Tình nguyện dạy thêm cho học sinh vùng cao
Gần 6 năm nay, hệ thống các trường tiểu học và các trường phổ thông dân tộc bán trú và tiểu học trên địa bàn Kbang (Gia Lai) đã tổ chức dạy thêm miễn phí cho các em HS.
ảnh minh họa
Thầy Lê Thanh Hải – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Kbang cho biết: Qua việc kiểm soát chất lượng giáo dục hàng năm để đánh giá thực chất việc học sinh nắm chắc kiến thức hay không, nhất là những em học sinh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, kết quả cho thấy kĩ năng nghe, nói, đọc, viết của các em còn chưa thành thạo.
Để biết được chất lượng có thực hay không, trong những năm qua Phòng đã đổi mới cách thức kiểm tra.
Theo đó, thay vì kiểm tra trên sổ sách, bảng điểm thì chúng tôi đã khảo sát các em học sinh bất kì ở các lớp để đánh giá đúng năng lực của từng em và chất lượng đầu vào…
Mới đầu thực hiện thì kết quả đánh giá rất thấp, chính vì vậy với phương án thống nhất là các trường có thể chủ động dạy thêm, phụ đạo cho các em, nhất là các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Nhờ sự tận tụy trong việc dạy thêm miễn phí của các cán bộ, giáo viên trên địa bàn huyện Kbang mà công tác giáo dục vùng cao như được trỗi dậy. Tỉ lệ học sinh đồng bào nghe, nói, đọc viết đều đã cải thiện rất nhiều.”
Các thầy cô giáo huyện Kbang thường tranh thủ những thời gian rảnh để dạy phụ đạo, dạy thêm miễn phí cho các học sinh vùng cao
Thầy Nguyễn Trọng Hoàng (Phó Hiệu trưởng trường Kon Lơng Khơng (xã Kon Lơng Khơng, huyện Kbang) : “Hàng năm, trường đã tổ chức khảo sát chất lượng để lên kế hoạch tổ chức lịch dạy thêm, dạy phụ đạo cho các em học sinh.
Tùy theo điều kiện thời gian của các thầy cô để tổ chức dạy thêm, nhưng theo các thầy cô thống nhất 2 buổi/tuần. Nếu có lớp nào yếu thì giáo viên có thể dạy thêm nếu cần. Các thầy cô trong nhà trường đều với tinh thần tự nguyện dạy thêm, phụ đạo mà không cần một khoản phụ cấp nào.
Video đang HOT
Các thầy cô giáo huyện Kbang thường tranh thủ những thời gian rảnh để dạy phụ đạo, dạy thêm miễn phí cho học sinh vùng cao
Dù ở cách xa nhà hàng chục cây số nhưng cô Nguyễn Thị Bích (nhân viên Thư viện trường TH Kon Lơng Khơng) vẫn tranh thủ lên mở thư viện để đưa sách truyện cho các học sinh đọc. Đặc biệt, cô Bích trước cũng là một giáo viên nhưng do sức khỏe nên cô được phân công làm cán bộ thư viện. Nhưng ngoài giờ làm việc thì cô Bích đã cùng với cô giáo chủ nhiệm kèm cặp các học sinh yếu kém.
“Tôi đã gắn bó với các em học sinh đồng bào ở xã nghèo này hàng chục năm rồi. Tuy vì lý do sức khỏe tôi không dạy được, nhưng tôi vẫn tranh thủ nếu có lớp nào yếu thì cùng hỗ trợ, phối hợp với cô giáo chủ nhiệm để kèm cặp từng em một…
Tôi thấy cách này rất hay nhưng đòi hỏi những giáo viên phải có tâm hy sinh thời gian công sức của mình để dạy miễn phí cho các em…”, cô Bích bộc bạch.
Theo thầy Phạm Văn Hinh (Hiệu trưởng Trường PTDT BT và TH Kon Pne): “Với tính chất là trường nội trú, các giáo viên thường dạy 1 buổi/ngày. Nhưng ở đây 100% là học sinh đồng bào dân tộc thiểu số nên trình độ tiếp thu của em còn thấp vì vậy một buổi thì các em không thể tiếp thu kịp kiến thức.
