Tình trạng bài Do Thái gia tăng ở châu Âu
Ngày 11/7, Cơ quan các quyền cơ bản của Liên minh châu Âu (FRA) cho biết cuộc chiến ở Gaza đã dẫn tới gia tăng mạnh các vụ việc chống Do Thái ở khu vực này.
Đài tưởng niệm cuộc tấn công bài Do Thái vào giáo đường Do Thái ở Halle, miền đông nước Đức. Ảnh: AFP
Cụ thể, kết quả cuộc khảo sát của FRA được thực hiện từ tháng 1 – 6/2023 cho thấy chủ nghĩa bài Do Thái đã lên cao ở châu Âu trước khi xung đột Hamas – Israel nổ ra vào tháng 10 cùng năm.
Thông tin thu thập được từ 12 tổ chức cộng đồng người Do Thái kể từ đó cho thấy xu hướng gia tăng tiếp diễn. Kể từ tháng 10/2023, một số tổ chức báo cáo số vụ việc bài người Do Thái tăng hơn 400%.
Ngoài ra, 3/4 số người Do Thái được hỏi cho biết họ cảm thấy bị buộc phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến trên Dải Gaza và 80% cảm nhận chủ nghĩa bài Do Thái đã gia tăng ở quốc gia châu Âu nơi mà họ đã sinh sống trong 5 năm trước cuộc khảo sát.
Vào năm trước khi cuộc khảo sát được thực hiện, 90% số người được hỏi cho biết đã phải đương đầu với chủ nghĩa bài Do Thái trên Internet, với hơn 50% trải nghiệm điều đó trên thực tế từ những người họ biết hoặc trên các phương tiện truyền thông. Cuộc khảo sát còn chỉ ra hơn 75% số người được hỏi cho biết có lúc họ phải che giấu danh tính Do Thái và hơn 33% quyết định tránh các sự kiện hoặc địa điểm của người Do Thái vì lo ngại về an toàn.
Video đang HOT
Cuộc khảo sát được thực hiện ở 13 quốc gia thành viên EU, chiếm 96% dân số Do Thái ước tính vào khoảng hơn 1 triệu người. Tháng trước, một cơ quan giám sát cũng từng công bố báo cáo cho thấy chủ nghĩa bài Do Thái đã tăng hơn 80% ở Đức vào năm 2023.
EU muốn 'đồng bộ hóa' thông điệp về cuộc xung đột Israel - Hamas
Các nhà lãnh đạo EU đã phải chật vật giải quyết những khác biệt của họ khi sự hỗn tạp về quan điểm đã làm hỏng phản ứng của khối đối với cuộc xung đột Israel-Hamas.
Một số khác biệt vẫn còn khi các nhà lãnh đạo EU tìm kiếm sự gắn kết liên quan đến cuộc xung đột Israel - Hamas. Ảnh: Euractiv.com
Theo mạng tin châu Âu EurActiv.com ngày 18/10, sau một tuần đưa ra những thông điệp khó hiểu và mâu thuẫn về quan điểm của EU đối với cuộc xung đột Israel - Hamas đang diễn ra, các nhà lãnh đạo của khối đã tổ chức hội nghị trực tuyến nhằm thống nhất đưa ra một lập trường chung.
Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của các nhà lãnh đạo EU, diễn ra hôm 17/10 và do Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel chủ trì, nhằm tìm cách giải quyết sự bối rối sau những bước đi ban đầu được Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen thực hiện.
Hội nghị bất thường được triệu tập sau khi có lo ngại rằng phản ứng mâu thuẫn ban đầu đối với cuộc chiến Israel - Hamas đang làm tổn hại đến hình ảnh của EU với tư cách là một bên can dự quốc tế và làm suy yếu mối quan hệ của khối với các nước trong khu vực.
Các nhà lãnh đạo EU đã thảo luận về những nỗ lực ngoại giao liên tục nhằm thu hút các nước trong khu vực, bao gồm Jordan và Ai Cập, để ngăn chặn cuộc xung đột mở rộng thành một cuộc chiến tranh ở Trung Đông.
Họ cũng phối hợp nỗ lực đưa viện trợ nhân đạo vào Gaza và sơ tán khoảng 1.000 công dân nước ngoài được cho là vẫn còn mắc kẹt ở đó. Kết quả hội nghị cho thấy, EU tuyên bố đoàn kết ủng hộ quyền tự vệ của Israel nhưng trong khuôn khổ luật pháp quốc tế.
Theo AP, kể từ khi lực lượng Hamas tấn công vào miền Nam Israel hôm 7/10, gây ra cuộc chiến tranh Gaza mới nhất, với hơn 4.000 người chết ở cả hai bên, Pháp đã cấm các cuộc biểu tình ủng hộ Palestine trong bối cảnh số lượng các hành vi chống Do Thái đã tăng lên. Đức cũng tăng cường an ninh và đề nghị trợ giúp quân sự cho Israel cũng như cam kết sẽ trấn áp sự hỗ trợ cho Hamas ở trong nước. Các cuộc biểu tình nhỏ lẻ đã được tổ chức ở những nước EU khác.
