Tình yêu lớn với học trò

Theo dõi VGT trên

Cô Lê Thị Hồng Thắm đang chủ nhiệm 13 học sinh tại Trường chuyên biệt Bình Minh (Q.Tân Phú, TP.HCM).

Tình yêu lớn với học trò - Hình 1

Cô Lê Thị Hồng Thắm với học trò của mình – Ảnh: TRỌNG NHÂN

Học sinh của cô hầu hết là trẻ chậm phát triển trí tuệ. Dù đã ở tuổi vị thành niên nhưng đứa khá nhất cũng chỉ như trẻ lên tám. Bởi thế, những bài học tưởng chừng đơn giản như đánh vần, cộng trừ… trở thành thách thức rất lớn với học sinh.

Hôm nay các em có thể nhớ mặt chữ “i, ê” nhưng lại quên chữ “o, a” được dạy cách đây vài ngày. Nhiều em đến 18 tuổi vẫn loay hoay tay đếm số, miệng lẩm nhẩm đánh vần.

Đôi lúc tiết học đột ngột dừng lại vì một học sinh bất ngờ la ó hoặc dùng bạo lực với người xung quanh. Hồi mới vào nghề, những cảnh tượng này khiến cô khá sốc.

Nhưng rồi thời gian làm cho sức chịu đựng, sự cảm thông và tình yêu thương với những học sinh thiệt thòi ngay từ khi chào đời của cô hơn gấp nhiều lần.

Cậu học trò thường “động tay động chân” nhất cũng là đứa cô thương nhất. Những ngày đầu, em thường manh động. Có lúc đang chuẩn bị cơm cho các em, cô thình lình nhận một cú đánh mạnh của học sinh này vào lưng.

Cô kiên trì dỗ dành, uốn nắn từng lời, từng hành vi để em biết đâu là vô lễ, đâu là không nên. Đó là những bài học về sự lễ phép mà những học sinh thông thường chỉ cần nhắc qua một hai lần là có thể tiếp thu.

Trong 7 năm ở trường, gia đình học sinh này chỉ muốn cho em học cô Thắm. Ngày vào trường, em thậm chí không thể viết chữ “o”, nhưng khi ra trường có thể bập bẹ đánh vần hay cầm bút gò được vài chữ đơn giản.

Cô tâm niệm không được nóng vội, gặp trường hợp trẻ càng khó tập trung thì càng nên ân cần. “Làm nghề này cho tôi sự kiên nhẫn rất lớn, phải có tình yêu với các em trước rồi mới có thể dạy dỗ sau. Dạy trẻ không phải một ngày một bữa mà được” – cô Thắm nói.

Cô Vũ Thị Cẩm Thúy – hiệu trưởng nhà trường – nói cô Thắm là một trong những nhà giáo kinh nghiệm nhất tại đơn vị mình, được cả học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp yêu mến.

Ngoài nghiệp vụ vững, cô luôn đưa vào công việc chữ “tâm”, chữ “tình” rất lớn. Nhờ vậy, cô có thể chăm chút cho từng học sinh những điều nhỏ nhất.

Cô Thúy kể suốt khoảng thời gian dài, cô Thắm là lao động chính nuôi cả gia đình năm người.

“Vậy mà cô chưa hề than thở về cuộc sống của mình khó khăn đến như thế. Cô đến trường đi làm bình dị, âm thầm, nhưng chăm sóc học trò thì rất tốt và không bao giờ để chuyện gia đình ảnh hưởng đến công việc” – cô Thúy nhận xét.

Những thanh xuân trên 'đỉnh trời'

Con đường dốc đá dựng đứng, cô Thắm cài số 1 tăng ga vượt qua con dốc lầy lội thì lập tức đối mặt khúc cua tay áo, chỉ lỏng lái là xe đổ, bánh chổng lên trời.

"Chân có bị làm sao không?", luôn là câu hỏi đầu tiên của chồng mỗi khi thấy cô giáo Lê Thị Hồng Thắm trở về nhà. Người vợ lại vén quần qua mắt cá chân, chỉ vào những vết tím bầm trên bắp chân - "di sản" của những lần ngã xe, va đập trên đường từ trung tâm xã Cốc Mỳ, huyện Bát Xát lên điểm trường Séo Phìn Than - nơi cô và một nữ đồng nghiệp nữa cắm bản.

