Tình huống bất ngờ với nữ sinh chế thiết bị cảnh báo xâm hại tình dục
Gặp không ít tình huống “đỏ mặt” và ánh mắt nghi ngại khi thử nghiệm thiết bị cảnh báo xâm hại tình dục cho trẻ em ở nơi công cộng, Hà Mỹ Duyên vẫn quyết theo đuổi dự án của mình.
Hà Mỹ Duyên (sinh viên năm cuối Khoa Điện – Điện tử, Trường ĐH Duy Tân) là 1 trong 20 nữ sinh vừa được trao giải thưởng Nữ sinh tiêu biểu trong lĩnh vực khoa học – công nghệ năm 2020.
Là con gái nhưng chọn theo học khoa Điện – Điện tử, Duyên cho hay đó cũng là một cái “duyên”.
“Lúc đầu em vào khoa này vì theo định hướng của gia đình. Nhưng sau khi vào học, em nhận ra mình thực sự thích và cảm thấy phù hợp. Giờ đây nghĩ lại, có lẽ vì bố mẹ quá hiểu em nên đã định hướng ngành học đúng thế mạnh”, Duyên chia sẻ.
Hà Mỹ Duyên (1997) – Nữ sinh tiêu biểu trong lĩnh vực khoa học – công nghệ năm 2020
Là nữ duy nhất trong lớp, cô gái có vẻ ngoài nhẹ nhàng nữ tính này thú nhận tính cách rất “con trai” nên không cảm thấy lạc lõng.
“Sau 5 năm học và chơi chung với các bạn nam, giờ có thể nói lớp em toàn nam giới hết”, Duyên hóm hỉnh.
Dự án bắt nguồn từ tình huống ‘không ngờ tới’
Ngành học chuyên sâu của Duyên là Hệ thống nhúng, chủ yếu lập trình về các vi mạch. Duyên cho hay, em có thể ngồi suốt cả ngày bên màn hình máy tính và làm việc mà không để ý gì đến xung quanh.
“Có hôm em đã ngồi từ 7h sáng đến 9h tối để viết chương trình cho đề tài với chỉ một ly cafe, quên chuyện đói. Khi đã tập trung, say việc thì em ít bị ảnh hưởng bởi những thứ xung quanh”, Duyên kể.
Người đã truyền cảm hứng cho Duyên là thầy giáo – Trưởng khoa Hà Đắc Bình.
“Thầy thường nói với em đã học thì phải đi đôi với thực hành, còn nếu chỉ chăm chăm vào sách vở mà không hiểu thực tiễn bên ngoài thì sẽ khó có được tay nghề tốt” – Duyên nói và cho hay bản thân muốn làm được một điều gì đó thật cụ thể.
Video đang HOT
Dự án đầu tiên Duyên tham gia là đề tài cấp khoa “Thiết bị cảnh báo hết giấy vệ sinh”. Đề tài này được đánh giá đạt loại tốt năm 2018.
Dự án với cái tên khá thú vị này xuất phát từ tình huống không ngờ tới. Trong một lần cùng bạn bè đi hóng mát ở ven biển, một cậu bạn của Duyên vào nhà vệ sinh công cộng nhưng sau đó phát hiện bị hết giấy. Cậu bạn không mang theo điện thoại, không biết cách nào để gọi ra ngoài nên đã ngồi trong đó tới 30 phút cho đến khi được “giải cứu”.
Duyên và một thành viên trong nhóm bất chợt tự hỏi, tại sao không thử làm một thiết bị có thể thông báo việc hết giấy vệ sinh cho người quản lý. Thay vì phải thường xuyên kiểm tra, thiết bị sẽ gửi thông báo trực tiếp về điện thoại của họ.
Với ý tưởng đó, Duyên và người bạn của mình đã thiết kế và lắp đặt một cảm biến, đặt trong hộp đựng giấy. Khi giấy hết, cuộn lõi sẽ chạm tới cảm biến, lúc này hệ thống tự động gửi tin nhắn về máy điện thoại của nhân viên vệ sinh.