Trong khi đó, các quan chức EU đã gửi những thông điệp trái chiều về viện trợ cho người Palestine. Khối này là nhà tài trợ lớn nhất cho họ và cung cấp khoảng 10% ngân sách của Chính quyền Palestine, nhưng EU có rất ít ảnh hưởng đối với Israel. EU cũng chưa rõ họ "đứng ở đâu" trong cuộc phong tỏa Gaza của Israel.
Chủ tịch Hội đồng EU Charles Michel nói với các phóng viên ở Brussels sau khi tổ chức hội nghị khẩn cấp: "Chúng tôi phải định hướng hành động của mình xung quanh hai nguyên tắc: đoàn kết và nhất quán".
Ông Michel thừa nhận: "Đó là một cuộc xung đột đang tạo ra nhiều sự chia rẽ, bất đồng và phân cực giữa người dân của chúng ta, giữa các xã hội của chúng ta. Đó là lý do tại sao chúng ta cũng cần hợp tác ở cấp độ EU để tìm cách xoa dịu căng thẳng".
Về phần mình, đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại Josep Borrell nhấn mạnh bất kỳ hành động nào của Israel đều phải tuân thủ luật nhân đạo quốc tế.
Trong khi đó, phát biểu sau hội nghị, bà Leyen đã thận trọng hơn với lời nói của mình. Trả lời câu hỏi của các phóng viên, bà cho biết Ủy ban châu Âu đang nỗ lực đưa hàng hóa nhân đạo vào Gaza bằng cách thiết lập một cầu hàng không tới Ai Cập và sẽ tăng gấp ba lần viện trợ nhân đạo cho người Palestine trong năm nay.
Chủ tịch Ủy ban EU Leyen, người bị chỉ trích vì đến thăm Israel vào tuần trước mà không tham khảo ý kiến các nước thành viên, cho biết: "Hành động khủng bố của Hamas hiện đang gây ra đau khổ to lớn cho người dân Palestine. Không có gì mâu thuẫn khi sát cánh cùng Israel trong tinh thần đoàn kết và hành động vì nhu cầu nhân đạo của người Palestine".
Do đó, trong tuần qua, nhiều quốc gia thành viên EU cảm thấy bà Leyen đã "vượt quá quyền hạn" của mình khi đến thăm Israel mà không đưa ra một thông điệp chính trị được thống nhất trước và sau đó đi theo điều mà các nhà phê bình gọi là "đường lối thân Israel quá mức".
Một nhà ngoại giao EU cho biết: Tuyên bố và hội nghị thượng đỉnh trực tuyến là một nỗ lực "đưa mọi thứ trở lại đúng quỹ đạo".
Các quan chức EU cho biết hậu quả đối với các quốc gia thành viên EU, vốn có sự phân cực về cuộc xung đột, cũng như tác động của người di cư và người tị nạn chảy từ các khu vực xung đột sang các nước lân cận và châu Âu cũng được thảo luận. Nhưng họ nói thêm rằng đó còn là việc thảo luận về viễn cảnh của một cuộc chiến rộng lớn hơn ở Trung Đông.
Nhưng các nhà lãnh đạo EU ngay lập tức phải đối mặt với thách thức mới khi có báo cáo ngày 18/10 cho biết một bệnh viện ở Gaza đã bị đánh bom khiến hàng trăm người thiệt mạng. Hamas cho rằng nguyên nhân là do Israel gây ra. Quân đội Israel phủ nhận sự liên quan, nói rằng đó là một tên lửa của người Palestine bắn nhầm.
Hiện các quan chức và nhà ngoại giao EU lo ngại Israel có thể tiến hành một cuộc tấn công trên bộ vào Gaza, có thể gây thương vong cho dân thường nhiều hơn và có khả năng dẫn đến một cuộc xung đột khu vực rộng lớn hơn nếu lực lượng Hezbollah được trang bị vũ khí hạng nặng tiến hành một cuộc tấn công từ Liban nhằm vào Israel.
Quân đội Israel coi một số nhà báo ở Gaza là 'mục tiêu hợp pháp'? Một cuộc điều tra mới cho thấy quân đội Israel coi một số nhà báo ở Gaza là "mục tiêu hợp pháp", theo tờ Arab News (Saudi Arabia) ngày 26/6. Các phóng viên tác nghiệp ở Gaza. Ảnh: AFP/Arabnews Tờ Guardian, phối hợp với tổ chức phi lợi nhuận Forbidden Stories có trụ sở tại Paris (Pháp), tiết lộ rằng một số thành...