"Không xa đâu, chỉ 12 km thôi, nhưng chao ơi đường đi khó đâu mà khó. Em chưa từng thấy nơi nào đường đi khó như vậy", Thắm tổng kết lại sau 11 năm đi cắm bản. Cô giáo 34 tuổi, nét người cũ kỹ, nhưng hay cười, da sạm đi sau một thập niên ăn đời ở kiếp cùng những đứa trẻ người Mông, người Dao dọc bản làng biên giới phía Bắc.

Con đường đến điểm trường Séo Phìn Than của các cô giáo mầm non cắm bản. Video: Anh Tuấn

Chiếc xe máy cà tàng của cô đã đi đủ loại đường, vượt suối vào Nậm Sài, leo dốc Sa Pa... nhưng tất thảy đều "thua" đường lên Séo Phìn Than, nơi cán bộ cơ sở truyền tai nhau câu chuyện "có cô giáo lên tới nơi nản quá, chào rồi xin về xuôi luôn". Con đường dốc đá vốn dựng đứng như đi lên trời, lại thêm khúc cua tay áo.

Xã Cốc Mỳ có 17 thôn bản thì 4 thôn vùng biên giới, 537 trên tổng số 1.060 hộ thuộc diện nghèo. Séo Phìn Than là thôn xa nhất, cách trung tâm xã 17 km, chỉ có dân tộc Mông sinh sống trên những mỏm đất cao nhất vùng.

Đứng từ sân của điểm trường mầm non trung tâm, một cán bộ xã chỉ ra ngọn núi nấp trong mây phía trước mặt: "điểm trường ở kia kìa". Mấy người trong đoàn công tác từ đồng bằng cười lớn, tưởng anh nói đùa. Gần 2 giờ ngồi sau xe máy, cổ tay đỏ lựng, rã rời vì bám người ngồi trước qua những cung đường bửa đôi, ngổn ngang đá cục, đoàn công tác mới tin anh nói thật.

Ở Séo Phìn Than, trường mầm non và tiểu học được đặt ở khu đất cao nhất bản, chênh vênh ven sườn đồi. Điểm mầm non là một tổ hợp công trình, gồm phòng học, phòng ở của hai cô giáo và bếp ăn bán trú. Gian chính rộng 32 m2, vừa là lớp học, phòng ngủ bán trú và cũng là sân chơi cho 37 đứa trẻ người Mông từ 3 đến 5 tuổi.

Theo thông tư 13 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hồi tháng 5, mỗi điểm trường phải có khối phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; mỗi nhóm, lớp có một phòng, bao gồm các phân khu chức năng: khu sinh hoạt chung để tổ chức các hoạt động học, chơi và ăn ngủ; phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật, sân chơi được lắp đặt các thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo quy định. Đối chiếu với quy định này, Séo Phìn Than không đạt một tiêu chí nào.

Sĩ số lớp mầm non thường xuyên tăng vọt lên 42, khi nhiều anh chị địu em dưới hai tuổi đến lớp. Đến bữa ăn, cô Thắm, cô Hiền phải lấy thêm thìa thêm bát.

Các thầy cô giáo vùng cao vẫn quen "khuyến học sai nguyên tắc" như thế, chỉ để bọn trẻ đi học ổn định. Tuần trước, có bà mẹ người Mông, tay dắt díu con chị, lưng địu cậu em đang ngủ say, ra lớp gửi cô trông. Nhưng cô giáo đành lắc đầu, vì lớp đã quá tải. Dự kiến năm sau, số học sinh chính thức sẽ lên 43.

Phòng nghỉ của hai cô giáo rộng chừng 10 m2, kê một cái giường và hai cái ghế con. Buổi trưa, các cô khuân những tấm phản từ căn phòng này sang phòng học, rồi nằm một góc trông trẻ ngủ.

Kết cấu thô sơ ấy, cũng đã là một trong những nỗ lực cộng đồng lớn nhất của bản Mông này. Trưởng bản Lầu A Và nhớ dịp cuối năm 2012, những người đàn ông mạnh khỏe nhất Séo Phìn Than khi đó được giao lên rừng đẵn vầu, nứa về dựng lớp học mới cho trẻ con trong thôn. Điểm trường cũ cách chừng 1 km, chung một khu với tiểu học, vách tường bằng tre, mái lợp lá vá chằng chịt, dấu tích của những mùa bão đi qua.

