Tình yêu của nhà sáng lập gốm sứ Minh Long
Truyền thuyết kể rằng, sau nhiều năm thử làm loại gốm mới không thành, người thợ gốm tài hoa đã nhảy vào lò nung đỏ lửa. Xương cốt của ông hòa vào đất. Từ mẻ đất đấy, những chiếc bình men độc đáo có một không hai ra đời, khởi đầu cho dòng gốm mới.
Tình yêu, niềm đam mê gốm sứ trong ông Lý Ngọc Minh không hề thua kém người thợ gốm năm xưa. Điểm khác biệt duy nhất, ông Minh biết phối hợp tổng hòa giữa tinh hoa gia truyền và kỹ thuật hiện đại để chinh phục những đỉnh cao trong nghề gốm sứ.
Ông chính là cha đẻ của thương hiệu gốm đỉnh cao, niềm tự hào của Việt Nam: Gốm sứ Minh Long I.
Người đàn ông đông “con” nhất Việt Nam
Với ông, đất – gốm – men là máu, là thịt, là hơi thở, là cuộc sống. Ông coi từng hạt đất như từng tế bào hình thành nên những đứa con dấu yêu.
Nửa thế kỷ qua, ông cho ra đời hàng triệu “đứa con” như thế. “Con” chào đời vắt hết sức lực, tim óc, đam mê và cả tiền bạc của cha.
Mân mê chiếc bình hoa, ông giải thích về công nghệ mới “vẽ nhiều lần, nung ở nhiệt độ cao cho màu tan chảy, ngấm, chìm vào men. Làm như thế, hình ảnh có độ sâu, sống động như thật”.
Ông Lý Ngọc Minh bên chiếc bình “Nhìn đời”
Ông coi việc sinh đứa con sau phải ưu việt hơn đứa trước là một nhiệm vụ, là mệnh lệnh của người có trách nhiệm bảo tồn và phát triển ngành gốm sứ Việt. Làm sao để gốm sứ có màu sắc đa dạng, tươi sáng, bóng, chắc, bền đẹp, dùng được cho lò vi sóng. Làm sao hoa văn trên từng chiếc bình, cái tách phải “sang trọng vĩnh cửu” và nhìn vào là biết hàng Việt Nam, hoa văn tiêu biểu của người Việt.
Không dễ để ra đời một dòng sản phẩm mới, không dễ để sản sinh những đứa con – những tác phẩm gốm sứ mà những tập đoàn gốm sứ lâu đời nhất cũng phải nể phục. Có sản phẩm ông và tập thể hàng trăm nghệ nhân, kỹ sư của Minh Long phải làm đi làm lại cả trăm lần, thậm chí phải kéo dài nhiều năm. Nếu không có tình yêu tha thiết, nếu không có niềm đam mê mãnh liệt, chắc chắn, ông đã bỏ cuộc.
Ông có thể say sưa kể nhiều giờ liền về quy trình “sinh ra” từng đứa con. Đâu là đặc điểm vượt trội của từng “đứa”: sang trọng, mỏng đẹp, bền chắc, chống sứt mẻ, chịu được chênh lệch nhiệt độ lớn…
Đặc biệt, đứa con mà ông hoài thai gần chục năm – được vinh dự mang họ cha: Ly’s Horeca – dòng sản phẩm dành cho nhà hàng khách sạn.
Đặt bao kỳ vọng vào “đứa con” mang họ Lý của mình, ông Lý Ngọc Minh mong muốn bộ sản phẩm hơn 250 món của Ly’s Horeca sẽ có mặt ở khắp các nhà hàng trong nước để góp phần tôn vinh tinh hoa ẩm thực Việt.
Video đang HOT
Bộ sưu tập Ly’s Horeca giúp món ăn Việt thăng hoa
Trút tình yêu nước vào từng hoa văn, họa tiết
Dẫu thuộc lòng câu ngạn ngữ: “Muốn hại bạn, hãy xúi bạn làm gốm sứ”; dẫu biết rằng, nghề gốm sứ nằm trong top những nghề cực nhất, ít lợi nhuận nhất nhưng ông Lý vẫn không nản.
Đơn giản chỉ vì ông muốn chứng minh, người Việt cũng có khả năng tạo ra những nét đẹp vĩnh cửu khiến thế giới nghiêng mình, bái phục.
