòng tin của tổ chức, của đồng đội, vứt bỏ danh dự của một người làm công việc chân chính.
Dẫu sao, việc có nên bán độ hay không cũng chỉ nằm ở phương diện nhìn nhận cá nhân của mỗi người. Chỉ có một thực tế duy nhất, đó là mọi hành vi gian lận trong trò chơi đều phải hứng chịu những hình phạt nặng nề, và những tuyển thủ tham gia gian lận cũng luôn phải đối diện với sự trừng phạt của Ban tổ chức, nặng nề nhất có thể là hủy hoại cả sự nghiệp.
Siêu Sao Liên Quân 2021: ProE thẳng thừng chê BronzeV "không có kỹ năng" Tập 2 của Siêu Sao Liên Quân 2021 (All-Stars 2021) đã chính thức lên sóng và khán giả lại một lần nữa có những màn giải trí ấn tượng cùng những ngôi sao hàng đầu của Liên Quân Mobile Việt. All-Stars 2021 đã chính thức được phát sóng vào ngày 10/2/2021 trong dịp Tết Tân Sửu cận kề. Đây cũng chính là nơi...