Tình thế tiến thoái lưỡng nan của Ukraine ở Kursk
Với quyết định điều động lực lượng quân sự lớn vào chiến dịch Kursk, bao gồm cả các lữ đoàn tấn công cùng phương tiện chiến đấu do phương Tây cung cấp, Ukraine đang đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan.
Binh sĩ Nga giao tranh với các lực lượng Ukraine ở khu vực Kursk. Ảnh: TASS
Theo hãng thông tấn UNIAN (Ukraine) ngày 23/8, cuộc tấn công của Ukraine vào vùng Kursk ở Nga đang trở thành chủ đề tranh cãi trong nội bộ người dân Ukraine khi họ đối diện với nhiều thách thức cả trong và ngoài nước. Sau hơn ba tuần, chiến dịch này đã mở rộng cuộc xung đột sang lãnh thổ Nga, mang lại hy vọng về một bước ngoặt trong cuộc chiến kéo dài suốt 3 năm. Tuy nhiên, cũng có không ít lo ngại về khả năng bảo vệ các vùng đất quan trọng của Ukraine, đặc biệt là ở Donbas.
Với quyết định điều động lực lượng quân sự lớn vào chiến dịch Kursk, bao gồm cả các lữ đoàn tấn công cùng phương tiện chiến đấu do phương Tây cung cấp, Tổng thống Volodymyr Zelensky đang đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan. Mục tiêu kiểm soát lãnh thổ Nga có thể tạo ra đòn bẩy mạnh mẽ trong các cuộc đàm phán hòa bình tương lai, nhưng đồng thời cũng đặt ra rủi ro khi để lộ điểm yếu ở những khu vực chiến lược của Ukraine như Pokrovsk.
Sự phân chia lực lượng và nguồn lực giữa chiến dịch ở Kursk và việc bảo vệ Donbas đã khiến một số người Ukraine, đặc biệt là những cư dân tại các khu vực chiến lược như Pokrovsk, cảm thấy bất an.
Raisa Makarova, một người hưu trí ở Pokrovsk, đã bày tỏ sự lo lắng về việc quân đội Ukraine chuyển hướng sang tấn công Nga, bỏ lại người dân Pokrovsk trong tình trạng thiếu bảo vệ.
Trong giai đoạn đầu của chiến dịch Kursk, người dân Ukraine đón nhận tin tức với sự phấn khởi khi quân đội tiến nhanh và bắt giữ hàng trăm tù binh Nga. Tuy nhiên, những thách thức về mặt xã hội và kinh tế do cuộc chiến kéo dài đã tạo ra sự căng thẳng trong lòng dân chúng.
Video đang HOT
Sự mệt mỏi và thiếu tin tức tốt lành từ các mặt trận suốt năm qua đã khiến nhiều người cảm thấy bất an về khả năng duy trì cuộc chiến. Sevgil Musaeva, Tổng biên tập tờ Pravda Ukraina, nhấn mạnh rằng “có một sự mệt mỏi nhất định trước những tin tức từ mặt trận”, cho thấy tác động tinh thần nghiêm trọng mà cuộc chiến đã gây ra cho người dân.
Mặc dù chiến dịch Kursk được coi là một động thái quan trọng nhằm bảo vệ vùng Sumy của Ukraine khỏi các cuộc tấn công của Nga, nhưng nhiều cư dân tại đây vẫn lo ngại rằng sự hiện diện quân sự gia tăng có thể dẫn đến các cuộc không kích mạnh mẽ hơn từ Moskva.
Sự mơ hồ về mục tiêu cuối cùng của chiến dịch Kursk càng làm gia tăng lo lắng trong công chúng Ukraine, đặc biệt khi Nga tiếp tục gây sức ép ở các khu vực như Donbas. Việc Tổng thống Zelensky và các nhà lãnh đạo quân sự chưa đưa ra một thời hạn cụ thể cho chiến dịch và mục tiêu đàm phán với Nga khiến người dân lo lắng về khả năng bảo vệ lãnh thổ của mình.
Một số người Ukraine cảm thấy chiến dịch này, dù mang lại hy vọng và tinh thần cho người dân, nhưng cũng có thể là một sự lãng phí nguồn lực khi quân đội Ukraine vẫn cần tiếp viện ở những vùng chiến lược như Donetsk và Kharkov. Sự phân vân này phản ánh những lo ngại sâu sắc về khả năng bảo vệ lãnh thổ và người dân trong bối cảnh cuộc chiến ngày càng trở nên căng thẳng và kéo dài.
Trong khi đó tờ Wall Street Journal của Mỹ cũng nhận định rằng, đối với Nga, việc chiếm lại toàn bộ khu vực Kursk dường như không phải là ưu tiên hàng đầu so với mục tiêu chiến lược quan trọng hơn là tiến xa hơn vào tỉnh Donetsk ở miền Đông Ukraine. Theo Tatiana Stanovaya, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Carnegie Russia Eurasia, Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể không quá lo lắng về tình hình ở Kursk, cho rằng cuộc tấn công của Ukraine tại đây có ít tác động đến tính toán chiến lược rộng hơn của Điện Kremlin.
