Nga rút bớt quân ở Ukraine về để bảo vệ tỉnh Kursk
Tờ Wall Street Journal dẫn lời các quan chức Mỹ giấu tên đưa tin Liên bang Nga đang rút một số quân khỏi Ukraine để đối phó với cuộc tấ.n côn.g vào tỉnh Kursk mà Ukraine thực hiện từ tuần trước.
Ngày 13/8, tờ Politico cũng đưa tin rằng một quan chức ở Kiev cho biết một số lượng tương đối nhỏ các đơn vị Nga đã rút đi để đáp trả cuộc tấ.n côn.g ở Kursk. Cụ thể, ông Dmytro Lykhoviy, phát ngôn viên quân đội Ukraine, nói: “Nga đã di chuyển một số đơn vị của mình khỏi cả hai khu vực Zaporizhzhia và Kherson ở phía Nam Ukraine”.
Các quan chức Mỹ vẫn chưa rõ Nga đang rút bao nhiêu binh sĩ khỏi Ukraine. Nga chưa bình luận về thông tin trên.
Theo Bộ Tổng tham mưu Quân đội Ukraine, để tìm cách cản Ukraine tiến thêm trên chiến trường, binh sĩ Nga vẫn tiếp tục tấ.n côn.g vào Pokrovsk và những nơi khác trong khu vực Donetsk của Ukraine. Đây là một trong những điểm nóng nhất trên tiề.n tuyến nơi Nga đang thắng thế.
Tuy nhiên, ông Lykhoviy nói thêm trên đài truyền hình Ukraine rằng Nga đang điều động nhân sự tới các hướng khác, bao gồm cả Kursk.
Trong khi đó, theo một đoạn video đăng trên trang Facebook của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, Bộ trưởng Quốc phòng Litva, ông Laurynas Kasčiūnas cũng tiết lộ rằng binh sĩ Nga đã rời Kaliningrad.
Ngày 14/8, theo hãng thông tấn TASS, đặc phái viên của Bộ Ngoại giao Nga Rodion Miroshnik nhấn mạnh Ukraine đã đẩy vấn đề đàm phán hòa bình với Nga vào tình trạng tạm dừng trong thời gian dài bằng cách tấ.n côn.g tỉnh Kursk của Nga.
Video đang HOT
Hôm 6/8, hàng nghìn binh lính Ukraine đã triển khai chiến dịch tấ.n côn.g bất ngờ nhằm vào tỉnh Kursk của Nga. Động thái này được Tổng thống Nga Vladimir Putin cho là nhằm cải thiện vị thế của Kiev trước những cuộc đàm phán có thể diễn ra và làm chậm bước tiến của các lực lượng Nga trên mặt trận.
Trong cuộc họp với Tổng thống Putin, quyền Tỉnh trưởng Kursk, ông Alexei Smirnov cho biết quân đội Ukraine đang kiểm soát 28 điểm dân cư của tỉnh này. Chính quyền tỉnh tiếp tục làm việc để xác định nơi ở và tình trạng của các nạ.n nhâ.n, đồng thời thực hiện các biện pháp tổ chức hỗ trợ nhân đạo và sơ tán khỏi các khu vực xung đột.
Do cuộc tấ.n côn.g của Ukraine, gần 194.000 người sẽ được sơ tán khỏi các khu vực ở tỉnh Kursk và Belgorod. Đây được cho là cuộc sơ tán lớn nhất kể từ cuộc chiến Chechnya năm 1999.
Phát biểu tại một cuộc họp tác chiến trực tuyến về tình hình ở các vùng biên giới cùng ngày, Tổng thống Putin chỉ đạo chuẩn bị đối phó với các cuộc tấ.n côn.g mới của Ukraine có thể xảy ra tại khu vực biên giới, kể cả ở tỉnh Bryansk. Ông lưu ý rằng tăng cường phòng thủ ở khu vực biên giới và ứng phó kịp thời với các mối đ.e dọ.a là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Nhà lãnh đạo Nga cũng cảnh báo sẽ đáp trả tương xứng cuộc tấ.n côn.g của Ukraine vào biên giới Nga, đồng thời tuyên bố sẽ không hòa đàm sau những động thái mới của Kiev.
