Tình trạng mắc các bệnh về tâm thần ở bệnh nhân COVID-19
Nhiều bệnh nhân sống sót sau khi mắc COVID-19 có nguy cơ cao mắc các bệnh về tâm lý – theo tạp chí y khoa The Lancet
Nhiều bệnh nhân COVID-19 bị biến chứng tâm thần do thời gian điều trị dài.
Nghiên cứu dựa trên bệnh án của 69 triệu người tại Mỹ, trong đó có hơn 62.000 bệnh nhân COVID-19. Theo đó, cứ 5 bệnh nhân COVID-19 thì có 1 người, tương đương 20%, được chẩn đoán rối loạn tâm thần trong vòng 90 ngày sau khi khỏi bệnh. Các triệu chứng thường thấy là lo âu, trầm cảm và mất ngủ. Con số này cao 2 lần so với những nhóm bệnh nhân khác trong cùng thời điểm. Nghiên cứu cũng phát hiện những người có tiền sử bệnh tâm thần có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn 65% so với người bình thường.
Giáo sư về bệnh tâm thần Paul Harrison thuộc Đại học Oxford (Anh) cho hay: Có nhiều quan ngại rằng những bệnh nhân sống sót sau khi mắc COVID-19 sẽ có nguy cơ cao mắc các vấn đề về sức khỏe tinh thần và nghiên cứu cho thấy điều này có thể xảy ra. Ông nhấn mạnh: Giới y học và khoa học trên thế giới cần khẩn trương điều tra nguyên nhân và có các phương pháp điều trị biến chứng tâm thần cho các bệnh nhân COVID-19 sau khi khỏi bệnh.
Những ảnh hưởng thần kinh não sau khi mắc COVID-19 cũng khiến người bệnh rơi vào trạng thái trầm cảm. Ảnh DW
Video đang HOT
Một số chuyên gia sức khỏe tâm thần cho rằng phát hiện mới này càng củng cố bằng chứng rằng dịch COVID-19 có thể ảnh hưởng đến não và sức khỏe tâm thần, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tâm lý.
Chuyên gia về tâm thần học Michael Bloomfield của Đại học London (Anh) cho biết thêm: Tình trạng này có thể là sự kết hợp giữa các yếu tố gây căng thẳng đến tâm lý với tác động của bệnh lý. Trong khi đó, Giáo sư về tâm thần học Simon Wessely nhận định: Nghiên cứu trên đã phát hiện về nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn ở những người mắc các chứng rối loạn tâm thần và đây cũng là phát hiện tìm thấy trong các nghiên cứu về các đợt bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm trước đó. Theo ông Wessely, bệnh COVID-19 ảnh hưởng đến các chức năng của hệ thần kinh trung ương, từ đó có thể trực tiếp làm gia tăng các rối loạn trong cơ thể.
Bài học cuộc sống từ cụ bà 102 tuổi chiến thắng Covid-19, cúm Tây Ban Nha và 2 bệnh ung thư nguy hiểm
Cụ Schappals ăn uống lành mạnh, thường uống một ly rượu vang mỗi bữa tối và duy trì tinh thần lạc quan.
Ảnh minh họa
"Nó không quá tệ". Đó là những gì cụ bà 102 tuổi Mildred Geraldine "Gerri" Schappals chia sẻ về việc nhiễm SARS-CoV-2 của mình.
Trên thực tế, cụ đã sống sót qua nhiều căn bệnh đe dọa đến tính mạng. Cụ sinh ra ở Massachusetts vào năm xảy ra đại dịch cúm Tây Ban Nha và mắc bệnh khi còn nhỏ. Sau đó, đến những năm 80 và 90, cụ đã chiến thắng ung thư vú và ung thư ruột kết. Đến tháng 5 năm nay, cụ nhiễm SARS-CoV-2 và hồi phục hoàn toàn sau một thời gian điều trị.