“Mỹ thuật, độ tinh xảo hoàn toàn không thua kém Châu Âu nhưng nhìn sâu vào từng sản phẩm vẫn thấy văn hóa Việt Nam”. Đó chính là tôn chỉ xuyên suốt trong các sản phẩm của Minh Long.
Chỉ riêng họa tiết hoa sen trên bình trà, ông Minh cho vẽ đi vẽ lại hàng trăm bản. Vẽ đến khi nào nhìn vào biết đó là hoa sen Việt với cánh hoa bầu tròn, phúc hậu mới thôi. Hay chỉ một cành trúc, ông cũng yêu cầu họa sỹ chỉnh sửa hàng trăm lần để bật cho ra “hồn trúc Việt”.
Cho đến bây giờ, cả ba bài toán khó nhất, “đỉnh” nhất trong nghề, Minh Long đều có lời đáp:
Sản phẩm gốm sứ liền khối lớn nhất (Thường ở các nước sản phẩm cao trên 40cm đều phải bắt ốc vít vì đất mềm, dễ vỡ khi nung ở nhiệt độ cao). Sản phẩm cực bền, có thể dùng đóng đinh được vì được nung ở nhiệt độ cao nhất: 1380 độ, so với chuẩn của Pháp là 1360 độ và Nhật là 1320 độ. Và đặc biệt, những màu sắc tươi mới trên các sản phẩm của Minh Long là điều mà các công ty khác hằng mơ ước: Màu bám vào men tự nhiên, không dùng chì, hoàn toàn không có hóa chất độc hại, an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.
Trở thành phẩm vật quốc gia tặng cho nguyên thủ các nước
Bước vào phòng trưng bày sản phẩm của công ty Minh Long, người khách khó tính nhất cũng bất ngờ. Thật không thể nào tưởng tượng là ngành gốm Việt Nam đã vươn xa đến vậy.
Những nghệ nhân của các quốc gia có lịch sử hơn 1000 năm phát triển đồ sứ và hơn 4000 năm khai sinh đồ gốm cũng bày tỏ sự than phục trước các sản phẩm của Minh Long như: Cúp APEC vinh dự được chọn làm quà tặng chính thức cấp nguyên thủ “Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương – APEC” năm 2006. Là chén ngọc Thăng Long – quà tặng cho Thủ đô Hà Nội nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Rồi cúp Hồn Việt, cao đến 1m, công ty Minh Long trao tặng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để đấu giá trong chương trình “Nối vòng tay lớn – Vì người nghèo”. 6 tỷ đồng là mức giá được chốt cho chiếc cúp “có một không hai” ấy.
Chén ngọc Thăng Long
Những vật phẩm độc đáo của Minh Long luôn được vinh dự tháp tùng các chuyến công du của Chủ tịch nước và các lãnh đạo cao cấp.
Đó là bình Hoa Lan được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao tặng Tổng thống Nga Putin hay bình Hoa Đỏ trao tặng Tổng thống Venezuela, bình Hoa Sen gửi đến nhà vua Na Uy…
Không thể kể hết danh sách các nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo cao cấp trên thế giới đang sở hữu những vật phẩm bằng gốm sứ Việt Nam do Minh Long sản xuất.
Chưa bao giờ ngừng nghỉ. Từ vùng đất Bình Dương, hàng ngày, hàng giờ, 3000 nhân viên của công ty TNHH Minh Long 1 vẫn miệt mài sát cánh cùng nhà sáng lập Lý Ngọc Minh, tạo thêm những vật phẩm mới lạ, thổi hồn vào đất để ngành gốm sứ Việt Nam tung cánh.
An Hưng
Theo Dantri
Ra phố "săn" chim ở Hà thành
Người ta đến chợ để "săn" cho mình những chú chim cảnh ưng ý, người ta đến chợ là để trao đổi kinh nghiệm chơi chim hay đơn giản chỉ cần thưởng thức tiếng hót trong lành của nó...
Sau khi phải nhường chỗ cho đường vượt Văn Cao, người chơi chim Hà Thành cứ ngỡ sẽ không còn chợ chim đường Bưởi. Thế nhưng, như đã thành một nếp quen khó rời khi mặt bằng bị giải phóng, chợ chim lại hình thành như một lẽ tự nhiên ngau chân cầu vượt nối đường Văn Cao - Hồ Tây tạo nên một khung cảnh dân dã, giàu màu sắc.
