Tình quân dân nơi lũ dữ miền Trung
Làm theo mệnh lệnh từ trái tim, cán bộ, chiến sĩ với hình ảnh bộ đội cụ Hồ trở nên gần gũi, thân thiện với người dân trên dải đất miền Trung.
Lực lượng vũ trang Quân khu 5 được giao phụ trách địa bàn 11 tỉnh, thành phố khu vực Nam Trung bộ, Tây Nguyên. Nơi đây, thiên tai là thách thức lớn đối với cán bộ, chiến sĩ toàn lực lượng.
Bằng tình cảm, trách nhiệm của mình, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Quân khu 5 đã không quản khó khăn gian khổ giúp đỡ đồng bào các địa phương ổn định cuộc sống.
Các chiến sĩ khẩn trương đưa người già đến nơi an toàn trong mưa lũ.
Hơn một năm sau trận sạt lở núi kinh hoàng tại thôn 2, xã Trà Vân, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, nhiều người vẫn chưa hết ám ảnh. Chiều hôm ấy, khi các gia đình quây quần bên bếp lửa chuẩn bị bữa cơm tối thì một quả đồi đổ sập xuống ngôi làng ông Tuân. Những ngôi nhà sàn bên sườn đồi bỗng chốc mất hút trong lớp đất đá. Sạt lở cướp đi sinh mạng của 4 người dân trong làng, 11 người bị thương.
Không khí tang thương bao phủ cả ngôi làng. Ngay trong mưa lũ, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Nam Trà My đã cử cán bộ, chiến sĩ phối hợp với các lực lượng chức năng băng rừng hơn 1 ngày đường mới vào tới hiện trường. Trong lúc “nước sôi lửa bỏng”, các lực lượng triển khai sơ cứu người bị thương, di tản người già và trẻ em đến nơi an toàn. Đồng thời tổ chức lực lượng cùng dân làng đào bới hàng nghìn mét khối bùn đất tìm kiếm thi thể người bị vùi lấp, đưa đến nơi an táng.
Anh Hồ Văn Ngọ bị mất vợ và đứa con gái út trong vụ sạt lở núi tại làng ông Tuân, xã Trà Mai, huyện Nam Trà My tâm sự: “Nếu không có sự giúp đỡ của mấy anh bộ đội thì chắc gia đình và hàng xóm tôi rất khó trong thời gian xảy ra mưa bão, lũ lụt. Nhờ có sự giúp đỡ của anh bộ đội nên gia đình sớm ổn định, một thời gian sau đó có chỗ ở đàng hoàng. Trong lòng tôi không biết nói sao cho hết lòng, chỉ biết nói: Rất cảm ơn mấy anh bộ đội!”
Để tránh thảm họa sạt lở núi xảy ra tại xã Trà Vân, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, cả trăm gia đình buộc phải di dời đến một vị trí an toàn. Mệnh lệnh cấp trên là khẩn cấp di dời đảm bảo an toàn tính mạng người dân rồi mới tính chuyện sinh kế lâu dài. Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang Quân khu 5 cắt núi, băng rừng, di dời dân vào cánh đồng Khe Chữ rồi dựng tạm lều bạt lánh nạn.
Video đang HOT
Lực lượng vũ trang Quân khu 5 giúp người dân Tam Kỳ sơ tán trong trận mưa lớn vừa qua.
Trong bộn bề gian khó nơi rừng sâu càng thấm thía tình quân dân. Ông Trần Văn Mẫn, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam cho rằng, công việc thầm lặng của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Quân khu 5 đã tiếp sức giúp đồng bào vượt qua khó khăn.
“Người dân của Khe Chữ đã thấu hiểu được trong lúc gian nan, khó khăn như vậy, lực lượng bộ đội trong thời bình thực hiện nhiệm vụ chính trị giúp dân trong những cơn hoạn nạn như vậy. Và người dân Khe Chữ luôn khắc ghi hình ảnh của bộ đội. Trong suốt 2 tháng trời, bộ đội cùng ăn, cùng ở, cùng làm, giúp dân ổn định cuộc sống, có được Khe Chữ như ngày hôm nay”, ông Trần Văn Mẫn cho biết.
Cách đây mấy hôm, khi mưa to dội xuống vùng đồng bằng của tỉnh Quảng Nam, hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Quân khu 5 lại ngâm mình trong nước lũ, khuân vác đồ đạt, cõng người già, trẻ em vùng ngập lụt đến nơi cao ráo. Thật cảm động khi nhắc lại câu chuyện về anh dân quân Trương Văn Được cùng đội cứu hộ xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, ngụp lặn giữa dòng nước cõng người già, trẻ em đưa lên thuyền đi sơ tán, tránh lũ. Ngâm mình cả ngày trong mưa lũ, anh Được kiệt sức và vĩnh viễn ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ.
Các chiến sĩ san nền, tạo mặt bằng để di dân đến nơi an toàn.
Lực lượng vũ trang Quân khu 5 giúp đồng bào vùng sạt lở núi Trà Vân làm lại nhà ở.
