Tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu có thể chuyển sang thừa chip vào năm 2023
Một pha bẻ lái cực gắt của làng chip?
Theo hãng phân tích thị trường IDC, tình trạng thiếu chip có thể trở thành thừa hàng vào năm 2023. Báo cáo của IDC cho biết rằng ngành công nghiệp bán dẫn sẽ thấy “sự bình thường hóa và cân bằng vào giữa năm 2022, với khả năng thừa hàng vào năm 2023 khi việc mở rộng công suất quy mô lớn hơn bắt đầu vào cuối năm 2022″. Nếu điều đó xảy ra, đây sẽ là một sự thay đổi đáng kể so với tình trạng thiếu chip toàn cầu hiện nay.
Do sự thiếu hụt chip toàn cầu, các nhà sản xuất chất bán dẫn không thể đáp ứng nhu cầu cho một số sản phẩm nhất định, chẳng hạn như máy game PlayStation 5, Xbox Series S và các card màn hình. Nhu cầu về các loại thiết bị này có thể sẽ tăng lên, nhưng các nhà sản xuất sẽ có khả năng đáp ứng nhu cầu do năng lực sản xuất tăng lên.
Một số nhà sản xuất, bao gồm Intel, Samsung và TSMC, có kế hoạch xây dựng các cơ sở sản xuất chip tiên tiến hơn. Chính phủ Mỹ gần đây đã thông qua luật để hỗ trợ quá trình sản xuất chip trong nước. Dù vậy, trong khi một số nhà sản xuất chip lớn nhất có kế hoạch tăng cường khả năng của họ, thì các nhà máy không thể xây dựng trong một sớm một chiều. Hầu hết việc mở rộng chuỗi cung ứng sẽ không hoàn thành cho đến nửa cuối năm 2022.
Video đang HOT
IDC dự kiến thị trường sẽ tăng trưởng 17,3% trong suốt năm 2021, so với chỉ 10,8% vào năm 2020. Điều này sẽ dẫn đến bình thường hóa và cân bằng vào giữa năm 2022, với khả năng dư thừa công suất vào năm sau do mở rộng công suất quy mô lớn.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất cũng sẽ thận trọng với việc tăng nguồn cung quá mức. Hiện tại, họ đang bán mọi thứ mình có và việc phân phối nguồn cung bán dẫn quá mức trong tương lai có thể khiến họ chìm trong đống chip còn sót lại hoặc phải giảm giá.
Hy vọng cái ngày chúng ta có thể dễ dàng mua card màn hình hay máy PS5 đúng với giá niêm yết sẽ không còn quá xa nữa.
Thiếu hụt chip bắt đầu ảnh hưởng tới sản xuất smartphone
Tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành game và sản xuất xe hơi, và giờ đây đến lượt điện thoại cũng chịu chung số phận.
Tác động của Covid-19 khiến các nhà máy sản xuất chip đã phải đóng cửa thời gian gần đây. Tình trạng này khiến ngành công nghiệp xe hơi bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi các ông lớn như General Motors hay Ford thậm chí phải dừng sản xuất một số dòng xe nhất định.
Các nhà sản xuất máy chơi game như Microsoft hay Sony cũng chịu tình cảnh tương tự. Cùng với đó là những nhà sản xuất card màn hình cho game thủ PC.
Điện thoại thông minh cho đến giờ vẫn chưa chịu ảnh hưởng, nhờ việc Apple hay Samsung đã dự trữ trước các thành phần vật liệu quan trọng.
Một cửa hàng ở Ireland bày bán cả iPhone lẫn các máy Samsung Galaxy.
Một phần lý do là bởi các nhà sản xuất xe hơi dùng chip đời cũ, trong khi nhà sản xuất smartphone luôn dùng chip đời mới, vốn được ưu tiên cung cấp đơn hàng sớm hơn.
Hơn thế nữa, các nhà sản xuất điện thoại đã không giảm đơn đặt hàng chip trong khi nhà sản xuất xe hơi lại làm thế do dự đoán nhu cầu mua xe sẽ giảm vì đại dịch.
Nhưng gần đây, các nhà sản xuất xe hơi và các lĩnh vực khác đã bắt kịp nguồn cung chip của smartphone trong khi doanh số thị trường điện thoại đã tăng 26% trong quý I/2021, theo Gartner. Đây chính là áp lực trong thời gian tới dành cho các nhà sản xuất smartphone.
Cảnh báo từ Apple
Hôm thứ ba (27/7), CEO Tim Cook cảnh báo rằng nguồn cung chip sẽ ảnh hưởng tới sản lượng iPhone cũng như các sản phẩm khác như iPad.
Thiếu hụt này không nằm ở con chip vi xử lý Apple chủ động được nguồn cung, mà nằm ở mọi chức năng khác cần đến chip như màn hình, âm thanh.
Bất chấp việc Apple luôn là khách hàng quan trọng nhất của các nhà sản xuất chip, thiếu hụt chip giờ đây không chỉ còn là vấn đề của CPU hay GPU trên máy tính cá nhân.
Các nhà sản xuất như Lenovo, TCL hay HMD Global cũng đang phải vật lộn với tình trạng này. Và các nhà sản xuất nhỏ hơn gần như gặp thách thức còn lớn hơn nữa bởi họ không phải khách hàng được ưu tiên.
Dù vậy, nó không có nghĩa là các ông lớn như Apple hay Samsung không chịu ảnh hưởng. Hồi tháng 4, gã điện tử khổng lồ Hàn Quốc đã phải đóng nhà máy ở Austin, Texas (Mỹ) cả tháng trời vì bão tuyết gây mất điện diện rộng.
Thiếu hụt chip khiến Samsung từng tuyên bố có thể không công bố mẫu Galaxy Note mới. Công ty vừa báo cáo lợi nhuận tăng vọt 54% trong quý II/2021 nhưng cảnh báo thiếu hụt chip ảnh hưởng tới dự báo doanh thu cả năm.
Giới phân tích nhận định, thiếu hụt chip có thể ảnh hưởng tới 10% sản lượng dự báo của các nhà sản xuất. Đó có thể không phải thiếu hụt các mẫu đời mới như iPhone 13 mà là đời cũ hơn khi chip được ưu tiên cho những mẫu mã mới.
CEO Intel cảnh báo thiếu hụt chip có thể kéo dài đến năm 2023 CEO Pat Gelsinger dự báo thiếu hụt chip toàn cầu có thể kéo dài đến năm 2023 khi Intel phải đối diện với sự cạnh tranh ngày càng tăng trong thiết kế và sản xuất chip. Thiếu hụt chip toàn cầu đã gây ra ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống, như ngành sản xuất xe hơi đang bị...