“Giấy vệ sinh thường mềm, còn cuộn lõi thường làm bằng chất liệu cứng hơn, nên chúng em lập trình cho cảm biến có thể nhận dạng và phân loại các loại giấy”, Duyên nói.
Quyết tâm theo đuổi mục tiêu nghiên cứu
Sau dự án này, Duyên tiếp tục tham gia 2 đề tài nghiên cứu khoa học khác. Đó là đề tài “Magic Glasses (Kính ma thuật-PV)” và “Thiết bị cảnh báo xâm hại tình dục trẻ em”, đạt loại giỏi cấp trường năm 2019.
Đề tài “Thiết bị cảnh báo xâm hại tình dục trẻ em” sau đó tiếp tục đạt giải Khuyến khích ở cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Bộ GD-ĐT năm 2019.
Nguyên lý hoạt động của thiết bị này là đặt 2 cảm biến để nhận diện các dấu hiệu của việc xâm hại tình dục nơi công cộng.
“Cảm biến thứ nhất đặt ở cửa nhà vệ sinh để cảnh báo bước 1, khi có 2 người trở lên cùng đi vào một nhà vệ sinh. Bên trong nhà vệ sinh là cảm biến thứ hai để đo những hoạt động quá nhanh hoặc quá mạnh diễn ra liên tục trong một khoảng thời gian nhất định (do thiết lập). Những cảm biến này đều có chuông báo động hoặc có thể gửi thông báo đến nhân viên quản lý”.
Đầu tiên, nhóm của Duyên thử nghiệm thiết bị ở nhà.
“Nhưng, mọi việc khó khăn hơn khi thử nghiệm ở nhà vệ sinh của trường. Vì còn phải học trên lớp nên chúng em thường tận dụng giờ ra chơi để làm. Các bạn thấy vậy cứ hỏi 2 đứa một nam, một nữ dắt nhau vào nhà vệ sinh làm gì. Nhiều người bất ngờ nhìn với ánh mắt nghi ngại, nhưng vì đề tài, chúng em quyết tâm theo đuổi”, Duyên nói.
Ngoài ra, với dự án “Magic Glasses”, Duyên đạt giải Ba trong cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học TP. Đà Nẵng. Chiếc kính này giúp người đang điều khiển phương tiện giao thông không cần phải lấy điện thoại ra để xem thông tin về tin nhắn, cuộc gọi đến,… mà sẽ kết nối điện thoại để hiển thị trên kính.
Nữ sinh duy nhất của lớp Hệ thống nhúng khoa Điện – Điện tử này cũng từng lọt top 20 chung kết cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học TP Đà Nẵng năm 2018.
Hà Mỹ Duyên cùng người bạn đồng hành trong các dự án nghiên cứu khoa học.
“Em nghĩ rằng những trải nghiệm ngày hôm nay sẽ giúp ích cho việc đi làm sau này. Có bắt tay vào làm thì em mới hiểu bên trong các vấn đề, mới nắm được các quy trình. Đặc biệt, em còn rèn cho mình kỹ năng báo cáo, thuyết trình trước đám đông, hoặc cách để giải quyết các vấn đề cấp bách” – Duyên nói.
Thời gian này, Duyên bắt đầu làm luận văn tốt nghiệp. Nữ sinh cho biết, sau khi ra trường sẽ tìm một công việc để có thể tiếp tục niềm đam mê nghiên cứu.
Cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học cơ sở Bảo Thắng (Lào Cai)
Kết quả chung cuộc, 38 dự án đã đoạt giải cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học cơ sở huyện Bảo Thắng (Lào Cai) năm học 2020-2021.
Trong hai ngày 3 và 4/12/2020, tại Trường Trung học cơ sở số 2 xã Xuân Quang, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bảo Thắng (tỉnh Lào Cai) đã tổ chức cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cơ sở cấp huyện năm học 2020 - 2021.
Tham dự cuộc thi lần này có 23/23 trường học với 64 dự án đăng ký thuộc các lĩnh vực: Hóa - Sinh, Vật lý, Khoa học xã hội và hành vi, Hệ thống nhúng, Hóa học, Kỹ thuật cơ khí, Môi trường, Năng lượng vật lý, Kỹ thuật cơ khí tự động hóa, Vật lý và thiên văn, Robot và máy thông minh.
