Bất chấp đình công liên tiếp, ông Macron quyết tăng tuổ.i hưu cuối năm nay
Trả lời phỏng vấn truyền thông Pháp hôm 22/3, Tổng thống Emmanuel Macron khẳng định sẽ áp dụng cải cách hệ thống hưu trí của quốc gia này vào cuối năm 2023, dù các cuộc đình công kéo dài hay bạo loạn trên khắp cả nước vẫn tiếp diễn.
Tổng thống Pháp quyết tâm thay đổi hệ thống hưu trí nước này vào cuối năm 2023. Ảnh: Reuters.
“Cải cách là cần thiết và tôi sẵn sàng chịu áp lực vì lợi ích chung của đất nước”, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định hôm 22/3 (giờ địa phương), bất chấp các ý kiến phản đối dẫn tới nhiều cuộc biểu tình và đình công liên tiếp trong thời gian gần đây.
CGT – tổ chức nghiệp đoàn lớn nhất nước Pháp, dự báo có hơn 1 triệu người sẽ tiếp tục tham gia các hoạt động biểu tình trên toàn quốc. Nhiều tổ chức công đoàn tại Pháp tuyên bố sẽ đưa đất nước rơi vào vào tình trạng bế tắc trước những thay đổi về chế độ hưu trí. Chính phủ Pháp đã phải đối mặt với làn sóng đình công kể từ khi trình bày kế hoạch cải cách hệ thống lương hưu hôm 10/1.
Video đang HOT
Ông Macron phân tích, việc cải cách hệ thống hưu trí của nước Pháp sẽ đưa độ tuổ.i nghỉ hưu lên mức tương ứng với các quốc gia láng giềng ở châu Âu, tránh đẩy hệ thống này trượt sâu vào tình trạng thâm hụt. “Kế hoạch cải cách cấn được thực hiện vào cuối năm 2023″, ông Macron nhấn mạnh.
Được biết, kế hoạch cải cách hưu trí của Pháp sẽ nâng tuổ.i nghỉ hưu từ 62 lên 64 tuổ.i, yêu cầu người lao động kéo dài thời gian làm việc để nhận được đầy đủ lương hưu. Hôm 16/3, chính phủ Pháp đã kích hoạt quyền hành pháp đặc biệt, cho phép ban hành sắc lệnh áp dụng dự luật cải cách hưu trí mà không cần bỏ phiếu thông qua tại Hạ viện.
Dưới áp lực từ các nghị sĩ đối lập, chính Thủ tướng Elisabeth Borne quả quyết rằng bà sẽ không từ chức và kiên định đến cùng nhằm theo đuổi điều bà cho là cải cách vì lợi ích quốc gia. Theo bà, việc cải cách đồng thời giúp kích thích dòng vốn đầu tư nước ngoài và tăng năng suất lao động tại Pháp.
Đình công cản trở hoạt động của TotalEnergies tại Pháp
Việc vận chuyển các sản phẩm từ các cơ sở lọc dầu chính của tập đoàn dầu khí TotalEnergies tại Pháp đã bị ngưng trệ trong ngày 20/3 khi cuộc đình công ở các cơ sở này đã bước sang ngày thứ 13.
Một số cơ sở lọc dầu đã phải giảm công suất hoạt động.
Tuần hành trong cuộc đình công trên toàn quốc, phản đối kế hoạch cải cách lương hưu của Chính phủ, tại Paris, ngày 16/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo người phát ngôn của TotalEnergies, tập đoàn đã giảm hoạt động sản xuất tại các nhà máy lọc dầu Normandy và Feyzin do vận tải ngưng trệ, trong khi việc vận chuyển tại hai nhà máy là Donges và La Mede cũng đang bị đóng băng. Người phát ngôn trên nêu rõ ưu tiên của tập đoàn tại nhà máy Normandy là duy trì sự an toàn, nên một số cơ sở đã được lệnh dừng hoạt động nếu cần. Tuy nhiên, một số cơ sở vẫn hoạt động bình thường.
Thống kê cho thấy khoảng 39% số lao động làm việc tại các nhà máy lọc dầu và kho hàng của TotalEnergies đã tham gia đình công trong ngày 20/3. Cuộc đình công này diễn ra trong bối cảnh nước Pháp đang đương đầu với làn sóng biểu tình sau khi chính phủ áp dụng dự luật cải cách hưu trí gây tranh cãi mà không cần Hạ viện bỏ phiếu thông qua.
Trước đó, hôm 16/3, Chính phủ Pháp đã kích hoạt một quyền hành pháp đặc biệt cho phép ban hành sắc lệnh áp dụng dự luật mà không cần sự phê chuẩn của Hạ viện. Động thái trên đã vấp phải sự phản đối và dẫn tới nhiều cuộc biểu tình, đặt ra một trong những thách thức lớn nhất đối với Tổng thống Emmanuel Macron sau chưa đầy một năm đảm nhận nhiệm kỳ tổng thống thứ hai.
Cải cách hưu trí đề xuất nâng tuổ.i nghỉ hưu từ 62 lên 64 tuổ.i, yêu cầu người lao động kéo dài thời gian làm việc để nhận được đầy đủ lương hưu. Chính phủ Pháp khẳng định cải cách hưu trí là cần thiết để tránh đẩy hệ thống lương hưu trượt sâu vào tình trạng thâm hụt, đưa độ tuổ.i nghỉ hưu tại Pháp lên mức tương ứng với các nước láng giềng ở châu Âu. Tổng thống Macron đã coi đây là trọng tâm chiến dịch tái tranh cử năm 2022. Tuy nhiên, đảng cầm quyền của vị tổng thống 45 tuổ.i đã mất thế đa số tại Quốc hội sau cuộc bầu cử hồi tháng 6/2022. Vì vậy, Chính phủ Pháp đã viện tới điều khoản 49.3 trong Hiến pháp để thúc đẩy dự luật do lo ngại không đủ phiếu ủng hộ tại Hạ viện.
Trong khi đó, cùng ngày, nghiệp đoàn Unite của Anh cho biết khoảng 1.400 lao động làm việc trên các giàn khoan dầu ngoài khơi của các công ty dầu khí lớn đang chuẩn bị đình công trong nhiều tuần. Cụ thể, theo Unite, cuộc đình công lần này sẽ ảnh hưởng tới các tập đoàn dầu khí lớn gồm BP, CNRI, EnQuest, Harbour, Ithaca, Shell và Total.
Phản đối tăng tuổ.i nghỉ hưu, biểu tình bùng phát khắp nước Pháp Cảnh sát chống bạo động đã đụng độ với người biểu tình vào tối 17/3 (giờ địa phương) tại Paris, Pháp khi làn sóng biểu tình mới phản đối kế hoạch tăng tuổ.i nghỉ hưu của chính phủ đang lan rộng trên khắp cả nước. Tình trạng bất ổn ngày càng gia tăng, dẫn đến làn sóng đình công liên tiếp kể từ...