Tỉnh Quảng Ninh đưa 1.421 tổ công nghệ số cộng đồng đi vào hoạt động
Tại 13 địa phương của tỉnh Quảng Ninh đã ban hành kế hoạch, thành lập 1.421 tổ công nghệ số cộng đồng bao phủ 173/177 xã, phường, thị trấn.
Thực hiện Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 1/3/2022 của UBND tỉnh về thực hiện Chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đến nay 13 địa phương, 100% các sở, ban, ngành của tỉnh Quảng Ninh và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo do người đứng đầu làm trưởng ban.
Tổ công nghệ số cộng đồng sẽ tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, Nghị quyết, Đề án, Kế hoạch của tỉnh, thành phố, phường về chuyển đổi số đến các hộ gia đình, người dân trong khu phố. Đồng thời , hướng dẫn người dân cài đặt, nắm bắt được các kỹ năng cơ bản để sử dụng thành thạo các nền tảng số, ứng dụng số cơ bản (định danh điện tử cá nhân/ bảo hiểm xã hội số/ sổ sức khỏe điện tử/tài khoản mobi money..) để tương tác với chính quyền, tham gia phát triển kinh tế số, tham gia xây dựng xã hội số và thực sự trở thành công dân số.
Thành lập Tổ công nghệ số tại xã Lê Lợi, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức triển khai, sử dụng các chức năng trình ký văn bản điện tử, tạo lập hồ sơ công việc, ký số văn bản điện tử trên hệ thống chính quyền điện tử. Đồng thời rà soát, đề nghị Ban Cơ yếu Chính phủ cấp bổ sung chữ ký số, thay đổi thông tin chứng thư số. Đến hết quý I/2022, toàn tỉnh đã có 10.410 chữ ký số được cấp phát, trong đó có 2.127 chữ ký số cơ quan, 8.630 chữ ký số cá nhân.
Về kinh tế số, hiện toàn tỉnh Quảng Ninh đã có 177/267 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên đưa lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn và Voso.vn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp đưa thông tin của 418 cơ sở doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh niêm yết và giao dịch trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử.
Từ năm 2021, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp hoàn thiện phần mềm “Hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” và bấm nút khởi động tại địa chỉ: https://qn.check.net.vn.
Video đang HOT
Hệ thống bước đầu cấp tài khoản tham gia quản lý cho 142 cơ sở là các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất, chế biến, sơ chế, tiến tới mở rộng đến cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm theo chuỗi, các vùng sản xuất tập trung của tỉnh và các địa phương liên kết tiêu thụ sản xuất nông sản an toàn; đấu nối với “Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm sản thực phẩm của thành phố Hà Nội”, liên thông đồng bộ với Bộ NN&PTNT.
Sản phẩm na dai Đông Triều được quảng bá, bày bán trên website dongtrieumart.vn
Để thúc đẩy xây dựng kinh tế số, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh cũng đã phối hợp với Viễn thông Quảng Ninh cũng đã tổ chức hội nghị “Chuyển đổi số cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp”.
Hội nghị đã giới thiệu về các nền tảng cho chuyển đổi số và các giải pháp đột phá chuyển đổi số, phát triển kinh tế số; chuyển đổi số toàn diện doanh nghiệp bứt phá trong kỷ nguyên số; giới thiệu về nền tảng oneSME cho các doanh nghiệp SME (doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ) và các giải pháp công nghệ để chuyển đổi số phù hợp với giai đoạn của lộ trình chuyển đổi số và giới thiệu chương trình của VNPT đồng hành cùng doanh nghiệp.
Tại cuộc họp đánh giá kết quả thực hiện chuyển đổi số toàn diện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh diễn ra trong ngày 10/6, ông Nguyễn Tường Văn, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, đánh giá: Mặc dù các sở, ban, ngành, địa phương đã vào cuộc tích cực trong thực hiện chuyển đổi số, tuy nhiên đến nay mới có 39/51 nhiệm vụ được triển khai. Do vậy, các sở, ban, ngành phải nhanh chóng triển khai các nhiệm vụ theo kế hoạch; thường xuyên kiểm đếm công việc và có giải pháp khắc phục những khó khăn, tồn tại.