Theo ban giám khảo, các dự án tham dự lần này đã được các trường chú trọng, đầu tư về ý tưởng, nội dung, hình thức nghiên cứu và tính ứng dụng của các dự án cũng đã được tăng lên, tại cuộc thi, nhiều thí sinh đã bộc lộ rõ những kỹ năng trình bày, báo cáo khoa học, tự tin khi giới thiệu đề tài và trả lời chất vấn của Ban giám khảo.
Cuộc thi được tổ chức đã tạo cho các em học sinh có một sân chơi sáng tạo, bổ ích có sức thu hút đối với các em học sinh trung học cơ sở cũng như sự quan tâm đầu tư của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các nhà trường.
Trong hai ngày 3 và 4/12/2020, tại Trường Trung học cơ sở số 2 xã Xuân Quang, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bảo Thắng (tỉnh Lào Cai) đã tổ chức cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cơ sở cấp huyện năm học 2020 - 2021. (Ảnh: Bùi Phúc)
Trước đó, Ban tổ chức đã tập huấn về trí tuệ nhân tạo cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh tham gia nghiên cứu khoa học qua hình thức trực tuyến với sự tham gia của giảng viên: Tiến sĩ Lê Chí Ngọc - Viện Toán ứng dụng và Tin học, Đại học Bách khoa Hà Nội. Buổi tập huấn đã tạo được tính hiệu quả, tạo động lực cho giáo dục Bảo Thắng ngày một phát triển.
Với tinh thần làm việc công tâm, khách quan, Ban giám khảo chấm thi đánh giá cao chất lượng các dự án.
Đa số các giáo viên hướng dẫn nghiêm túc, nhiều học sinh đam mê khoa học, có tính sáng tạo, có sự đầu tư cả về trí tuệ và kinh phí.
Nhiều dự án có ý nghĩa đời sống thực tiễn, được nghiên cứu từ trăn trở, khám phá qua kinh nghiệm dân gian, qua mong muốn cải tiến công việc, cuộc sống hàng ngày của các em học sinh. (Ảnh: Bùi Phúc)
Bên cạnh đó, phần lớn các dự án dự thi có nội dung và phương pháp nghiên cứu phù hợp; thực hiện tiến trình nghiên cứu, ghi chép nhật trình và trình bày báo cáo khoa học đáp ứng được yêu cầu đổi mới của một công trình khoa học.
Đặc biệt, nhiều dự án có ý nghĩa đời sống thực tiễn, được nghiên cứu từ trăn trở, khám phá qua kinh nghiệm dân gian, qua mong muốn cải tiến công việc, cuộc sống hàng ngày của các em học sinh.
Phần lớn các em học sinh đã thể hiện sự am hiểu về khoa học tới chủ đề cần quan tâm, có khả năng giải quyết được một vấn đề trong tầm kiến thức đã học ở trường. Tích cực tìm tòi nghiên cứu, có sự "say mê" với khoa học.
Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức đã trao 38 giải nhất, nhì, ba, tư cho các dự án tham gia.
Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức đã trao 38 giải nhất, nhì, ba, tư cho các dự án tham gia. (Ảnh: Bùi Phúc)
Những năm qua, hoạt động nghiên cứu khoa học thường xuyên được Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bảo Thắng phát động, trở thành phong trào sâu rộng trong các cơ sở giáo dục.
Thông qua cuộc thi, nhằm khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề thực tiễn đời sống; tạo cơ hội để các em học sinh giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật của mình với công chúng; tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các trường.
Bên cạnh đó, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy, phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh, thúc đẩy giáo viên tự nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng giáo dục.
Đại học Việt Nam đang ở đâu bản đồ xếp hạng thế giới? Giáo dục đại học Việt Nam bắt đầu xuất hiện trên bản đồ thế giới, nhưng hiện ở vị trí rất khiêm tốn, nhiều mục tiêu về thứ hạng chưa đạt được. Xếp hạng đại học vẫn là câu chuyện dài đối với giáo dục đại học ở Việt Nam. Ảnh: ĐH Quốc gia Hà Nội Bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ...