Tính học phí theo giá
Sáng 29.5, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ thừa ủy quyền Chính phủ trình Quốc hội luật Giáo dục.
Học phí ĐH sắp tới được chuyển sang tính theo giá dịch vụ
Cơ quan soạn thảo đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định về mục tiêu, chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; xác định rõ và công khai mục tiêu, chuẩn đầu ra của từng cấp học, môn học, tạo sự chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông.
Không miễn học phí cho học sinh, sinh viên sư phạm
Đáng chú ý, dự thảo luật cũng đề xuất tính đủ học phí theo cơ chế giá; xây dựng hệ thống chính sách đối với trường ngoài công lập, gồm chế độ tài chính, quyền sở hữu tài sản, rút vốn và chuyển nhượng vốn, nhằm khuyến khích phát triển các trường ngoài công lập, các cơ sở giáo dục hoạt động không vì lợi nhuận.
Ngoài ra, Chính phủ đề nghị không miễn học phí cho học sinh, sinh viên sư phạm mà thay vào đó là cơ chế hỗ trợ tín dụng nhằm thực hiện đúng quan điểm ưu tiên, ưu đãi đối với người học sau khi tốt nghiệp làm việc trong ngành giáo dục, nhưng vẫn tránh lãng phí ngân sách nhà nước.
Tán thành việc tính đúng, đủ chi phí dịch vụ giáo dục, đào tạo, làm căn cứ để đầu tư bảo đảm chất lượng, tuy nhiên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cơ quan thẩm tra, cũng đề nghị cần nghiên cứu để làm rõ trách nhiệm về tài chính của nhà nước tương ứng với từng cấp học và trình độ đào tạo.
Đa số thành viên cơ quan thẩm tra tán thành đề xuất thay thế quy định miễn học phí cho học sinh, sinh viên sư phạm bằng tín dụng sư phạm, nhưng cơ quan thẩm tra cũng lưu ý cần nghiên cứu kỹ cách thức tổ chức thực hiện nhằm bảo vệ quyền lợi cho người học, bổ sung quy định về việc hoàn trả đối với những người tự đóng học phí. Luật cần sửa đổi các quy định về tuyển sinh, đào tạo sư phạm, bổ sung các quy định nhằm nâng cao vị thế nhà giáo, xác định đúng vai trò, vị trí của nghề giáo để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.
Không có đề xuất lương nhà giáo và miễn học phí THCS
GS Nguyễn Minh Hiển, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, cho biết: “Rất tiếc và băn khoăn vì một số đề xuất có trong các dự thảo trước đây – những đề xuất rất mạnh dạn, mang tính đột phá – nhưng vì một số lý do nào đó đã không được đưa vào trong dự thảo lần này”. Đó là giáo dục phổ thông giai đoạn đầu (từ lớp 1 – 9) mới chỉ được coi là giáo dục cơ bản. “Nên khẳng định đây là giai đoạn giáo dục bắt buộc và miễn phí như ở nhiều nước đã làm. Điều đó cũng là khẳng định trách nhiệm của nhà nước”, ông Hiển đề xuất. Chính sách về tiền lương của nhà giáo theo tinh thần Nghị quyết 2 khóa 8 cũng không được đề cập đến.
Video đang HOT
Theo ông Hiển, điều này sẽ rất khó tháo gỡ được những “nút thắt” trong giáo dục hiện nay.
Trong khi đó, GS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cho rằng vấn đề tăng lương nhà giáo và miễn học phí THCS Chính phủ không đề xuất nữa và nếu Quốc hội không tự đề xuất, quyết liệt yêu cầu Chính phủ phải thực hiện thì 2 nội dung trên sẽ không có cơ hội thực hiện vào thời điểm này.
“Cũng đã từng có những vấn đề mà Chính phủ không đề nghị nhưng Quốc hội chủ động đề xuất và biểu quyết thông qua. Ví dụ, trong thời gian tôi làm chủ nhiệm ủy ban, vấn đề về phụ cấp thâm niên cho giáo viên bàn thảo nhiều vẫn chưa được thực hiện nên ủy ban chúng tôi đã chủ động đưa vào nghị quyết chứ Chính phủ không đề xuất. Lý do là vì lúc đó Chính phủ cũng lo ngại yêu cầu về khả năng tài chính quá lớn”, ông Thi cho biết.
Dự án luật này sẽ được Quốc hội thảo luận tại tổ vào hôm nay 30.5, dự kiến sẽ thông qua vào kỳ họp sau.
Học phí ĐH chuyển sang giá dịch vụ !
Theo tờ trình dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục ĐH, tự chủ tài chính, tài sản thể hiện ở quy định về cơ sở giáo dục ĐH có quyền chủ động xây dựng và quyết định mức giá dịch vụ đào tạo theo quy định của Chính phủ, đảm bảo tương xứng với chất lượng đào tạo. Được quyết định các dự án đầu tư sử dụng nguồn thu hợp pháp ngoài ngân sách của cơ sở giáo dục ĐH. Được quyết định nội dung và mức chi từ các nguồn thu hợp pháp.
Theo TNO
Rào cản với việc nâng chuẩn giáo viên tiểu học từ trình độ trung cấp lên đại học
Nói về đề xuất quy định nâng chuẩn trình độ đào tạo từ trung cấp lên đại học với giáo viên tiểu học, lãnh đạo Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội bày tỏ băn khoăn về tính khả thi khi đến nay, còn đến 40% số giáo viên tiểu học, tương đương 160.000 người có trình độ đào tạo từ cao đẳng trở xuống...
Sáng 29/5, dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục được trình ra Quốc hội.
Không miễn học phí nhưng có chính sách tín dụng với sinh viên sư phạm
Thẩm tra dự luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục mà Chính phủ trình Quốc hội sáng nay, 29/4, Chủ nhiệm UB Văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình nêu ý kiến với định hướng hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, liên thông
Ông Bình đề nghị ban soạn thảo luật nghiên cứu, cụ thể hóa phạm vi, tiêu chí của hệ thống giáo dục mở và cơ chế, quy trình, cách thức tổ chức quản lý trong liên thông.
Cơ quan thẩm tra cũng yêu cầu bổ sung các nguyên tắc để thúc đẩy tổ chức phân luồng; xem xét việc quy định về giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học về liên thông giữa các trình độ đào tạo của 2 loại hình đào tạo này trong dự thảo luật, thể hiện tính mở, liên thông, bảo đảm tính chỉnh thể của hệ thống.
Cụ thể, về giáo dục phổ thông, lãnh đạo cơ quan thẩm tra cho rằng, những đề xuất sửa đổi đưa ra là cần thiết nhưng chưa đầy đủ. UB Văn hoá, Giáo dục đề nghị cần có những quy định mang tính nguyên tắc ngay trong Luật Giáo dục về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; tổ chức thực hiện và cơ chế tài chính trong việc biên soạn, in, phát hành sách giáo khoa; việc lựa chọn, sử dụng sách giáo khoa.
Cơ quan soạn thảo luật cũng cần làm rõ quy định về việc thí điểm chương trình giáo dục phổ thông, thực hiện chương trình giáo dục khác với chương trình giáo dục do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành, về việc sử dụng các tài liệu dạy học song song hoặc thay thế sách giáo khoa.
Ngoài ra, trong cơ quan thẩm tra cũng có nhiều ý kiến đề nghị tiếp tục hoàn thiện quy định về mục tiêu, phương pháp giáo dục phổ thông hướng đến yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển tư duy phản biện cho học sinh.
Về chính sách thu hút học sinh, sinh viên sư phạm, Chủ nhiệm Phan Thanh Bình cho biết, đa số thành viên UB tán thành với đề xuất thay thế quy định miễn học phí cho học sinh, sinh viên sư phạm bằng tín dụng sư phạm để thực hiện chính sách theo đúng quan điểm ưu tiên, ưu đãi với đối tượng làm việc trong ngành giáo dục, tránh lãng phí ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra cũng lưu ý, cần nghiên cứu kỹ cách thức tổ chức thực hiện nhằm bảo vệ quyền lợi cho người học, bổ sung quy định về việc hoàn trả đối với những người tự đóng học phí.
Một số đại biểu đề nghị giữ lại quy định miễn học phí cho học sinh, sinh viên sư phạm để thể hiện chính sách ưu tiên, ưu đãi của Nhà nước trong việc đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo.
