Tình trạng buồn nôn khi đánh răng có thể cảnh báo những vấn đề sức khỏe mà bạn không ngờ tới
Nhiều người thường gặp phải hiện tượng buồn nôn khi đánh răng nhưng lại không biết rõ nguyên nhân tiềm ẩn của triệu chứng này là do đâu.
Buồn nôn là một triệu chứng khiến người bệnh có cảm giác bứt rứt, khó chịu nơi cổ họng và dạ dày. Thế nên, nếu gặp phải hiện tượng buồn nôn khi vệ sinh răng miệng thì bạn sẽ vừa cảm thấy khó chịu, vừa có cảm giác muốn nôn khan. Về cơ bản, nôn chỉ là một phản xạ tự nhiên để làm giảm bớt áp lực trong dạ dày khi có vật kích thích trong vùng hầu họng. Vậy hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn xem tình trạng buồn nôn khi đánh răng là do những vấn đề sức khỏe nào gây ra nhé!
Nếu bạn mắc phải những bệnh về dạ dày, nhất là hội chứng trào ngược dịch vị dạ dày thực quản thì nó sẽ khiến bạn gặp phải trạng thái buồn nôn khi đánh răng. Hãy để ý đến dịch vị tiết ra có màu vàng trong bọt kem đánh răng kèm theo trạng thái buồn nôn thì đó chính là màu của dịch vị bị trào ngược.
Bệnh về đường hô hấp
Viêm mũi họng, viêm sưng amidan, viêm xoang, viêm họng mãn tính… đều là những bệnh lý thường gặp về đường hô hấp. Sau một đêm ngủ dậy, trong cổ họng bạn thường tích đờm ứ đọng, hoặc do mũi bị tắc nghẽn, gây khó thở đường miệng. Lúc này, việc chải răng sẽ kích thích và gây ra cảm giác buồn nôn.
Bệnh về răng miệng
Tất nhiên, tình trạng buồn nôn khi đánh răng cũng có thể là do một vài bệnh lý về răng miệng gây ra. Viêm lợi, viêm nha chu… đều là những bệnh lý về răng miệng có thể dẫn đến cảm giác buồn nôn, từ đó kích thích tình trạng nôn khan nhiều hơn.
Video đang HOT
Cách phòng ngừa nguy cơ gặp phải hiện tượng buồn nôn khi đánh răng:
- Thay đổi kem đánh răng sang loại có mùi vị thơm dịu, dễ chịu hơn.
- Không lấy quá nhiều kem đánh răng trong một lần đánh.
- Chọn mua loại bàn chải mềm và phù hợp với cấu trúc khoang miệng.
- Không đưa bàn chải đi sâu vào vùng hầu họng.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…
- Trong quá trình đánh răng nên thả lỏng các cơ vùng miệng, tránh há miệng quá to khi đánh răng.
Ngoài ra, để khắc phục tình trạng buồn nôn khi đánh răng thì bạn nên thở bằng mũi trong khi đánh răng. Đồng thời, hãy đánh mặt ngoài răng hàm dưới trước và đánh thật chậm, rồi dần dần mới di chuyển lên những mặt răng khác.
Theo Trí Thức Trẻ
4 bài thuốc hỗ trợ trị viêm đại tràng mạn tính
Xin giới thiệu một số món ăn - bài thuốc y học cổ truyền có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả.Tùy tình trạng bệnh mà người bệnh có thể áp dụng cho phù hợp.
Ảnh minh họa
Viêm đại tràng mạn tính là bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng. Do đó, bên cạnh việc dùng thuốc thì điều chỉnh chế độ ăn uống cũng là một biện pháp điều trị. Xin giới thiệu một số món ăn - bài thuốc y học cổ truyền có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả.Tùy tình trạng bệnh mà người bệnh có thể áp dụng cho phù hợp.
Ngô thù du
Bài 1: Ý dĩ nhân (sao) 30g, gạo tẻ 60g. Hai thứ đem ninh nhừ thành cháo, chia ăn 2-3 lần trong ngày. Hoặc: Đậu ván 60g, củ khoai mài (hoài sơn) 60g, gạo tẻ 50g. Ba thứ cho vào nồi ninh thành cháo, chia ăn 2-3 lần trong ngày.
Công dụng: Kiện tỳ, ích vị, trừ thấp, chỉ tả. Dùng thích hợp với người bệnh viêm đại tràng mạn tính thể tỳ vị hư tổn do ăn uống, với biểu hiện: đau bụng, tiêu chảy, phân lổn nhổn thức ăn không tiêu, chán ăn, buồn nôn, người mệt mỏi.
Bài 2: Thịt ngỗng 750g, gừng khô 6g, ngô thù du 3g, nhục đậu khấu 3g, nhục quế 2g, đinh hương 1g. Các vị thuốc tán vụn; thịt ngỗng rửa sạch, thái miếng ướp với bột thuốc và gia vị đủ trong 2 giờ, sau đó đem xào qua rồi chế thêm nước, hầm nhừ, ăn nóng. Hoặc: Đẳng sâm 25g, gạo tẻ sao vàng cháy 50g. Hai thứ đem ninh thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày.
Nhục quế
Công dụng: Ôn bổ tỳ thận, cố sáp chỉ tả. Dùng thích hợp với người bệnh thể tỳ vị hư nhược, có biểu hiện: mệt mỏi, gầy sút, ăn kém chậm tiêu, bụng đầy chướng, đại tiện khi nát khi lỏng, phân sống,...
Bài 3: Gạo tẻ 60g, đậu ván trắng (bạch biển đậu) 60g, củ sen 30-50g. Gạo tẻ và đậu ván đãi sạch, đem ninh với củ sen thành cháo. Dùng ăn vào lúc đói bụng.
Công dụng: Bài thuốc dân gian chữa viêm đại tràng này có tác dụng điều hòa can tỳ, lý khí, chỉ tả. Dùng thích hợp với người bệnh có biểu hiện: đau bụng, sôi bụng, đi cầu xong thì hết đau, chán ăn, ợ chua,...
Bạch biển đậu
Bài 4: Thịt dê 100g, hoài sơn100g, gạo tẻ 250g. Hoài sơn xắt nhỏ, thịt dê xắt miếng, hai thứ đem ninh với gạo thành cháo, nêm gia vị, chia ăn 2-3 lần trong ngày, vào lúc đói bụng. Hoặc: Cùi vải khô 50g, hoài sơn 30g, gạo nếp 50g, đường trắng lượng vừa đủ. Đem cùi vải, hoài sơn và gạo nếp ninh thành cháo, chế thêm đường trắng, chia ăn vài lần trong ngày.
Công dụng: Bổ tỳ, ích thận, trừ thấp, chỉ tả. Dùng thích hợp với người bệnh thể tỳ thận dương hư, có biểu hiện: hay tiêu chảy, người gầy yếu, mệt mỏi, sợ lạnh, ăn kém, bụng đau âm ỉ,...
BS.Thanh Xuân
Theo khoeplus24h.vn
Căn bệnh về máu nguy hiểm khiến cho lưu thông máu khó khăn, các cơ quan bị tổn hại ai cũng cần lưu tâm Dưới đây là những điều bạn cần biết về căn bệnh hồng cầu hình liềm. Bệnh hồng cầu hình liềm, hay bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm là rối loạn máu di truyền. Bệnh truyền qua gen từ bố mẹ sang con cái. Nguyên nhân mắc bệnh là do gen quy định việc sản xuất ra hemoglobin - loại protein có chức...