Theo đó, nhà trường đã cùng với giáo viên tiến hành dạy phụ đạo kèm cặp thêm cho các em vào buổi chiều. Tối đến, tôi cũng phân công thêm cho các thầy cô đến từng phòng để giám sát các em học nhóm và cùng các em sinh hoạt chung, học các kĩ năng sống…”.
“Tôi biết như vậy thì sẽ thiệt thòi cho các thầy cô, nhưng vì việc dạy thêm xuất phát từ tinh thần tự nguyện với mục đích là nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao. Qua đóng góp ý kiến thì các thầy cô rất ủng hộ và công việc này đã gắn kết thêm tình cảm của những thầy giáo “cắm bản” với học sinh vùng cao…”, thầy Hinh cho biết thêm.
Theo Giaoducthoidai.vn
Những bông hoa núi rừng - món quà hạnh phúc của cô giáo vùng cao
Trên tay là những đóa hoa dã quỳ giản dị được hái trên đường đến lớp, các em học sinh H'Mông lớp 2 háo hức làm quà tặng cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.
Ngày 16/11, cô giáo Vũ Thảo Viết, giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Túc Đán, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái đã chia sẻ những hình ảnh vô cùng xúc động về tình cảm của các em học trò vùng cao nhân ngày 20/11.
Trên tay là những đóa hoa dã quỳ giản dị được hái trên đường đến lớp, các cô bé cậu bé học trò người H'Mông đang học lớp 2 háo hứng tặng quà cô giáo của mình.
Cô giáo Vũ Thảo Viết chia sẻ những bức hình dưới đây với niềm hạnh phúc của một cô giáo vùng cao với những tình cảm mộc mạc, chân thành của những học trò nghèo.
Giữa những giá trị vật chất thành thị, những hình ảnh này đã làm củng cố thêm niềm tin của bao người về tình cảm thầy trò vô cùng trong sáng và cảm động.
Những hình ảnh xúc động dưới đây được cô chia sẻ đã nhận được rất nhiều tình cảm yêu mến của cộng đồng.
Học trò tặng hoa cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.
Mỗi em một bông hoa tươi thắm háo hức tặng cô giáo
Cuộc sống nơi đây còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng vẫn thật ấm áp tình thầy trò.
Cô giáo với nụ cười hạnh phúc với món quà của các học trò thân yêu
Những tình cảm mộc mạc, chân thành đầy xúc động
Có những hạnh phúc giản đơn...
...là nhận được sự yêu quý của những cô cậu học trò nhỏ.
Cô Vũ Thảo Viết vào nghề đã được 5 năm và gắn bó với Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Túc Đán được 3 năm.
Cô Viết cho biết: "Cô thật sự xúc động và hạnh phúc với tình cảm của các em học sinh, đặc biệt là bởi các em còn rất nhỏ, mới chỉ đang học lớp 2".
Các em học sinh tại trường 99% là người dân tộc H'Mông, còn lại 1% là dân tộc Khơ Mú. Nhiều em học sinh ở xa phải ở nội trú tại trường, cuối tuần mới về nhà.
Được biết, ngày 16/11, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Túc Đán tổ chức gặp mặt giáo viên giản dị mừng ngày Nhà giáo Việt Nam chứ không tổ chức cả học sinh như mọi năm bởi thứ Sáu các em học sinh phải nghỉ học sớm để trở về nhà.
Theo GDVN
Thầy cô vất vả ngăn học trò bỏ học Từ nhiều năm qua, chuyện học sinh vùng cao, miền núi bỏ học sau kỳ nghỉ Tết trở thành mối lo cho ngành giáo dục các tỉnh miền Trung. Năm nào cũng vậy, cứ sau Tết nguyên đán, hàng nghìn học sinh (HS) vùng cao các tỉnh miền Trung như Quảng Trị, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế... lại bỏ học...