Con gái của cụ, bà Julia (68 tuổi), không ngạc nhiên chút nào trước sự hồi phục của mẹ. Bà chia sẻ: "Mẹ tôi luôn cố gắng tìm ra khía cạnh tích cực và hài hước trong bất kỳ hoàn cảnh nào".
Cụ Schappals mắc cúm Tây Ban Nha khi mới 10 tháng tuổi. Do tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi rất cao nên các bác sĩ đều nghĩ rằng cụ sẽ không qua khỏi. Đại dịch cúm này đã cướp đi sinh mạng của khoảng 50 triệu người trên thế giới và hơn 675.000 người ở Mỹ nhưng cụ Schappals vẫn sống sót.
Trưởng thành, cụ Schappals học đại học, kết hôn, sinh con và trở thành giáo viên. Tuy nhiên, đến năm 60 tuổi, cụ được chẩn đoán mắc ung thư vú và phải xạ trị. Sau đó, đến năm 70 tuổi, cụ bị ung thư ruột kết phải phẫu thuật và hóa trị.
Dù trải qua nhiều căn bệnh nguy hiểm nhưng cụ Schappals đã vượt qua tất cả nhờ những bí quyết dưới đây:
Tích cực
Trong những khoảng thời gian khó khăn nhất, cụ Schappals vẫn giữ tinh thần lạc quan và luôn tìm việc thú vị để làm. Ví dụ như khi bị ung thư, cụ thường đi dạo đường dài với cún cưng hoặc đi mua sắm. Cụ cho biết: "Tôi nhận ra rằng khoảng thời gian giải lao ngắn đó có thể đem lại những góc nhìn mới mẻ và nhắc nhở tôi rằng dù mọi thứ tăm tối đến đâu thì vẫn có ánh sáng".
Tìm sự cân bằng
Tuy cho rằng lạc quan sẽ giúp ích trong giai đoạn khó khăn nhưng cụ Schappals nói điều đó phải được cân bằng với hiện thực.
Trong suốt cuộc đời, cụ luôn hướng tới sự cân bằng. Theo bà Julia, trong khi cụ Schappals chọn các bữa ăn lành mạnh thì bà lại có cả kho kẹo và bánh quy trong ngăn tủ bếp. Cụ Schappals cũng tin rằng rượu vang tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy, cụ luôn uống một ly trong bữa tối. Ngoài ra, cụ còn là một người năng hoạt động. Cụ thích bơi lội, nhún nhảy khi nấu ăn và chơi piano khá tốt.
Có bạn bè chất lượng
Cụ Schappals luôn nói với các con rằng bạn bè là điều quan trọng nhất. Bên cạnh đó, việc là một người biết lắng nghe cũng quan trọng không kém. Những người bạn tốt đã giúp cụ trải qua giai đoạn khó khăn một cách dễ dàng hơn.
Lời khuyên cho giới trẻ
Một người đã sống qua hơn 10 thập kỷ như cụ Shcappals khuyên thế hệ trẻ điều gì?
Đầu tiên, hãy trung thực với chính mình. Cụ nói: "Có một tiếng nói nhỏ trong tâm trí sẽ cho bạn biết nếu bạn không trung thực".
Thứ hai là sống có kỷ luật bởi nó sẽ ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của bạn trong suốt quãng đời còn lại.
Và cuối cùng, trước khi quyết định một vấn đề gây tranh cãi, hãy đặt mình vào hoàn cảnh của đối phương để hiểu rõ hơn và tránh đưa ra quyết định thiên về cảm xúc.
Cô gái trẻ khỏi Covid-19 vượt nỗi sợ hãi 20 năm để hiến huyết tương Yến chia sẻ, niềm mong mỏi được giúp đỡ người khác, được góp sức cùng các bác sĩ cứu người lớn hơn rất nhiều so với những nỗi sợ hãi. Ngay từ sáng sớm 21/8, Cáp Thị Yến (sinh năm 1999, quê Hưng Yên) đã cùng nhiều bệnh nhân từng mắc Covid-19 khác có mặt tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bệnh nhiệt...