Thiếu tướng Cao Phi Hùng, Phó Tư lệnh Quân khu 5 cho biết, ngay sau khi nhận được Công điện của Bộ Tư lệnh Quân khu 5 gởi Bộ Chỉ huy Quân sự các địa phương vùng ngập lụt, các đơn vị đã huy động gần 1.000 cán bộ, chiến sĩ, 700 dân quân tại các địa phương, tiếp cận sâu vào các vị trí nhà dân ngập lụt để cung cấp nước uống, thực phẩm, cứu giúp người bị ốm đau, già yếu. Nước lũ vừa rút, các đơn vị tiếp tục duy trì lực lượng giúp dân khắc phục hậu quả.
“Qua mấy ngày tổ chức triển khai thực hiện, lực lượng vũ trang Quân khu 5 đã huy động hàng nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ giúp dân di dời và sửa lại hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái, hàng ngàn người ra khỏi khu vực trũng thấp và cung cấp lương thực, thực phẩm cho đồng bào ở các vùng trũng thấp. Đến nay, đồng bào các vùng ngập lụt đã ổn định cuộc sống”, Thiếu tướng Cao Phi Hung nói.
Giờ đây, việc giúp dân đối phó với thiên tai, khắc phục hậu quả mưa lũ là mệnh lệnh từ trái tim của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Quân khu 5. Hình ảnh bộ đội cụ Hồ trở nên gần gũi, thân thiện với người dân trên dải đất miền Trung đầy giông bão./.
Theo Hoài Nam/ VOV-Miền Trung
Miền Bắc tuần tới tăng nhiệt, miền Trung giảm mưa
Mỗi ngày nhiệt độ miền Bắc và miền Trung sẽ tăng thêm 1-2 độ, tới thứ Bảy (22.12) Hà Nội khoảng 18-27 độ C.
Khối không khí lạnh khống chế miền Bắc suốt tuần qua đang suy yếu, miền Bắc hửng nắng nhẹ, nhiệt độ lúc 13h hôm nay phổ biến 17-20 độ C.
Từ thứ Hai (17.12) đến thứ Bảy (22.12), nhiệt độ miền Bắc sẽ tăng dần, mỗi ngày 1-2 độ. Sớm mai Hà Nội khoảng 13 độ, cao nhất ngày khoảng 23 độ; đến thứ Bảy khoảng 18-27 độ C.
Riêng các điểm cao trên 1.500m so với mực nước biển như Sa Pa (Lào Cai), Sìn Hồ (Lai Châu), Đồng Văn (Hà Giang), nhiệt độ đêm và sáng cả tuần sau duy trì thấp, khoảng 6-8 độ, ngày nắng 15-20 độ C.
Đỉnh Fansipan (Lào Cai) trưa có nắng, nhiệt độ tăng lên khoảng 10 độ C. Ảnh: CTV
Với sự suy yếu của khối không khí lạnh và nhiễu động gió đông, hôm nay diện mưa ở miền Trung thu hẹp, chỉ còn từ Quảng Bình trở vào đến Phú Yên với lượng mưa không lớn. Từ thứ Hai, miền Trung mưa rải rác và đến giữa tuần sẽ hết hẳn.
Nhiệt độ toàn vùng nhích dần lên, cao nhất ngày thứ hai ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế khoảng 21-24 độ C, từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi 24-26 độ C. Các tỉnh từ Bình Định trở vào đến Bình Thuận nhiệt độ cao nhất khoảng 27-30 độ C.
Tây Nguyên và Nam Bộ đang là mùa khô, tuần tới nắng nhiều, cao nhất ở Tây Nguyên khoảng 28-30 độ C, Nam Bộ 32-33 độ C.
Không khí lạnh tràn về miền Bắc đêm 6.12, sau đó liên tục bổ sung. Do kết hợp với dòng xiết trong đới gió tây, miền Bắc mưa rét từ ngày 7 đến hết 9.12. Sau một ngày hửng nắng, từ ngày 11 đến 13.12 miền Bắc mưa rét, Mẫu Sơn (Lạng Sơn) xuống 2 độ, Hà Nội 11 độ C.
Miền Trung từ ngày 8 đến tối 10.12 có mưa to do không khí lạnh kết hợp với nhiễu động gió đông. Nhiều nơi mưa kỷ lục, trên 900 mm trong ba ngày, gây ngập lụt nặng tại Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, làm 14 người chết, một người mất tích.
Sau hai ngày ngớt mưa, đến 13.12, không khí lạnh lại tràn đến gây mưa cho các tỉnh từ Thanh Hóa đến Khánh Hòa. Riêng khu vực từ Quảng Bình đến đến Quảng Ngãi có mưa to, phổ biến 70-120 mm trong 24 giờ.
Dự báo, cuối tháng 12, miền Bắc còn đón một đợt không khí lạnh mạnh.
Theo Xuân Hoa (VNE)
Miền Trung: Lũ rút, 7 người chết trong mưa lũ Theo đó ngày 11/12, mưa ở miền Trung đã giảm dần, một số nơi đã bất đầu hửng nắng. Các địa phương đang gấp rút dọn dẹp, thống kê thiệt hại và chuẩn bị đối phó với đợt mưa mới do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. Quảng Ngãi mưa lũ làm 1 người mất tích Sáng ngày 11/12, tại các huyện...