Tính nhân văn trong khen thưởng, kỷ luật học sinh
Trong trường học, công tác khen thưởng và kỷ luật học sinh phổ thông nhằm khuyến khích, động viên và ngăn chặn học sinh vi phạm nội quy, quy định của nhà trường.
Tuy nhiên, việc xử lý kỷ luật học sinh hiện nay tại các trường phổ thông còn mang tính hành chính, nặng về xử lý vi phạm, chưa làm cho học sinh tự nhận thức được khuyết điểm để khắc phục, sửa chữa.
Học sinh Trường THCS Trưng Vương (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) trong giờ thực hành. Ảnh: ỨC KIÊN
Hiện nay, bên cạnh những giáo viên có biện pháp khen thưởng, kỷ luật học sinh hiệu quả thì cũng có không ít giáo viên có cách giáo dục và xử lý tình huống không đúng quy định. Do không kiểm soát được cảm xúc cho nên một bộ phận giáo viên đã đưa ra những hình phạt, hành vi, lời nói làm tổn thương đến học sinh, gây ra phản ứng trái chiều trong dư luận xã hội.
Trưởng bộ môn Tâm lý học lứa tuổi và sư phạm, Trường đại học Sư phạm Hà Nội Khúc Năng Toàn cho biết: Giáo viên xử lý kỷ luật học sinh nhiều khi xuất phát từ những phản ứng mang tính cảm xúc mà không xuất phát từ nguyên lý mang tính giáo dục và sư phạm. Những hình thức như quát mắng, dọa nạt chỉ mang lại hiệu quả trực tiếp tức thì mà không mang lại hiệu quả về mặt giáo dục lâu dài. ồng quan điểm, cô giáo Dương Thu Hà, giáo viên Trường THPT Lê Lợi (Hà ông, Hà Nội) chia sẻ: Kỷ luật học sinh phải có nguyên tắc cụ thể, phải giúp học sinh nhận ra những sai lầm để thay đổi. Bên cạnh đó, giáo viên cũng phải trang bị những kỹ năng quan trọng để nắm bắt được tâm lý của học sinh.
Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Thủy, giáo viên Trường quốc tế Nhật Bản (Hà ông, Hà Nội) cho biết: Khi học sinh mắc lỗi, thay vì trách móc, chì chiết, phê bình học sinh trước tập thể, giáo viên nhà trường sẽ gọi học sinh ra vị trí riêng để phân tích sự việc để tìm rõ nguyên nhân, giúp học sinh nhận thức được vấn đề. Bên cạnh đó, nhà trường rất chú trọng việc khen thưởng học sinh bằng những phần thưởng đơn giản như trao giấy khen, tặng bút viết hoặc những lời khích lệ, động viên nhằm tôn cao giá trị thành tích học sinh đã đạt được.
iều này giúp học sinh cảm nhận được giá trị của bản thân, ảnh hưởng của bản thân đối với tập thể, cộng đồng như thế nào. Hiệu trưởng Trường THPT Hoàng Quốc Việt (Quảng Ninh) Vũ Thị Thu Huyền chia sẻ: Nhà trường có hội đồng kỷ luật nhưng ba năm nay chưa học sinh nào vi phạm bị kỷ luật. ể có được điều này, ngay từ đầu năm học, nhà trường đã tuyên truyền những quy định của pháp luật, nội quy. Khi học sinh vi phạm thì giáo viên không đưa ra biện pháp kỷ luật ngay mà sẽ dành thời gian trao đổi, chia sẻ để học sinh tự nhận ra lỗi của mình.
Theo các chuyên gia giáo dục, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục, giáo viên phải biết tôn trọng, quan tâm, thấu hiểu học sinh; phân tích cho học sinh hiểu được hành vi sai trái, đồng thời tư vấn cho các em về hướng khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; tạo điều kiện để học sinh tham gia đóng góp ý kiến xây dựng nội quy trường, lớp. Bên cạnh đó, giáo viên cần được trang bị kiến thức, kỹ năng xử lý tình huống, hiểu tâm lý học sinh, phụ huynh để có những giải pháp phù hợp khi có vấn đề về kỷ luật học sinh.
Tuy nhiên, hiện nay việc khen thưởng và kỷ luật học sinh phổ thông hiện nay đang được thực hiện theo iều lệ trường tiểu học và iều lệ trường THCS, THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học và theo Thông tư số 08/TT ngày 21-3-1988 của Bộ Giáo dục nay là Bộ Giáo dục và ào tạo (GD và T). Những quy định này hiện không còn phù hợp thực tiễn công tác giáo dục học sinh hiện nay. Bên cạnh đó, một trong những quyền cơ bản của trẻ em là quyền được học tập, do vậy nhà trường cần hạn chế đến mức thấp nhất việc buộc thôi học đối với học sinh.