Năm ấy, bão làm tốc mái lớp mầm non. Dân bản họp bàn, quyết định di dời cả hai khối mầm non lẫn tiểu học lên một khu đất mới, cao nhất, phẳng nhất trong thôn này. Lớp học dựng trong nửa năm, vẫn là bức vách toóc xi, khung vầu, chỉ có mười hai cột trụ được dựng bằng sắt.

Những thanh xuân trên đỉnh trời - Hình 1

Điểm trường mầm non - công trình khang trang nhất ở Séo Phìn Than. Ảnh: Anh Tuấn

Người đàn ông 20 năm làm trưởng bản, nói năm đó theo chương trình phổ cập, thì trường phải được xây bằng vật liệu kiên cố. Nhưng ôtô không vào nổi. Người trong bản phải chở xe máy từng bao xi măng, vần từng cột sắt lên núi.

"Mái trường vách nứa mới đã là một bước tiến lớn rồi", vị trưởng thôn vò đầu. Cả thôn có 58 hộ, thì 23 hộ nghèo. Kinh tế quanh quẩn cây lúa với ngô, không buôn bán được gì vì "đường khó đi quá". Cả bản hơn 300 dân, thu nhập bình quân đầu người chưa nổi 1 triệu đồng mỗi tháng.

Lần họp phụ huynh vào cuối tháng 9, cô Thắm nhớ những bà mẹ người Mông, ngồi cho con bú, nghe cô giáo thông báo khoản đóng góp hơn trăm nghìn. Phụ huynh gật đầu, rồi để đó, khóa cửa, đi nương. Các cô tìm đến nhà, thấy cửa đóng then cài, chặc lưỡi, rồi lại bỏ tiền lương ra đóng thế.

Nhiều hôm tối trời, thấy bóng phụ huynh dắt con về khuất sau rặng núi, cô Thắm ứa nước mắt nhớ con mình. Con gái lớp Năm, con trai lớp Hai đều gửi học dưới Cốc Mỳ. Chồng làm công nhân mỏ đồng, sáng đi tối mịt mới về. Việc học của con trông cậy vào đồng nghiệp và những cuối tuần về kiểm tra sách vở. "Con mình gửi đồng nghiệp, mình lại đi trông con cho người khác", cô giáo cười, đôi mắt ươn ướt.

Màn đêm rủ xuống khoảnh đất vùng biên, cả vùng đồi núi ắng lặng, Séo Phìn Than vẫn chưa có điện. Điện thoại có đầy bài nhạc, cô Thắm cũng không mấy khi dám mở ra nghe.

Buổi tối muộn, khi dọn xong lớp học, cơm nước xong xuôi, trở về với căn phòng giáo viên 10 m2, cô Thắm mới lần mở cái điện thoại, chạy lên khu đất cao cạnh trường tiểu học, "hứng" sóng điện thoại, gọi về nhà cho con.

"Một bao gạo, một túi rau, thịt và chiếc điện thoại sạc đầy pin" là hành trang không thể thiếu của 2 cô giáo mầm non mỗi lần tranh thủ về qua nhà. Những mùa khai giảng đến, đằng sau xe cô Thắm, cô Hiền còn có thêm ít giấy màu, mấy lá cờ Tổ quốc và đôi gói kẹo.

Những vết vá víu trên mái của ngôi trường, lâu hơn cả tuổi nghề của Thắm và những mảng tường ố quanh, không ngăn được bàn tay hai cô giáo chăm chút cho lớp học và biến nó thành ngôi nhà xinh đẹp nhất cung đường vào bản.

Những mảng toocxi đã lở, được cô Thắm, cô Hiền dùng giấy hoa dán che lại, hoặc vẽ đè lên bằng hình những cái cây, bông hoa, con gà, con vịt, con mèo. Ngoài cửa lớp, bốn chục đôi dép nhựa, ủng nhựa, đôi nào cũng bé nhỏ, lọt vừa lòng bàn tay, đôi nào cũng lấm đầy bùn đất, đánh dấu những hành trình vượt núi đến trường của bọn trẻ, được xếp thành từng hàng trên giá. Khoảng vườn trước hiên lúc nào cũng có một thứ hoa đang nở...

