Tình trạng học sinh thi trượt tăng cao trong mùa dịch COVID-19 tại Mỹ
Những phiếu kết quả học tập đầu tiên của năm học đang ghi nhận nhiều điểm F hơn bình thường, cho thấy dấu hiệu đáng lo ngại về những khó khăn mà học sinh Mỹ đang phải trải qua khi học trực tuyến trong đại dịch COVID-19.
Tình trạng học sinh bị điểm trượt tăng cao trong đại dịch COVID-19 tại Mỹ. Ảnh: Getty Images
Theo hãng tin AP, trường học tại nhiều vùng của Mỹ đã ghi nhận số lượng học sinh bị điểm trượt (điểm F) tăng gấp 2 đến 3 lần so với các năm trước đó. Trong đó, những học sinh học tiếng Anh, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn là những người có kết quả học tập sa sút đáng kể.
“Tình trạng này rất khác thường. Đây là điều rất đáng báo động”, ông Erik Jespersen, Hiệu trưởng trường Trung học McNary tại bang Oregon, nói và cho biết có đến 38% số học sinh trong trường bị điểm trượt vào cuối tháng 10, so với mức bình quân chỉ 8% trước đây.
Các nhà giáo dục nhận định rằng có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng này, như học sinh học trực tuyến không làm bài tập, truy cập Internet bị gián đoạn gây khó khăn cho việc hoàn thành và nộp bài tập. Hơn nữa, giáo viên không tương tác trực tiếp với học sinh nên không thể phát hiện học sinh nào có sức học sa sút, đặc biệt là những học sinh luôn tắt camera trong các buổi học trực tuyến qua Zoom.
Tại trường Trung học McNary thuộc khu Salem-Keizer, không chỉ có hàng trăm học sinh bị điểm F mà thậm chí nhiều em còn không tham gia vào các buổi học. Ở bang New Mexico, hơn 40% học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông đã bị ít nhất 1 điểm trượt vào cuối tháng 10. Tại Houston, 42% học sinh bị ít nhất 1 điểm F trong xếp loại kỳ đầu tiên của năm. Gần 40% học sinh trung học ở St. Paul, Minnesota, đạt điểm F, số lượng gấp đôi các năm trước.
Để giải quyết tình trạng này, nhiều trường học đã tăng cường nỗ lực tương tác với học sinh, ưu tiên học sinh khó khăn trong việc học trực tuyến. Một số trường còn thay đổi qui định chấm điểm và cho học sinh nhiều thời gian hoàn thành bài tập hơn. Hiệu trưởng Jespersen cho biết điểm số của học sinh dần cải thiện hơn sau khi trường của ông lập các nhóm nhỏ để giáo viên kèm cặp thêm cho các em. Tuy nhiên, hoạt động đó gần đây đã phải tạm dừng do các ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trong khu vực gia tăng.
Tại thành phố Charleston, Nam Carolina, các nhà quản lý và giáo viên đang nỗ lực điều chỉnh qui định chấm điểm cho học sinh. Giáo viên tiếng Anh lớp 8 Jody Stallings cho biết phần lớn học sinh của mình bị điểm trượt là do thiếu bài tập, chứ không phải làm sai bài tập.
Nhiều học sinh Mỹ phải học từ xa do đại dịch COVID-19. Ảnh: US News
Con trai của Jillian Baxter, một học sinh trung học ở hạt Fairfax, bang Virginia, thường đạt điểm cao nhưng có thời điểm bị điểm trượt tất cả các môn, bao gồm cả môn giáo dục thể chất. Trái lại, con gái cô, một học sinh cuối cấp, đạt được rất nhiều điểm A. Cả hai học sinh này đều học từ xa toàn thời gian. Cô cho rằng sự khác biệt điểm số là do phương pháp học tập của mỗi người. Con gái cô rất vui khi được chủ động học tập trong phòng riêng của mình. Tuy nhiên, con trai cô lại là “một người học theo cảm xúc”.