Bên cạnh đó là tập trung đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công tác chuyển đổi số của tỉnh; xây dựng bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các sở, ban, ngành, địa phương và các xã, phường, thị trấn; triển khai xây dựng phần mềm đánh giá, chấm điểm chỉ số chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh, đồng bộ với hệ thống của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Gấp rút đẩy nhanh tiến độ cụm công trình giải tỏa công suất Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1
Ngày 9/6, tại Hà Nội, ông Đặng Hoàng An, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia về phát triển điện lực chủ trì cuộc họp kiểm điểm tiến độ giải phóng mặt bằng và thi công các dự án giải tỏa công suất Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1 (gồm đường dây 500 kV Vân Phong - Vĩnh Tân; Trạm biến áp 500 kV Vân Phong và đấu nối; đường dây 500 kV đấu nối Trạm biến áp 500 kV Thuận Nam vào đường dây 500 kV Vân Phong - Vĩnh Tân).
Nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1 do Tập đoàn Sumitomo Corporation (Nhật Bản) làm chủ đầu tư với tổng vốn lên tới 2,58 tỉ USD. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN
Vướng mặt bằng ở 50 khoảng cột
Theo báo cáo của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT), tính đến ngày 9/6, các địa phương đã bàn giao 304/304 vị trí cột đường dây 500 kV Vân Phong - Vĩnh Tân. Tuy nhiên, các địa phương mới bàn giao 254/304 khoảng cột (đạt 83,6%). Về thi công, hiện đã đào móng xong 262/304 vị trí, đang đào 34 vị trí. Đúc móng xong 220 vị trí, lắp dựng cột xong 159 vị trí và trong tuần tới sẽ triển khai kéo dây.
Hiện nay, dự án gặp những vướng mắc trong bồi thường giải phóng mặt bằng và thời tiết trên công trường trong tháng 5 mưa nhiều. Các vị trí móng còn lại chủ yếu nằm khu vực đồi núi nên việc vận chuyển vật tư vật liệu, mở đường thi công khó khăn. Một số vị trí địa chất hố móng là đá liền khối nên thời gian hoàn thành đào móng kéo dài.
Đường dây đi qua khu vực tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận có nhiều nhà máy năng lượng tái tạo nên việc cắt điện để kéo dây các khoảng giao chéo cũng gặp khó khăn và rất cần sự phối hợp, hỗ trợ của các đơn vị liên quan.
Đối với Trạm biến áp 500 kV Vân Phong và đấu nối, hiện Ban Quản lý khu kinh tế Vân Phong đã bàn giao toàn bộ 6,6 ha mặt bằng trạm. Phần đường dây đấu nối đã bàn giao 61/62 vị trí, bàn giao 44/62 khoảng cột (đạt 70,97%). Riêng tuyến đường dây 500 kV đấu nối TBA 500kV Thuận Nam vào đường dây 500 kV Vân Phong - Vĩnh Tân đang gấp rút triển khai.
Để đảm bảo tiến độ dự án, EVNNPT, Ban quản lý Dự án các công trình điện miền Trung (CPMB) phối hợp chặt chẽ với UBND các địa phương của tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận nhằm rà soát những vướng mắc còn tồn tại phần móng trụ và hành lang tuyến để hoàn thành bàn giao mặt bằng hành lang tuyến còn lại trong tháng 6/2022. Đồng thời, thông báo đến các hộ dân đã nhận tiền tổ chức chặt hạ cây cối, thảo dỡ nhà ở, vật kiến trúc để bàn giao mặt bàng cho đơn vị thi công kéo dây đóng điện công trình.
Trường hợp phương án bồi thường được tính đúng, tính đủ theo quy định nhưng các hộ dân vẫn cố tình cản trở, chống đối và không thực hiện việc bàn giao mặt bằng, đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo các địa phương và đơn vị có liên quan phối hợp với chủ đầu tư lập phương án và tổ chức lực lượng bảo vệ thi công, nhất là trong giai đoạn gấp rút hiện nay.
Về tiến độ thi công, ông Nguyễn Đình Thọ, Phó Giám đốc CPMB cho biết, đơn vị đã yêu cầu nhà thầu thi công tập trung nhân lực, thiết bị thi công, tranh thủ thời tiết thuận lợi, làm thêm ca để đẩy nhanh tiến độ thi công. Đối với các vị trí móng có địa hình phức tạp hoặc qua rừng còn lại chưa thi công móng cũng yêu cầu nhà thầu tính đến giải pháp vận chuyển cột thép, dây dẫn đồng bộ với quá trình vận chuyển vật liệu đúc móng.
