Nhiều bất cập tại cầu cảng cá sông Trà Bồng
Sau gần 10 năm hoàn thành, đưa vào sử dụng, cầu cảng cá sông Trà Bồng, xã Bình Đông, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) vẫn không phát huy được công năng như kỳ vọng, tồn tại nhiều bất cập.
Một số chân trụ cầu cảng xuống cấp, nghiêng vẹo. Ảnh: Lê Ngọc Phước/TTXVN
Dự án cầu cảng cá sông Trà Bồng do Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi làm chủ đầu tư, được phê duyệt tại Quyết định số 625/QĐ-BQL ngày 23/9/2008 và điều chỉnh, bổ sung tại Quyết định số 112/QĐ- BQL ngày 1/7/2009. Mục tiêu của dự án là phục vụ các hộ ngư nghiệp tái định cư và nhân dân trong vùng dự án, bảo đảm hoạt động nghề cá để ổn định cuộc sống lâu dài; kết hợp làm nơi neo đậu tàu thuyền tránh gió, bão.
Dự án bao gồm các hạng mục công trình bến cho tàu 90CV dài 128 m; công trình bến cho tàu 45CV dài 90 m; kè bảo vệ bờ dài 1.480 m; san lấp mặt bằng với diện tích 17.786 m2; nạo vét vũng bốc xếp trước bến và quay trở tàu đảm bảo cho tàu có chiều dài 15 m cập cảng; hệ thống phao báo hiệu gồm 18 phao.
Ngoài ra, còn có các công trình hạ tầng kỹ thuật khác như hệ thống cấp điện, nước; hệ thống thoát nước và xử lý nước thải; đường bãi nội bộ cảng; khu dân cư Bình Đông (giai đoạn 2). Dự án hoàn thành, đưa vào sử dụng vào năm 2013 với quy mô khoảng 23,1ha. Tổng mức đầu tư hơn 184 tỷ đồng.
Video đang HOT
Năm 2019, UBND tỉnh giao cho Công ty TNHH Thiên Phú (đơn vị trúng đấu giá khu hậu cần cảng cá sông Trà Bồng) được quyền quản lý, khai thác, sử dụng, duy tu bảo dưỡng cầu cảng và các hạng mục trên bờ, với tổng diện tích 0,97ha.
Trong quá trình đó, Công ty TNHH Thiên Phú đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính như: tổ chức thi công xây dựng công trình (dự án đầu tư) Khu hậu cần dịch vụ cảng cá sông Trà Bồng tại thửa đất số 02, 03 và thửa số 281, tờ bản đồ số 28, xã Bình Đông, huyện Bình Sơn (thuộc Khu công nghiệp phía Đông Dung Quất) sai nội dung Giấy phép xây dựng được cấp theo quy định tại điểm c, khoản 4, Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng, khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật kiệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở. Cuối năm 2021, Thanh tra Sở Xây dựng đã phạt Công ty TNHH Thiên Phú số tiền 30 triệu đồng.
Cầu cảng cá sông Trà Bồng. Ảnh: Lê Ngọc Phước/TTXVN
Ngày 9/7/2020, Sở Tài chính đã có Công văn số 1605/STC-QLGCS gửi Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi. Nội dung nêu rõ, công trình cầu cảng cá sông Trà Bồng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, theo luật quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21/6/2017 và Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ không có quy định việc tạm bàn giao tài sản công cho doanh nghiệp ngoài nhà nước khai thác, sử dụng.
Ông Lương Trọng Nguyên, Phó Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi cho hay, tháng 8/2020, Ban quản lý đã có Công văn số 109/BQL-KHTH thu hồi lại các hạng mục công trình xây dựng thuộc dự án cầu cảng cá sông Trà Bồng đã tạm giao cho Công ty TNHH Thiên Phú quản lý, sử dụng. Đồng thời, có báo cáo, kiến nghị cho UBND tỉnh về những vướng mắc, bất cập đó.
Trên cơ sở ý kiến của các sở, ngành liên quan, UBND tỉnh đã thống nhất chủ trương giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở này đã có văn bản tiếp nhận công trình cầu cảng cá sông Trà Bồng tại Công văn số 1400/SNNPTNT-KHTC ngày 5/5/2022 từ Ban quản lý. Hiện, Ban quản lý đã lập thủ tục điều chuyển tài sản cầu cảng cá sông Trà Bồng gửi Sở Tài chính theo quy định để Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh quyết định.
Một vướng mắc nữa là, đến nay, cầu cảng cá sông Trà Bồng vẫn chưa đáp ứng tiêu chí cảng cá loại II theo quy định của Luật Thủy sản năm 2017.