Tình trạng điểm trượt gia tăng trong đại dịch cũng cho thấy sự công bằng trong hệ thống giáo dục ở Mỹ ngày càng tăng lên. Một phân tích của hệ thống trường học Fairfax cho thấy những học sinh học tiếng Anh và học sinh khuyết tật nằm trong số những học sinh bị điểm trượt tăng nhiều nhất. Trong khi đó, những học sinh trước đây có thành tích tốt vẫn có biểu hiện tốt hơn một chút so với mong đợi.
Cô Blanca Ramirez, cán bộ đào tạo trường Trung học Hatch, cho biết công việc của cô đã bận rộn hơn trong thời kỳ đại dịch. Cô vừa là người phiên dịch, thanh tra vừa là người hướng dẫn cho học sinh và phụ huynh chỉ nói tiếng Tây Ban Nha về phương pháp học trực tuyến.
“Trong các cuộc trò chuyện, tôi đã hỏi học sinh tại sao các em bị điểm trượt nhiều đến vậy. Câu trả lời đầu tiên là bài quá khó. Có nhiều lúc bọn trẻ không nỗ lực, nhưng chỉ cần một cuộc gọi khích lệ các em thì chúng sẽ nỗ lực hơn một chút”, cô Ramirez nói.
Video đang HOT
Các khu học chính trên nhiều vùng tại Mỹ đã ghi nhận số lượng học sinh bị điểm trượt tăng gấp 2 đến 3 lần so với các năm trước đó. Ảnh: College Experience
Trong một số trường hợp, rào cản lớn nhất đối với học sinh học tiếng Anh chỉ đơn giản là họ không thể đăng nhập vào nền tảng giáo dục trực tuyến Zoom để tham dự các lớp học. Cô Ramirez phải hẹn gặp học sinh ở bãi đậu xe của trường, tất cả mọi người đều đeo khẩu trang, để hướng dẫn cho phụ huynh và học sinh cách đăng nhập vào nền tảng này.
Trường trung học Hatch có 79% học sinh đạt ít nhất một điểm F trong kỳ xếp loại đầu tiên của năm. Phát ngôn viên Audra Bluehouse cho biết, con số này đã giảm xuống còn 46% trong vòng vài tháng gần đây, do nhà trường đã cải cách phương pháp dạy học và chấm điểm khiến học sinh tham gia học tập hăng say hơn.
Giờ đây, giáo viên cũng giao ít bài tập về nhà hơn, chủ yếu ưu tiên những bài tập quan trọng nhất. Họ được khuyến khích tìm các giải pháp thay thế các bài giảng truyền thống. Việc chấm điểm cũng đã được thay đổi từ hệ thống 100 sang hệ thống 50 điểm giúp học sinh giảm áp lực trong đại dịch COVID-19.
'Bạn chỉ tưởng là mình đang rất cố gắng'
Vì sao cố gắng mãi mà không đạt được kết quả như ý? Vì sao ngày nào cũng bận bịu mà chẳng thu được gì? Trong khi đó, có những người đang thực sự sống cuộc sống mà bạn mong muốn.
Bạn chỉ tưởng là mình đang rất cố gắng của tác giả Lý Thượng Long là tác phẩm viết về những trăn trở, băn khoăn của chính tác giả cũng như nhiều người trẻ khác về cuộc sống, sự nghiệp. Cuốn sách mang đầy hơi thở cuộc sống, phản chiếu những suy nghĩ và khát vọng của lứa tuổi thanh niên bồng bột nhưng tràn đầy nhiệt huyết.
Được sự đồng ý của Nhã Nam, Zing đăng trích một phần cuốn sách.
Bạn chỉ trông có vẻ rất cố gắng mà thôi
Một lần ở trên lớp, có một cô bé ủ rũ nói với tôi: "Thầy ơi, em thi tiếng Anh cấp 4 đến lần thứ tư rồi, vẫn trượt, rốt cuộc là tại sao ạ?".
Tôi hỏi: "Em đã luyện đề chưa? Học thuộc từ vựng chưa?".
Cô bé lấy ra tập đề thi đã làm đến rách bươm, trả lời tôi: "Em thậm chí còn thuộc đáp án tất cả các đề mục mà thầy đã giảng, em cố gắng đến thế rồi, tại sao vẫn thi trượt hả thầy?".