Những thanh xuân trên đỉnh trời - Hình 2

Cô Thắm và các bé trong lớp học rộng 32 m2 dựng trên những thân tre già và bùn trát vách, cũng là căn nhà duy nhất được quét vôi trong bản. Ảnh: Anh Tuấn

Lũ trẻ ở Cốc Mỳ, nhiều đứa lớp 2, lớp 3 vẫn chưa nói sõi tiếng Kinh, viết thạo chữ Kinh, nhưng bài hát nào cô Thắm dạy từ ngày mầm non, đều thuộc hết. Cô Thắm bảo dạy học ở đây, được cái không phải đi "dân vận" nhiều, vì đứa trẻ nào cũng thích đi học, địu thêm cả em đi cùng. Bố mẹ chúng sáng ngủ dậy, lắm khi chỉ cho ăn, chưa kịp rửa mặt, buộc tóc cho con, đã vác gùi vác cuốc lên nương đến tối mịt, phó mặc con cái cho trường.

Ở lớp, cô Thắm, cô Hiền, vì thế, sẽ vừa dạy chữ, dạy hát, vừa tranh thủ mặc lại cho chúng cái áo bị ngược, rửa tay, cắt móng sạch sẽ, chùi sạch vết mũi bám quanh má, rồi rửa mặt, mới cho ăn cơm, đi ngủ. Nhiều bữa tối mịt, phụ huynh chưa kịp đi nương về, các cô lại châm đèn dầu, vừa lúi húi thổi cơm, vừa trông 4, 5 đứa nhỏ chưa ai đến đón.

Từ ngày có điểm trường, những cặp vợ chồng ở Séo Phìn Than bớt cảnh vừa đi làm, vừa thắc thỏm bỏ con ở nhà, con trẻ ê a biết hát và biết vẫy tay, "chào cô" mỗi sáng đến lớp, ra về hay gặp cô Thắm trên đường.

11 năm trải qua ngày 20/11, chưa lần nào nhận một bó hoa, lời chúc, nhưng nhớ lại những ngày mưa lũ phải ở lại bản, bếp không một hạt gạo, bó rau, cô Thắm lại ứa nước mắt biết ơn phụ huynh. Nhà họ cũng chả có gì ăn, nhưng thi thoảng bế con đến lớp, vẫn dúi vào tay cô đôi quả trứng, bắp ngô với miếng thịt lợn của nhà, mưa gió là chạy ra trường, xem các cô cần giúp gì không. "Bọn em chỉ cần được động viên như thế, mà họ cũng chẳng có gì hơn thế", cô Thắm tâm sự.

Nhưng sau gần mười năm, Séo Phìn Than xứng đáng có thêm một bước tiến bữa, là một mái trường khang trang trên khu đất rộng hơn. Các cô giáo chỉ ao ước phòng học rộng hơn; phòng bếp rộng hơn một chút, để được nhiều củi hơn mỗi mùa đông đến; một khoảnh sân nho nhỏ, để trồng mấy rặng hoa quanh trường.

Một lớp học rộng rãi, kiên cố ở mức cơ bản nhất, cũng sẽ giúp các cô không phải "khuyến học sai nguyên tắc" như trước nay vẫn làm. Hoặc chí ít, cũng không phải lắc đầu từ chối những đứa trẻ địu thêm cả em đến lớp. Vì mọi trẻ em, đều có quyền học tập.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đã tìm thấy máy bay Yak-130 rơi ở Đắk Lắk
16:22:22 08/11/2024
Bão số 7 di chuyển hướng Tây Tây Nam, giật cấp 17
13:58:33 08/11/2024
Xác minh clip người phụ nữ đạp, đánh tới tấp bé gái giữa đường
15:03:44 08/11/2024
100 triệu người xem bài bóc phốt đáng sợ về bạn gái Huỳnh Hiểu Minh, tài tử hạng A là nạn nhân thê thảm nhất
16:49:21 08/11/2024
Clip Kỳ Duyên được truyền thông quốc tế săn đón, nhận thêm tin vui sau chuỗi ngày trồi sụt ở Miss Universe
15:42:44 08/11/2024
Nóng: Bắt giữ 3 nghi phạm trong vụ Liam Payne ngã lầu tử vong tại chỗ
13:56:54 08/11/2024
Hiền Hồ bỏ về gấp sau khi bị hỏi chuyện cặp kè với đại gia tại sự kiện?
16:52:24 08/11/2024
Vợ trẻ kém 40 tuổi của Lý Khôn Thành: Sống vô gia cư, bị phạt vì ăn trộm
14:05:43 08/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ai Cập ấn định thời điểm tổ chức hội nghị huy động viện trợ cho Dải Gaza

Thế giới

19:44:55 08/11/2024
Ông Aljowaily cũng nhắc lại sự sẵn sàng của Ai Cập trong việc hỗ trợ tái thiết dải đất này, dựa trên kinh nghiệm sâu rộng của nước này trong phát triển đô thị và sự tham gia trước đây của chính quyền Cairo vào các nỗ lực tái thiết ở Ira...