Trên mạng xã hội Telegram ngày 12/8, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã lần đầu tiên xác nhận về chiến dịch này, đồng thời nhấn mạnh sẽ buộc phía Nga phải chấp nhận đàm phán. Ông nói: “Lực lượng của chúng tôi tiếp tục tiến tới khu vực Kursk. 74 cộng đồng nằm dưới kiểm soát của Ukraine”.
Giai đoạn mới trong quan hệ giữa EU và Trung Á
Đối với các nước Trung Á, việc tăng cường quan hệ với EU có nguy cơ gây ra phản ứng từ Nga và Trung Quốc.
Tham vọng ngày càng tăng của EU trong khu vực được Nga và Trung Quốc coi là một thách thức.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel trong cuộc họp báo bên lề Hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Á lần thứ 2 ở Bosteri, Kyrgyzstan ngày 2/6/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo nhận định của chuyên gia Marcin Popławski tại Viện Các vấn đề Quốc tế Ba Lan (PISM), cuộc xung đột Nga - Ukraine đã làm thay đổi cách tiếp cận của EU với Trung Á (Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan). Hai năm qua, khu vực này đã trở nên quan trọng hơn đối với Brussels trong việc khai thác tiềm năng về năng lượng và giao thông. Trong thời gian này, mô hình liên lạc chính trị thường xuyên ở cấp cao nhất đã phát triển, chiến lược hợp tác được cập nhật và các dự án kinh tế mới được triển khai. Những động thái này được củng cố bởi hành động bổ sung từ các quốc gia thành viên, chủ yếu là Đức và Pháp.
Việc làm sâu sắc thêm các mối quan hệ với EU đã trở thành cơ hội để các nước Trung Á tránh bị cô lập do cuộc xung đột ở Ukraine. Đây còn được coi là một sáng kiến hấp dẫn về mặt kinh tế và ở một mức độ nào đó cũng là một sự củng cố chính trị của khu vực. Hợp tác với EU bổ sung nhưng không thay thế hoặc làm suy yếu mối quan hệ bền chặt của các nước này với Moskva và Bắc Kinh.
Trong điều kiện hiện tại, vẫn còn chỗ cho sự hợp tác sâu sắc hơn nữa giữa EU và các nước Trung Á. Nhưng điều này sẽ phụ thuộc vào diễn biến của tình hình quốc tế, bao gồm cả kết quả của cuộc xung đột Nga - Ukraine, quyết tâm tiếp tục thúc đẩy quan hệ của EU và các nước trong khu vực, cũng như thái độ của Nga và Trung Quốc.
Thực tế là, việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine dẫn đến sự gia tăng đáng kể hoạt động của EU ở khu vực hậu Xô Viết. Trong số các quốc gia Trung Á, cuộc xung đột làm dấy lên những lo ngại về tác động và mở ra "cơ hội" để xích lại gần Brussels. Ngược lại, EU cũng đang nỗ lực mở rộng hợp tác về nguyên liệu và năng lượng với các nước trong khu vực, nỗ lực tìm kiếm nhà cung cấp thay thế Nga.
Những kế hoạch này được thể hiện trong nhiều cuộc đối thoại chính trị chuyên sâu (ví dụ: các chuyến thăm của các chính trị gia cấp cao của EU), tìm kiếm các hình thức hợp tác tối ưu và khởi xướng các dự án kinh doanh mới. Theo thời gian, mục tiêu quan trọng của EU là thuyết phục các nước trong khu vực tuân thủ chế độ trừng phạt nhằm vào Nga (Trung Á là một kênh mà phương Tây cho rằng có lợi cho Nga để lách các lệnh trừng phạt). Brussels cũng đang phát triển các sáng kiến giao thông vận tải không có sự tham gia của Nga.
Gần hai năm tìm kiếm cách tiếp cận mới đối với khu vực đã đạt được kết quả khi Hội đồng EU thông qua Kế hoạch hành động chung vào tháng 10/2023 nhằm tăng cường mối quan hệ giữa EU và Trung Á. Trên thực tế, đây là bản cập nhật của chiến lược năm 2019, với sự phát triển được bắt đầu bằng việc nâng cấp cuộc đối thoại chính trị giữa họ lên một tầm cao hơn. Ví dụ, hai "cuộc họp cấp cao" đã được tổ chức - một điều mới lạ - với sự tham gia của Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và hầu hết các nhà lãnh đạo trong khu vực.