Đây là một học sinh để lại cho tôi ấn tượng đặc biệt sâu sắc, thực ra kỳ thi tiếng Anh cấp 4 cực kỳ đơn giản, nghe nói, tỷ lệ thi đỗ hàng năm hơn 80%, mười mấy phần trăm thi trượt kia, còn bao gồm cả những học sinh không được cộng điểm gì và những em chẳng thèm học hành gì.
Tôi thầm nhủ, một người phải có "nghị lực" đến nhường nào mới có thể giữ mình ở mãi trong nhóm mười mấy phần trăm đó, đã thế lại còn liên tiếp bốn lần thi trượt nữa chứ.
Thế nhưng, khi nhìn cuốn vở ghi chép kín đặc của học sinh này, tôi lại nghĩ, trông có vẻ rất cố gắng đấy, chẳng có lý nào lại thi trượt cả, liệu có phải đầu óc cô bé này có vấn đề gì không.
Nói chuyện môt hồi lâu, vẫn không hiểu. Cảm giác này giống như một bác sĩ biết bệnh nhân của mình có bệnh, nhưng lại không biết chữa trị cho anh ta thế nào vậy.
Vì sao cố gắng mãi mà vẫn không đạt kết quả như ý? Ảnh: ClusterCenter.
Vì thế, tôi đành phải giở chiêu này: "Em đã cố gắng như thế rồi, yên tâm đi, lần sau chắc chắn sẽ qua được." Cô bé ấy ngượng nghịu nói: "Mong rằng thế ạ".
Trên thế giới này, không có kết quả nào mà không có nguyên nhân cả, dù lúc này không nhìn ra được nguyên nhân, thì nhất định nó cũng vẫn tồn tại ở đâu đó. Đó là lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng tôi gặp cô bé ấy, cô bé không bao giờ xuất hiện trong lớp học của tôi nữa.
Thế là, hôm ấy, tôi đến bên cạnh chỗ cô bé ngồi, chỉ vào chỗ trống hỏi cô bé ngồi cạnh: "Em có quen bạn ấy không?.
Cô bé kia đáp: "Quen ạ, bạn ấy học cùng lớp em".
Tôi nói: "Tại sao bạn ấy suốt ngày bỏ học vậy? Đến có đúng một lần".
Cô bé kia cười cười: "Bạn ấy có nhiều việc lắm ạ".
Cũng ngày hôm đó, tôi đã tìm ra được nguyên nhân căn bệnh. Cô bé này là chủ tịch hội học sinh, đồng thời còn kiêm chủ nhiệm của mấy câu lạc bộ, rất tích cực tham gia tổ chức các hoạt động, cũng có rất nhiều bạn bè. Việc duy nhất mà cô không có thời gian để làm, chính là ở một mình.
Nhưng học tiếng Anh thực ra là một việc rất cần ở một mình. Còn cô bé ấy thì chỉ làm một bộ đề mẫu, vội vội vàng vàng đối chiếu đáp án, sau đó lao ra khỏi phòng tự học để tiếp tục lo các việc của hội học sinh.
Về bộ đề mẫu ấy trong đầu cô cũng chỉ nhớ được rằng "mình đã cố gắng luyện đề mẫu như thế", ngoài ra chẳng còn gì khác, cũng giống như việc cô bé ấy đã khoe với rất nhiều người là mình đi học ở lớp này, nhưng gần như chẳng bao giờ đến lớp; cũng giống như việc cô tìm rất nhiều người hỏi thăm cách thức học tiếng Anh, nhưng chẳng bao giờ thực sự ghi nhớ điều gì vào đầu.
Lừa người khác rất dễ, lừa bản thân mình càng dễ, thế nhưng, lừa cả thế giới này thì hơi khó
Tôi nhớ có một cô bé tên là Tiểu Bạch, lúc nào cũng thích tôi giới thiệu cho một số tên sách và tên phim, hơn nữa lại còn yêu cầu phải thật phong cách, vì thế, mỗi lần tôi đọc sách xong đều mang đến cho cô đọc.
Mỗi lần cô đọc xong, đều viết một weibo, bên dưới có vô số người "like". Có lần, trong lúc nói chuyện phiếm với cô, tôi hỏi: "Nói anh nghe, quyển sách lần trước đọc xong em có nhớ gì không?".