Thót tim khoảnh khắc nam sinh lớp 10 chạy xe máy tông vào cụ ông đi xe đạp ở Thanh Hoá: Camera an ninh ghi lại gì?

Netizen

19:30:46 08/11/2024
Trong quá trình điều khiển xe máy chở theo bạn trên đường, nam sinh đã không may va trúng cụ ông đang đạp xe cùng chiều khiến cả 2 bị thương phải đi cấp cứu tại bệnh viện.

Công bố địa điểm tổ chức concert 2NE1 tại TP.HCM, liệu có lặp lại lịch sử như BLACKPINK?

Nhạc quốc tế

19:24:13 08/11/2024
2 đêm concert của 2NE1 tại TP.HCM sẽ được tổ chức ở địa điểm quen thuộc - Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC).

Chủ bản hit "Tình sầu thiên thu muôn lối" Doãn Hiếu lộ diện

Nhạc việt

19:19:58 08/11/2024
Ca sĩ Doãn Hiếu thoát hình tượng thanh xuân vườn trường , hóa bad boy đầy chất chơi ngay sau sinh nhật tuổi 22.

Vợ cực kín tiếng của nam thần Vbiz: Là "con gái rượu" đại gia, chỉ lộ 2 bức ảnh cưới đã gây sốt!

Sao việt

19:12:24 08/11/2024
Tính đến hiện tại, những lần Vĩnh Thụy chia sẻ về vợ trên mạng xã hội chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thậm chí, anh cũng quyết giữ kín bưng những khoảnh khắc nét căng trong ngày trọng đại của 2 vợ chồng.

Lưu ý khi làm mới không gian bằng giấy dán tường

Sáng tạo

18:47:56 08/11/2024
Giấy dán tường được xem là giải pháp nhanh chóng cho những người muốn làm mới không gian sống. Tuy nhiên, giấy dán tường cũng có ưu và nhược điểm riêng.

4 ô tô va chạm liên hoàn trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Tin nổi bật

18:00:22 08/11/2024
Lực lượng chức năng đang làm rõ vụ tai nạn xảy ra giữa 4 ô tô trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai sáng 8/11. Một người bị thương nặng đã được đưa đi cấp cứu.

Bất ngờ về bà chủ chuỗi nhà thuốc Mỹ Châu bị khởi tố cùng ca sĩ Quốc Kháng

Pháp luật

17:53:04 08/11/2024
Bà Lê Thị Mỹ Châu là cổ đông lớn nhất của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Mỹ Châu Pharmacy Group và Công ty cổ phần Đầu tư Mỹ Châu. Tuy nhiên Công ty cổ phần Đầu tư Mỹ Châu đã không còn hoạt động.

Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 15: Hai nữ sinh cùng phòng ký túc xá bị cả trường đồn yêu nhau

Phim việt

17:25:52 08/11/2024
Nga khẳng định luôn mình và Linh đúng là một cặp. Có phải cô nàng Nga lắm chiêu đang cố tình thử thách sự tinh tế và tình cảm của hai anh chàng dành cho Linh?

Demi Moore chia sẻ về cảnh 'nóng' với Margaret Qualley trong 'The Substance'

Hậu trường phim

17:01:35 08/11/2024
Bộ phim kinh dị The Substance theo chủ nghĩa nữ quyền, để lộ toàn bộ cơ thể của Demi Moore và Margaret Qualley.

Hôm nay nấu gì: Bữa tối toàn món truyền thống mà cực ngon

Ẩm thực

16:45:32 08/11/2024
Bữa tối toàn món truyền thống mà cực ngon. Đều là các món ăn quen thuộc nhưng hương vị thơm ngon khiến bữa cơm hấp dẫn hơn rất nhiều.