Video đang HOT
Nếu các em vi phạm khuyết điểm nghiêm trọng, nhà trường chỉ có thể tạm đình chỉ việc học tập trên lớp của học sinh trong thời gian ngắn để phối hợp gia đình thực hiện các biện pháp giáo dục, giúp đỡ học sinh nhận thức được khuyết điểm để khắc phục, sửa chữa. Vụ trưởng Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD và T) Bùi Văn Linh cho biết: Bộ sẽ xây dựng quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh phổ thông để phù hợp phương pháp giáo dục hiện nay.
Bên cạnh đó, Bộ phối hợp Công đoàn Giáo dục Việt Nam chỉ đạo các Sở GD và T phối hợp Công đoàn Giáo dục các tỉnh, thành phố trên toàn quốc tổ chức tham vấn ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên về các hình thức kỷ luật đối với học sinh theo hướng giúp các em tích cực hơn. Ngoài ra, Bộ cũng yêu cầu các nhà trường coi trọng việc phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh và các lực lượng khác trong việc hỗ trợ, tư vấn để học sinh tiến bộ.
QUỲNH NGUYỄN
Theo Nhân dân
Phạt kín đáo, khen công khai học sinh
Cần nhiều tình thương để cô giáo có hình thức kỷ luật đặc biệt khiến một nữ sinh đánh cắp điện thoại tuyệt đối không tái phạm, học tốt và yêu quý người đã kỷ luật mình.
Trường THPT Nguyễn Du, quận 10, TP.HCM vừa tổ chức tọa đàm "Nghệ thuật khen thưởng và kỷ luật học sinh" với sự tham gia của giảng viên một số trường đại học và các nhà quản lý một số trường THPT trên địa bàn TP.
Kỷ luật học trò bằng trái tim
Nói về kỷ luật học sinh, ThS Nguyễn Nguyệt Lệ, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Minh Khai, đã chia sẻ một câu chuyện mà bà từng xử lý.
Sự việc xảy ra vào giữa học kỳ 2 năm ngoái. Một nữ sinh lớp 12 đã đánh cắp điện thoại của bạn. "Nếu lấy Thông tư 08 và Thông tư 58 ra để xử lý sự việc thì đúng khung luôn. Em sẽ bị hạnh kiểm yếu và phải thành lập một hội đồng kỷ luật. Thế nhưng em đang học lớp 12, nếu tôi thực hiện theo đúng nguyên tắc thì em sẽ không được tham dự kỳ thi THPT quốc gia" - bà Lệ nói.
Hoàn cảnh của nữ sinh này cũng rất đáng thương. Cha thường công tác xa nhà, em sống với bà ngoại nên thiếu sự dạy dỗ, quan tâm từ gia đình. Sau khi xem xét, bà Lệ đã phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức một buổi nói chuyện thân mật có sự tham gia của các bên liên quan. Tại đây, nữ sinh đã nhận lỗi về hành vi của mình.
"Kỷ luật là phải tỏ thái độ, phải để học sinh nhận khuyết điểm. Tuy nhiên, kỷ luật cũng phải xuất phát từ tình thương và sự cảm hóa. Vì thế, hôm đó, sau buổi làm việc tôi đã ôm em và nói: "Đây là một bài học cho con. Cô và giáo viên chủ nhiệm sẽ có tiếng nói để xin hạnh kiểm cho con với điều kiện từ tháng 3 đến tháng 5 con phải thể hiện sự tiến bộ, không được vi phạm bất cứ hành vi nào. Cô tin rằng con sẽ làm được". Và sự việc được giải quyết một cách kín đáo".
"Trong lễ tri ân trưởng thành, các học sinh 12 sẽ tự làm vòng đeo tay màu tím để tặng cho các thầy cô mà mình yêu thương. Thật bất ngờ, hôm đó em chạy đến đeo vào tay tôi chiếc vòng thân thương ấy. Và sau đó, tại kỳ thi THPT quốc gia, em đã đạt số điểm khá cao. Dịp lễ 20-11 vừa rồi em cũng về trường thăm tôi" - bà Lệ nhớ lại.
Cô Phan Thụy Mộng Thu, giáo viên Trường THCS Lữ Gia, quận 11, tặng quà cho những học sinh đạt kết quả cao trong học tập. Ảnh: MT
Liên hệ với sự việc tại Trường THCS Ngô Quyền, bà Lệ cho biết việc kỷ luật như thế do ban giám hiệu trường quá nguyên tắc, cứng nhắc. Các nhà quản lý trước khi ra kết luận hãy cân nhắc thật kỹ, thậm chí có thể bàn bạc trong liên tịch, trong hội đồng sư phạm, lấy ý kiến từ những nhà tâm lý.