Cô đáp: "Em quên hết rồi." Về nhà, thấy cô lại khoe trên WeChat là vừa đọc xong một cuốn sách, tôi vội "like" ngay bài viết ấy.
Một người bạn khác tên là Tiểu Lộ, rất thích đến phòng tự học, vả lại mỗi lần lên WeChat đều sẽ đọc được bài của cô: Dạo này mệt lắm; Sắp thi đến nơi rồi, Chỉ còn cố mấy ngày nữa thôi; Đi sớm về muộn...
Nhiều người luôn thức khuya dậy sớm nhưng việc chính lại là lướt điện thoại. Ảnh: Busy.
Cuộc sống mà cô mô tả, lúc nào cũng đầy trắc trở, đầy cố gắng. Cuộc sống mà cô trưng ra cho người khác nhìn vào, lúc nào cũng đầy năng lượng tích cực. Thế nhưng, cái gì không qua được, thì vẫn là không qua được.
Kết quả thi cử của cô dường như luôn trắc trở, và bất lực. Bởi xét cho cùng, mọi sự cố gắng không phải để cho người khác nhìn, quan trọng là những cố gắng ấy có thực sự chạm đến được nội tâm của mình hay không, có giúp nâng cao bản thân lên hay không.
Một lần nọ, tôi cùng cô đi tự học, thấy cô mang theo nào sách kế toán, sách tiếng Anh, đề luyện thi... còn có cả điện thoại di động nữa. Cả một buổi sáng cô hết lên WeChat, lại lướt weibo.
Kiểu cố gắng này, thực ra chỉ là trông có vẻ cố gắng mà thôi. Trông bề ngoài ngày nào cũng thức khuya, nhưng lại chỉ cầm điện thoại like dạo; trông bề ngoài đi học thật sớm, nhưng trong giảng đường lại chỉ ngủ bù giấc đêm hôm qua; trông bề ngoài ngồi cả ngày trong thư viện, nhưng thực ra chỉ bần thần suốt cả một ngày; trông bề ngoài là đến phòng tập gym, nhưng chỉ để bắt chuyện với mấy anh đẹp trai, mấy nàng xinh gái.
Đối với bất kỳ việc gì, điều quan trọng là chất lượng thời gian bạn đầu tư vào nó. Ảnh: EY.
Ở bên cạnh chúng ta, luôn có một số người ghi chép rất nghiêm túc, nhưng kết quả học tập lại không được tốt lắm, cũng có những người thành tích học tập cực tốt, nhưng trông bề ngoài lại chẳng nghiêm túc gì cả.Rất nhiều người, định nghĩa loại thứ hai là người thông minh, thực ra, bọn họ chỉ là những người có thể gạt bỏ được mọi cám dỗ trong lúc học tập, toàn tâm toàn ý cố gắng, tuy là những cố gắng ấy người khác không nhìn thấy được, nhưng trong thời gian học tập, họ không hề phân tán.
Những cố gắng này, không nhất thiết phải để người khác biết, có lúc, giữa đêm khuya bạn cũng than thở thế giới này thật bất công, tại sao người nào đấy trông có vẻ chẳng mấy khi học hành, cuối cùng lại có thành tích tốt như thế.
Thế nhưng, ở đằng sau, bọn họ và bạn rốt cuộc đã làm những gì? Cuộc sống của bạn và cuộc sống của bạn mà mọi người nhìn thấy, có đồng nhất hay không?
Vì vậy, bạn có chắc rằng, thời gian được gọi là cố gắng ấy, bạn đã thực sự động não chưa? Thực sự chuyên tâm vào công việc chính hay chưa? Thực sự có không thẹn với lòng mình không? Hay là, bạn chỉ trông có vẻ như rất cố gắng mà thôi.
Đại sứ Anh khuyên du học sinh Việt Nam 'vững vàng' Đại sứ Anh Gareth Ward khuyên du học sinh vững vàng với lựa chọn của mình, không để Covid-19 thay đổi kế hoạch và trải nghiệm học tập. Ngày 1/7, Đại sứ Anh tại Việt Nam Gareth Ward viết bài chia sẻ gửi tới sinh viên, học sinh và phụ huynh ở Việt Nam có con em mong muốn du học ở Anh...