Không còn thời gian dự phòng cho dự án
Tại cuộc họp, ông Lê Hữu Hoàng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa và ông Phan Tấn Cảnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, địa phương xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng nên trong thời gian qua cả hệ thống chính trị đã vào cuộc mạnh mẽ. Cả 2 địa phương đã thành lập những tổ công tác tuyên truyền vận động nhân dân bàn giao mặt bằng cho dự án. Đến nay, đã hoàn thành khối lượng mặt bằng dự án lớn cho chủ đầu tư. Những khó khăn, vướng mắc còn lại, tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận cam kết trước ngày 30/6 sẽ hoàn thành mặt bằng để chủ đầu tư triển khai kéo dây đồng loạt.
Tại cuộc họp, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Phạm Hồng Phương cho biết, trong quá trình triển khai dự án gặp một số thách thức như thời tiết, dịch bệnh, giá cả vật tư thiết bị tăng cao nên một số gói thầu phải đấu thầu lại. Với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Bộ Công Thương, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phát triển điện lực, EVN và sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận nên tiến độ bàn giao mặt bằng và thi công đạt khối lượng lớn.
Tuy nhiên, tiến độ thi công hiện nay vẫn chậm hơn kế hoạch nên EVN yêu cầu EVNNPT/CPMB đề nghị các nhà thầu huy động phương tiện, nhân lực để triển khai đồng loạt 3 mũi giáp công gồm: đào - đúc móng; lắp - dựng cột và sẵn sàng vật tư, thiết bị để rải căng dây. Trong quá trình triển khai, nếu gặp vướng mắc báo cáo ngay Tập đoàn để kịp thời tháo gỡ và EVN tạo mọi điều kiện tối đa để EVNNPT thực hiện dự án này.
Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Công Thương - Đặng Hoàng An cho biết, đây là những dự án rất quan trọng nhằm giải tỏa công suất Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1. Theo hợp đồng đã ký kết nếu dự án này chậm 1 ngày Việt Nam sẽ phải bồi thường khoảng 1 triệu USD.
Thứ trưởng Bộ Công Thương đánh giá cao tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận đã thực hiện nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phát triển điện lực trong việc đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng của dự án. Đồng thời, làm việc đầy trách nhiệm từ Tỉnh ủy, HĐND, UBND đến các sở, ngành, địa phương nên tạo điều kiện mặt bằng tối đa đẩy nhanh thi công dự án.
Tuy nhiên, thời gian triển khai dự án không còn nhiều, quỹ thời gian dự phòng gần như không có. Trong khi đó, dự án tiềm ẩn rất nhiều thách thức như: cung cấp vật tư thiết bị, thi công trong điều kiện địa chất khó khăn, thời tiết sắp vào mùa mưa, mặt bằng vẫn chưa được bàn giao hết...
Thứ trưởng Đặng Hoàng An đề nghị tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận tiếp tục tuyên truyền vận động nhân dân bàn giao những khoảng néo còn lại của dự án cho chủ đầu tư. Trong trường hợp đã tính đúng, tính đủ mà người dân không đồng thuận thì tổ chức bảo vệ thi công, nếu cần thiết tổ chức cưỡng chế để đến ngày 30/6 bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cũng yêu cầu EVN/EVNNPT phân công lãnh đạo trực tiếp tại công trường, có những vướng mắc gì cần xử lý ngay. Cùng với đó, nhà thầu huy động thêm nhân lực, phương tiện tăng tốc thi công trong giai đoạn thời tiết thuận lợi, tập trung thi công những vị trí khó trước để tránh mùa mưa không thi công được với quyết tâm hoàn thành dự án trong tháng 12/2022.
Ngư dân bị cá mập cắn trọng thương khi đang lặn gần đảo Bạch Long Vĩ Một ngư dân huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh bị cá mập cắn trọng thương chân phải, gây mất máu cấp khi đang lặn đánh bắt hải sản ở vùng biển Bạch Long Vĩ, Hải Phòng vào ngày 7-6. Cán bộ y tế cùng lực lượng biên phòng tổ chức sơ cứu, đưa nạn nhân về Trung tâm Y tế quân dân...