Các vấn đề kinh tế liên quan chặt chẽ đến hợp tác năng lượng, khí hậu, môi trường và giao thông, chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong kế hoạch hành động chung mới. Chúng có thể được coi là những "kênh" hợp tác quan trọng nhất cũng như trong tương lai giữa EU và Trung Á.
Một bước quan trọng khác là cam kết của Brussels vào cuối tháng 1/2024 sẽ phân bổ 10 tỷ Euro thông qua các công cụ tài chính khác nhau để phát triển Tuyến vận tải quốc tế xuyên Caspi (TITR - còn gọi là Hành lang giữa), nối châu Âu với Trung Quốc, bỏ qua Nga qua Trung Á. Một thỏa thuận hợp tác chiến lược cũng đã được ký kết trong lĩnh vực khoáng sản quan trọng, pin và năng lượng tái tạo với Kazakhstan (tháng 11/2022) và gần đây nhất - vào tháng 4/2024 - trong lĩnh vực khoáng sản quan trọng với Uzbekistan.
Mục tiêu của EU đối với khu vực Trung Á phù hợp với lợi ích và chính sách của các thành viên quan trọng, chủ yếu là Đức và Pháp. Đối với họ, tầm quan trọng của Kazakhstan và Uzbekistan nói riêng đã tăng lên - với tư cách là nguồn cung cấp nguyên liệu thô. Quá trình vận chuyển dầu từ Kazakhstan đến Đức qua đường ống dẫn dầu Druzhba đã bắt đầu (hợp đồng được ký kết vào tháng 6/2023) đi vào hoạt động.
Kazakhstan cũng đã củng cố vị thế là một trong ba nhà xuất khẩu dầu lớn nhất sang Pháp (năm ngoái nước này đã xuất khẩu 5,47 triệu tấn sang Pháp). Paris cũng đang nhập khẩu ngày càng nhiều uranium từ Trung Á (Kazakhstan và Uzbekistan vào năm 2022 đã cung cấp hơn 50% nguồn cung cho thị trường Pháp).
Một yếu tố quan trọng trong quan hệ song phương là các khoản đầu tư của phương Tây vào các nguồn năng lượng tái tạo, ví dụ như của tập đoàn Svevind Energy Group của Đức-Thụy Điển trong một nhà máy điện gió và mặt trời ở Kazakhstan (50 tỷ USD) hoặc của TotalEnergies SE của Pháp trong một tổ hợp tua bin gió ở nước này (1,4 tỷ USD).
Đối với các nước Trung Á, việc tăng cường quan hệ với EU có nguy cơ gây ra phản ứng từ Nga và Trung Quốc. Tham vọng ngày càng tăng của EU trong khu vực được Nga và Trung Quốc coi là một thách thức. Việc Brussels kích hoạt mối quan hệ cả chính trị và kinh tế (đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng) có khả năng ảnh hưởng đến lợi ích của họ.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Trung Á và EU sẽ không làm suy yếu vị thế của Nga và Trung Quốc trong khu vực (đặc biệt là về mặt an ninh) trong tương lai gần.
Tóm lại, do cuộc xung đột ở Ukraine, tầm quan trọng của Trung Á đối với EU đã tăng lên. Sự "xoay trục" tới khu vực có thể thấy rõ dưới góc độ tham vấn chính trị và các sáng kiến mới. Đây là một phần trong hoạt động mở rộng hơn của Brussels trong khu vực hậu Xô Viết.
Việc tăng cường quan hệ của các nước trong khu vực với EU mang lại cho họ cơ hội hiện đại hóa. Điều này không chỉ quan trọng đối với Kazakhstan mà còn đối với các quốc gia khác, bao gồm cả Uzbekistan, những quốc gia đang ở giai đoạn đầu của cải cách kinh tế. Họ tập trung vào việc tận dụng lợi thế cả về mặt kinh tế (giao dich thương mại) và chiến lược (đa dạng hóa thị trường và tuyến đường vận chuyển, tiếp cận công nghệ).
Mỹ vạch kế hoạch rút quân khỏi Niger Các kế hoạch do phía Mỹ trình bày sẽ được Niger thảo luận với mục tiêu đảm bảo việc Washington rời đi sẽ diễn ra trong "những điều kiện tốt nhất có thể, trật tự, an ninh và tuân thủ thời hạn đã đặt ra". Trước khi Mỹ rút quân khỏi Niger, binh sĩ Pháp cũng bị buộc phải rời khỏi nước này....