Nhưng những nỗ lực của Ukraine không chỉ dừng lại ở Kursk. Các đơn vị thiết bị bay không người lái của Ukraine đã tấn công một căn cứ không quân ở khu vực Volgograd và nhiều địa điểm khác trong một chiến dịch tấn công tầm xa nhằm phá hủy trang thiết bị quân sự của Nga. Những cuộc tấn công này đã trở thành một phần trong chiến lược tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, nhắm vào các sân bay và cơ sở hạ tầng quan trọng của Moskva.
Tình hình hiện tại cho thấy Ukraine đang chuẩn bị cho một cuộc chiến lâu dài tại Kursk, với mục tiêu không chỉ là gây tổn thất cho Nga mà còn làm suy yếu khả năng tiến hành các chiến dịch quân sự của Moskva trong khu vực.
Mỹ chuẩn bị dỡ bỏ lệnh cấm tấn công sâu bên trong lãnh thổ Nga?
Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cho hay tuyên bố của Washington rằng họ không cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do Mỹ cung cấp để tấn công sâu bên trong lãnh thổ Nga là không đáng tin cậy.
Tên lửa được phóng từ Hệ thống Tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa của Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đài RT (Nga), phát biểu với truyền thông hôm 23/8, ông Antonov tuyên bố rằng chính quyền Mỹ có vẻ như liên tục đùa giỡn Moskva bằng những tuyên bố rằng họ không cho phép sử dụng các hệ thống tầm xa để tấn công vào lãnh thổ Nga.
"Nhưng trên thực tế, về cơ bản, họ đang chuẩn bị cơ sở để gỡ bỏ mọi hạn chế hiện có, tại một thời điểm nhất định", đại sứ Nga nói.
Dẫn lời ông Antonov, hãng thông tấn TASS cũng cho hay đánh giá theo sự hỗ trợ trước đây của Washington dành cho Kiev, bao gồm cả việc đào tạo phi công vận hành chiến đấu cơ F-16, thì gần như chắc chắn rằng Ukraine sẽ chiến đấu bằng vũ khí tầm xa do Mỹ sản xuất chống lại Nga.
"Chính xác thì điều đó sẽ xảy ra ở đâu? Chúng tôi không thể nói hoặc dự đoán", ông nhấn mạnh.
Theo ông Antonov, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang ngày càng trở nên khó lường. Ông lưu ý không thể đảm bảo rằng toàn bộ thế giới sẽ không thay đổi vào ngày mai. Mỹ sẽ hành xử như thế nào trong tình huống này là điều rất khó nói.
Do đó, đại sứ nhấn mạnh Nga phải hành động quyết đoán, tăng cường tiềm lực quân sự - công nghiệp, bởi chỉ có quân đội và hải quân mới có thể bảo vệ đất nước Nga.
Trước đó, ngày 22/8, ông Antonov cũng bác bỏ tuyên bố của chính quyền Mỹ rằng họ không biết về kế hoạch của Ukraine tấn công khu vực Kursk.
"Tôi hoàn toàn tin rằng Kiev sẽ không làm gì nếu không có sự chấp thuận của cấp trên. Họ sẽ không dám động một ngón tay theo hướng vào lãnh thổ của chúng tôi nếu không có sự chấp thuận của Washington", ông Antonov nói.
Nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky đã tiếp tục kêu gọi các quốc gia ủng hộ phương Tây cho phép nước này thực hiện các cuộc tấn công tầm xa vào lãnh thổ Nga trong chiến dịch tấn công khu vực Kursk của Nga.
Tuần trước, Lầu Năm Góc tuyên bố lập trường của họ vẫn không thay đổi và Ukraine vẫn không được phép sử dụng tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) do Mỹ cung cấp, có tầm bắn lên tới 300 km, để tấn công sâu bên trong lãnh thổ Nga.
Ngày 22/8, Bộ Quốc phòng Nga ước tính Ukraine đã mất hơn 4.700 binh sĩ và hàng trăm đơn vị thiết bị quân sự, bao gồm 68 xe tăng và 53 xe bọc thép chở quân, kể từ khi phát động cuộc tấn công vào vùng Kursk từ ngày 6/8.
Nga tìm cách tái khẳng định ảnh hưởng ở Kavkaz Bất chấp mối quan hệ căng thẳng giữa Nga và Armenia, Tổng thống Putin vẫn bày tỏ mong muốn tạo điều kiện cho một thỏa thuận hòa bình giữa Armenia và Azerbaijan. Ảnh minh họa: Getty Images/TTXVN Theo mạng tin Eurasianet.org ngày 22/8, chuyến thăm Azerbaijan của Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây đánh dấu một bước đi quan trọng trong nỗ...