Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu theo dõi sát cuộc bầu cử tại Donbass
Các nhà quan sát đến từ hơn 20 nước, bao gồm các nước thành viên của OSCE đã giám sát các cuộc bầu cử ngày 11/11 ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng và Cộng hòa nhân dân Lugansk tự xưng (DPR và LPR), miền Đông Ukraine Đại diện Nga tại OSCE ngày 12/11 cho biết.
Tại một phiên họp đặc biệt của Hội đồng thường trực Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu OSCE, đại diện Nga ông Aleksandr Lukashevich chia sẻ thông tin nhận được từ các ủy ban bầu cử, các nhà quan sát và truyền thông.
“Các cuộc bầu cử ngày 11/11 được tổ chức một cách trật tự, bình tĩnh, không có vi phạm, và thu về số phiếu cao (80% ở DPR và 77% ở LPR). Người dân có cơ hội chọn trong số 5 ứng viên tại khu vực Donetsk và 4 ứng viên tại khu vực Lugansk”, đại diện thường trực của Nga cho biết.
Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu theo sát cuộc bầu cử tại miền Đông Ukraine. (Ảnh: TASS)
“Quá trình bỏ phiếu được giám sát bởi các nhà quan sát đến từ hơn 20 nước bao gồm các nước thành viên OSCE: Áo, Bỉ, Hungary, Đức, Hy Lạp, Italy, Ireland, Canada, Hà Lan, Na-uy, Ba Lan, Serbia, Thổ Nhĩ Kỳ, Phần Lan, Pháp, cùng với các nước khác.” – nhà ngoại giao Nga cho biết thêm.
Ông Lukashevich giải thích rằng những cuộc bầu cử ngày 11/11 là cần thiết để lấp đầy khoảng trống quyền lực và bảo đảm cơ quan chức năng đang làm việc không gián đoạn sau cái chết của cựu lãnh đạo DPR Alexander Zakharchenko.
“Trong những điều kiện này, Donbass không thể làm gì hơn là tự tổ chức bầu cử với mục đích đảm bảo sự tồn tại, sinh kế và trách nhiệm đối với những người dân bị bỏ rơi” – nhà ngoại giao Nga nói. “Các đại diện được bầu sẽ được ủy nhiệm để giải quyết các vấn đề duy trì cuộc sống bình thường ở khu vực, đảm bảo hoạt động các cơ quan chức năng, lấp đầy những trách nhiệm xã hội mà Kiev từ chối thừa nhận” – ông nói thêm.
Diễn biến bầu cử tại Donbass
Video đang HOT
Ngày 11/11, người dân ở DPR và LPR đi bỏ phiếu để chọn ra lãnh đạo mới của hai nước cộng hòa tự xưng này và các thành viên trong nghị viện hay còn gọi là Hội đồng nhân dân.
Theo Tass, quyền lãnh đạo LPR là Leonid Pasechnik giành được 68,3% số phiếu, quyền lãnh đạo DPR Denis Pushilin giành được 60,85% số phiếu. Tại cuộc bầu cử nghị viện, nhóm “Mir Luganschine” (Hòa Bình cho Lugansk) giành được 74,13% phiếu bầu ở LPR, trong khi nhóm “Donetskaya Respublika” (Cộng hòa Donetsk) giành được 72,5% phiếu bầu ở DPR.
Số phiếu thu về tại cuộc bầu cử khá cao khi đạt 77% ở LPR và 80,1% ở DPR.
Ngày 8/11, Đại sứ OSCE và Ngoại trưởng Italy Enzo Moavero Milanesi nói tổ chức các cuộc bầu cử ở Donbass là vi phạm thỏa thuận Minsk. Trong khi đó, Matxcơva, Donetsk và Luhansk liên tục phủ nhận vì cho rằng Kiev ngay từ đầu đã không có ý định thực hiện thoả thuận Minsk và hoàn toàn phá hoại thoả thuận này.
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vasily Nebenzya hôm 1/11 từng nói: “Kiev không làm gì để hoàn thành các điều khoản chính trị quy định trong hai thỏa thuận Minsk, bao gồm các quy định về tổ chức bầu cử, trong khi đó lại phản đối người dân ở Donetsk thực hiện bầu ra người lãnh đạo sau khi người đứng đầu nước cộng hoà tự xưng bị ám sát. Kiev cần tuân thủ thỏa thuận, cho phép khu vực miền đông Ukraine có được nhiều quyền tự chủ hơn”.