Cụ thể, cầu cảng cá sông Trà Bồng còn tồn tại nhiều cái không: Không có diện tích vùng nước cảng; không đảm bảo diện tích vùng đất cảng (1,6ha so với quy định phải từ 2,5ha trở lên); không đảm bảo độ sâu luồng và vùng nước trước cầu cảng để tàu cá có chiều dài 15 mét trở lên ra vào; không có nhà làm việc, công trình hạ tầng kỹ thuật về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và hệ thống phòng cháy chữa cháy; không có lượng hàng thủy sản qua cảng (0 tấn/năm so với quy định là 15.000 tấn/ năm). Điều đó khiến nhiều chủ tàu địa phương bức xúc vì gặp khó trong quá trình cập cảng bán hải sản, nhất là tàu câu mực.
Cầu cảng cá sông Trà Bồng. Ảnh: Lê Ngọc Phước/TTXVN
Ông Trần Lê Hồng Sơn, Giám đốc Ban quản lý các cảng cá tỉnh Quảng Ngãi thông tin, Ban quản lý đề nghị UBND tỉnh nên xem xét, chỉ đạo các sở, ngành liên quan thực hiện việc bàn giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh (đơn vị được giao quản lý, sử dụng) phần diện tích vùng nước cảng tối thiểu 10ha; phần diện tích vùng đất cảng tối thiểu 2,5ha.
Cùng với đó, đầu tư hoàn thiện hệ thống trang thiết bị phục vụ cho bốc dỡ hàng hóa của cảng, nhà làm việc, công trình hạ tầng kỹ thuật về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và hệ thống phòng cháy chữa cháy đảm bảo đúng theo quy định; bố trí nguồn kinh phí để nạo vét luồng vào cảng và vùng nước trước cầu cảng; duy tu bảo dưỡng các hạng mục công trình đang xuống cấp; bố trí kinh phí để Sở ký kết hợp đồng làm việc tại cảng trong thời gian 3 năm đầu hoạt động. Có như thế, cầu cảng cá sông Trà Bồng mới đạt được tiêu chí cảng cá truy xuất nguồn gốc thủy sản, tức là đáp ứng tiêu chí cảng cá loại 2.
“Nguồn vốn bổ sung cho công tác này lên tới 50 – 70 tỷ đồng. Nếu thuận lợi, dự án sẽ hoàn thiện trước năm 2025″, ông Trần Lê Hồng Sơn nhấn mạnh.
Khó khăn khắc phục sự cố tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng
Thông tin từ Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, ngày 10/5, Cửa khẩu quốc tế ga Đồng Đăng không phát sinh hoạt động xuất nhập khẩu do mưa lớn vào tối 9/5 và sáng 10/5 làm ảnh hưởng đến hệ thống đường sắt của hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
Nền đường sắt bị nước lũ xói mạnh sâu chỉ còn ray và tà vẹt trên tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn ngày 11/5/2022. Ảnh: TTXVN phát
Để bảo đảm lưu thông, ngành đường sắt tổ chức huy động các phương tiện, thiết bị, nhân lực khẩn trương khắc phục sự cố. Tuy nhiên, theo các công nhân đang làm việc tại đây, việc khắc phục sự cố đang gặp khó khăn nhất định về địa hình. Đặc biệt, tạo lại mặt nền đường sắt hoàn toàn phải làm thủ công nên phải mất nhiều ngày để xử lý sự cố, trong khi có thể mưa to trở lại.
Ông Phạm Đức Khái, Trưởng ga liên vận quốc tế Đồng Đăng cho biết, ngày 11/5, ga vẫn phát sinh hoạt động xuất nhập khẩu. Cụ thể, xuất khẩu 70 toa và nhập khẩu 70 toa hàng hóa. Số toa xuất khẩu là số lưu lại ga trước khi mưa lũ, còn số toa đã nhập khẩu vẫn phải lưu lại ga chờ khắc phục xong sự cố đường sắt mới có thể về tuyến dưới. Hiện các đơn vị vận tải đường sắt đã thông báo đến các thương nhân, doanh nghiệp, đơn vị về sự cố do mưa lũ để chủ động trong giao thương hàng hóa.
Trước đó. mưa lớn đã gây xói mòn nhiều điểm nền đường sắt từ ga Đồng Đăng (Lạng Sơn) đi các tỉnh miền xuôi. Đặc biệt, tại địa phận xã Mai Sao, huyện Chi Lăng, nước lũ lớn chảy siết đã cuốn trôi hoàn toàn một đoạn nền đường sắt dài 30m, chỉ còn trơ lại đường ray và tà vẹt; nền đường sắt bị nước lũ xói mạnh sâu vào bên trong tạo hàm ếch lớn. Đây là điểm sự cố chính khiến giao thông đường sắt từ ga Đồng Đăng (Lạng Sơn) đi tỉnh Bắc Giang và các tỉnh miền xuôi bị tê liệt.
Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai vẫn gặp khó khăn Sau hơn một tháng tạm dừng do tình bệnh COVID-19 phía Trung Quốc, hoạt động xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Lào Cai đã được mở trở lại. Tuy nhiên, việc xuất nhập khẩu hàng hóa qua đây hiện vẫn gặp nhiều khó khăn vì thường xuyên bị gián đoạn do phía Hà Khẩu (Trung Quốc) thiếu đội ngũ công nhân bốc xếp,...