Trong khi đó, thầy Hoàng Sỹ Đăng, giáo viên Trường THPT Nguyễn Du, cho hay giáo dục có nghĩa là làm sao khiến điều xấu trở thành điều tốt. Bản chất của kỷ luật là làm sao để các em nhận ra sai lầm của mình và không còn tái phạm. Theo thầy Đăng, khi khen ngợi ai đó thì việc khen ngợi nên diễn ra ở chỗ đông người vì nó sẽ đem lại nhiều tác dụng tích cực. Còn khi chê, kỷ luật một ai đó thì nên diễn ra ở nơi ít người, kín đáo để tránh ức chế cho người đó.
Phải thổi hơi thở của thời đại vào Thông tư 08
Chúng ta phải thổi hơi thở của thời đại vào Thông tư 08. Việc cảnh cáo trước toàn trường và đuổi học một năm không còn phù hợp. Vì khi đuổi học, ai sẽ là người quản lý trực tiếp, dạy dỗ em, khi em quay về trường thì tri thức, kiến thức đã thay đổi hằng ngày, hằng giờ sao em bắt kịp.
ThS NGUYỄN NGUYỆT LỆ, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Minh Khai
Động lực từ lời phê "Chúc mừng con"
Tại tọa đàm, vấn đề khen ngợi học sinh ra sao để tạo động lực cho các em cũng được nhiều nhà giáo quan tâm. Thầy Nguyễn Tường Thịnh, giáo viên Trường THPT Nguyễn Du, đã kể lại một sự việc.
Sáu năm trước, thầy được phân công chủ nhiệm một lớp. Trong lớp có một em học rất chăm chỉ nhưng bài kiểm tra 15 phút chỉ đạt 5 điểm trong khi nhiều bạn điểm cao hơn. Biết em buồn, tôi lại gần động viên: "Thầy thấy con học hành siêng năng. Thầy mong con hãy tiếp tục hành trình đó và thầy tin rằng điểm kiểm tra những lần khác của con sẽ cao hơn".
Sau đó hai tuần, lớp kiểm tra một tiết. Lần này lớp chỉ có bốn em đạt điểm 10 trong đó có em. Trong bài kiểm tra, thầy có ghi lời phê: "Chúc mừng con, con đã làm được".
"Cuối học kỳ, khi tôi cho học trò viết một bức thư phản hồi về công tác giảng dạy, tôi đã nhận được bức thư của em. Trong thư em viết, khi nhận được lời phê với dòng chữ "Con đã làm được" của thầy, em như được tiếp thêm động lực. Em học hành chăm chỉ hơn. Và thực tế những bài kiểm tra sau đó em đều không có điểm nào dưới 8".
Qua sự việc, thầy Thịnh nêu quan điểm khen ngợi học sinh nhiều khi chỉ là những lời động viên kịp thời cũng tạo nên động lực lớn cho các em.
"Hôm nay, con là một ngôi sao!"
Thầy Nguyễn Tường Thịnh, giáo viên Trường THPT Nguyễn Du, cho rằng trường học nên có nhiều phong trào, nhiều hoạt động. Bởi đó là cơ hội để học sinh thể hiện, tạo điều kiện để giáo viên khen ngợi các em. Thầy Thịnh kể:
"Tôi từng dạy một lớp, trong đó có một em học rất yếu môn lý nên em hay mặc cảm về bản thân. Điểm kiểm tra của em bao giờ cũng thấp nhất lớp. Thế nhưng vào một lần khi nhà trường tổ chức hội thảo với đoàn học sinh nước ngoài, em lại thể hiện rất tốt. Em tự tin trong giao tiếp tiếng Anh khiến các bạn trong lớp đều phải trầm trồ. Khi đó tôi đến và nói với em: "Hôm nay con là một ngôi sao". Từ đó em thích thú hơn với việc học".
NGUYỄN QUYÊN
Theo PLO
Khen thưởng, kỷ luật học sinh cũng cần có nghệ thuật Trường THPT Nguyễn Du, TP.HCM vừa tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề Nghệ thuật khen thưởng-kỷ luật học sinh. Khen thưởng với nhiều hình thức, từ lời nói đến những món quà nhỏ, nhưng đúng người, đúng việc, đúng thời điểm sẽ khích lệ rất lớn đối với học trò Hình thức khen thưởng đa dạng Mở đầu buổi tọa đàm,...