Thỏa thuận Minsk
Theo thỏa thuận Minsk ký kết ngày 12/2/2015, các cuộc bầu cử địa phương sẽ được thảo luận và thực hiện trong khuôn khổ Nhóm Tiếp xúc trên cơ sở luật Ukraine và do Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) giám sát. Các cuộc bầu cử ở DPR và LPR chỉ có thể diễn ra sau khi lực lượng ly khai rút hết vũ khí và quân đội ra khỏi ranh giới phân định theo thỏa thuận Minsk, và việc này phải được sự xác nhận của OSCE.
Mỹ và Bỉ đã yêu cầu Nga không tổ chức những cuộc thăm dò ý kiến bất hợp pháp, cho rằng điều này làm ảnh hưởng đến nỗ lực hòa bình. Nga bị cáo buộc hỗ trợ vũ khí cho lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine.
Trong khi đó, Kiev thúc giục các đồng minh phương Tây trừng phạt Matxcơva vì vi phạm thỏa thuận Minsk 2015 – được Nga, Ukraine, Đức và Pháp ký tại Minsk, Belarus cam kết kết thúc chiến tranh ở miền Đông Ukraine và rút vũ khí hạng nặng ra khỏi phạm vi 15km hai bên tiền tuyến.
(Nguồn: Tass)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Nga - phương Tây leo thang về thay máu chính trường đông Ukraine
Lực lượng li khai được Nga hậu thuẫn ở miền đông Ukraine dự kiến sẽ tổ chức bầu cử tại hai nước cộng hòa tự xưng vào ngày 11/11.
Các cuộc bầu cử ở "Cộng hòa Nhân dân" Donetsk và Lugansk tự xưng đã bị Kiev và phương Tây lên án mạnh mẽ.
"Trong khi Ukraine có những bước đi tích cực để thúc đẩy hòa bình, Nga đang dấy lên xung đột bằng cách dàn dựng "các cuộc bầu cử" giả hiệu," đại sứ quán Mỹ tại Kiev viết trên Twitter hôm thứ tư.
Cơ quan này cũng kêu gọi người dân tại miền đông Ukraine tẩy chay các cuộc bỏ phiếu này.
Trước đó, Brussels cho biết những cuộc bỏ phiếu được cho là bầu ra tổng thống và quốc hội tại khu vực trên là trái với một thỏa thuận năm 2015 nhằm giải quyết xung đột.
Alexander Zakharchenko - một thủ lĩnh li khai miền Đông Ukraine đã thiệt mạng vào tháng 8. (Nguồn: Yahoo/AFP)
"Chúng tôi hy vọng Nga đặc biệt để tận dụng triệt để ảnh hưởng của họ đối với những người ly khai trong vấn đề này", EU cho biết trong một tuyên bố vào tháng 9.
Tám quốc gia châu Âu cũng lên án các cuộc bầu cử "bất hợp pháp" trong một tuyên bố tại Liên hợp quốc hồi tháng trước, thúc giục Nga ngăn cản động thái này.
Nhưng Moscow đã bác bỏ các kháng nghị, nhấn mạnh rằng cuộc bỏ phiếu này "không có gì liên quan" với hiệp định hòa bình Minsk năm 2015, theo AFP.
Người dân khu vực này đã quyết định đơn phương tổ chức các cuộc bầu cử, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết vào tháng 10.
Bà cho biết, người dân ở đây đang sống với "mối đe dọa lâu dài từ việc sử dụng vũ lực của chính quyền Ukraine."
"Cuộc bầu cử ngày 11/11 được quyết định bởi sự cần thiết phải lấp đầy khoảng trống quyền lực sau cái chết của Alexander Zakharchenko," bà nói, nhắc tới một thủ lĩnh ly khai đã thiệt mạng trong một vụ đánh bom tại một quán cà phê Donetsk hồi tháng 8.
"Moscow đã quyết định rằng việc hợp pháp hóa các nhà lãnh đạo mới lớn hơn những lời chỉ trích của phương Tây", Alexei Makarkin thuộc Trung tâm Công nghệ Chính trị tại Moscow nói với AFP.
Xung đột giữa các lực lượng chính phủ Ukraine và phe ly khai nổ ra vào tháng 4 năm 2014, ngay sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea., Kể từ đó, cuộc xung đột này đã khiến hơn 10.000 người thiệt mạng.
An Bình
Theo toquoc
Tổng thống Ukraina trình Quốc hội gia hạn quy chế đặc biệt Donbass Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko ngày 3.10 yêu cầu Quốc hội khẩn trương nghiên cứu dự thảo luật về việc kéo dài quy chế đặc biệt của vùng lãnh thổ Donbass. Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko. Ảnh: EPA Dự thảo được ông Poroshenko đệ trình lên Quốc hội trong cùng ngày hôm nay - theo TASS. Dự thảo đề xuất những thay đổi...