Thành quả sau một buổi sáng "săn lùng" ở chợ chim Hoàng Hoa Thám
Phiên chợ cầu vượt giữa đường Hoàng Hoa Thám, họp tất cả các ngày, nhưng chỉ đông vui nhộn nhịp vào các ngày Chủ Nhật, thứ Bảy hoặc phiên chợ Bưởi cách đó không xa. Dù họp chợ ở địa thế không tốt, nhưng phiên chợ vẫn thu hút đông người chơi chim đến để trao đổi kinh nghiệm và "tậu" những chú chim mới.
Theo những người bán hàng ở đây, lồng chim được người dân các làng nghề thủ công làm lồng chim chủ yếu là ở làng Vác, Canh Hoạch, Hà Nội mang tới bán, hoặc đổ buôn ở đây. Còn chim được nhập chủ yếu ở các tỉnh phía bắc, gồm mi, khuyên, chào mào, vẹt, yểng, sáo.
Dù ai cũng biết trong hàng trăm, thậm chí hàng ngàn con chim mộc bẫy từ ngoài kia có khi chỉ lựa được vài con, nhưng người chơi vẫn tự làm khổ mình trong cuộc "đãi cát tìm vàng", với người chơi chim tìm ra con chim có tố chất hơn là bỏ tiền mua một "đệ nhất" đã được tôi luyện.
Phụ kiện lồng dành cho người chơi chim được bày bán đầy đủ ở chợ chim
Chim ở chợ chủ yếu bày bán các loại "chim mộc" - đó là những con chim chưa được thuần dưỡng. Vì vậy để nuôi chim, huấn luyện cho chim biết hót, biết chiến đấu lại là một kỹ thuật đòi hỏi sự công phu của người chơi.
Để có được chú khuyên hội tụ nhiều điểm quý, đầu tiên phải loại bỏ những con mắc các dị tật như lộn cầu, ngoái, ngoái ngửa. Những tật xấu này sẽ làm cho người chơi rối mắt, khó chịu
Cách chơi chim của mỗi người cũng khác nhau. Có người chơi chim lấy tiếng hót hay, người lại chơi chim chiến (chim chọi), người thích dáng chim và màu lông đẹp... Mỗi một kiểu chơi lại có những tiêu chí và phương pháp khác nhau để chọn chim.
Những lồng chim được đặt ven đường, đây hiện là khu vực giải tỏa để làm đường
Đủ các loại lồng chim cảnh
Không chỉ bán chim, lồng người ta còn bán cả bẫy chim và cám chim chuyên dụng cho người chơi.
Nghề nuôi chimđòi hỏi sự công phu chính từ yếu tố này, các cao thủ đi trước thường khuyên răn lớp trẻ có khi 365 ngày chăm sóc chim đúng theo một quy chuẩn và chỉ lơ là một ngày coi như chú chim đó mất giá trị, trở về con số không như mới được mang từ thiên nhiên về.
Giá cả bán ở đây tương đối phải chăng nên mỗi phiên chợ thường thu hút hàng trăm người từ khắp nơi đến mua bán. Cảnh mua bán tấp nập, rộn ràng cho dù khu đất đó sẽ giải tỏa trong nay mai.
Chợ chim Hoàng Hoa Thám giờ đây không chỉ thu hút kẻ mua người bán mà còn là nơi để người chơi chim đến để trao đổi kinh nghiệm và đánh giá về những chú chim chiến chuẩn bị cho những mùa giải sắp tới.
Thú chơi chim cảnh từ lâu đã là thú chơi tao nhã của người dân Hà Thành, nó không chỉ dành cho những cụ già mà cho tới nay đã thu hút những người trẻ tuổi đam mê.
Có lẽ vì thế, ở chợ chim Hoàng Hoa Thám người đến chợ không đơn giản là chỉ để mua chim mà còn tham quan, tìm hiểu về chim cảnh, hay chỉ là muốn thưởng ngoạn những tiếng hót véo von, réo rắt của những loài chim đủ muôn màu sắc, tạo nên không khí náo nhiệt của một kiểu chợ độc đáo của đất Thăng Long ngàn năm.
Minh Phan
Theo Dantri
Đã rõ vì sao 7 lần vỡ đường ống nước sông Đà về Hà Nội Tối 18-6, ông Hoàng Hải, Phó Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) đã cho biết kết quả kiểm định xác định nguyên nhân sự cố liên tiếp vỡ đường ống nước sông Đà. Vỡ liên tiếp do chất lượng ống Cụ thể, trên cơ sở kết quả kiểm tra, quan trắc, đo...