Chủ nhiệm UB Văn hoá, Giáo dục khái quát, dù thực hiện chính sách cấp tín dụng hay miễn học phí, các đại biểu đều cho rằng, cần tổ chức tốt công tác quy hoạch các cơ sở đào tạo sư phạm và nhân lực ngành giáo dục, làm căn cứ để đầu tư đúng và đủ, bảo đảm việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Luật cần sửa đổi các quy định về tuyển sinh, đào tạo sư phạm, bổ sung các quy định nhằm nâng cao vị thế nhà giáo, xac đinh đung vai tro, vi tri của nghề giáo để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành giáo dục trong thời gian tới.
40% giáo viên tiểu học chỉ có trình độ cao đẳng trở xuống
Chủ nhiệm UB Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình nêu nhiều vấn đề khi thẩm tra dự thảo luật sửa đổi, bổ sung luật Giáo dục
Về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, UB Văn hoá, Giáo dục nhận xét, các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung về nhà giáo trong dự thảo luật chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn, vẫn chỉ là những quy định chung, chưa rõ yêu cầu và chính sách. Các quy định về vị thế, vai trò; điều kiện, tiêu chuẩn, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, sự đãi ngộ, tôn vinh còn chồng chéo.
Vì vậy, cơ quan thẩm tra đề nghị ban soạn thảo rà soát, sửa đổi chương quy định về nhà giáo một cách căn cơ, tiếp tục khẳng định rõ vị thế của nhà giáo trong luật. UB Văn giáo, Giáo dục cũng chờ đợi quy định đầy đủ, cụ thể hơn hệ thống chính sách tương xứng với vị thế đã được xác định, làm rõ mối quan hệ và trách nhiệm tương hô giữa nhà nước - nhà giáo - người học, làm căn cứ để xây dựng luật Nhà giáo và pháp luật có liên quan, bảo đảm việc xây dựng đội ngũ nhà giáo đảm đương tôt nhât trọng trách của mình.
Chi tiết hơn, cơ quan thẩm tra đề cập về chính sách lương của nhà giáo và đề nghị cơ quan soạn thảo luật bám sát Nghi quyêt của Đảng để thể chế hóa trong luật, tao cơ sơ để Chinh phu xây dưng quy định trong các đề án cải cách tiền lương.
UB Văn hoá, Giáo dục cũng đề nghị nghiên cứu để bổ sung các quy định liên quan đến cán bộ quản lý giáo dục, bao gồm các quy định về về khái niệm, tiêu chuẩn, chế độ đãi ngộ và đào tạo, bồi dưỡng.
Đối với vấn đề chuẩn hoá đội ngũ nhà giáo, cơ quan thẩm tra cơ bản tán thành với việc nâng trình độ chuẩn đào tạo của giảng viên đại học và giáo viên trung học cơ sở, đồng thời nhấn mạnh, việc chuẩn hóa đội ngũ không chỉ ở tiêu chí trình độ đào tạo mà quan trọng là chất lượng đào tạo và năng lực làm việc phù hợp với vị trí việc làm của nhà giáo.
Đối với giáo viên tiểu học, nhiều đại biểu còn băn khoăn về tính khả thi của phương án nâng chuẩn trình độ đào tạo từ trung cấp lên đại học. Lý do đưa ra, đến nay, còn đến 40% (khoảng 160.000) số giáo viên tiểu học có trình độ đào tạo từ cao đẳng trở xuống, trong đó chủ yếu tập trung ở các địa bàn kho khăn, thiếu giáo viên.
Theo nhóm ý kiến này, cần đánh giá đầy đủ hơn tình hình thực tiễn, xác định lộ trình, phương thức đào tạo nâng chuẩn để bảo đảm tính khả thi; đánh giá tác động đối với hệ thống các trường cao đẳng sư phạm và số giáo sinh sư phạm đang theo học hệ cao đẳng khi chính sách này được thực hiện.
Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị bổ sung quy định ưu đãi lương gắn với trình độ đào tạo hoặc văn bằng của nhà giáo để khuyến khích sinh viên theo học trình độ phù hợp, khuyến khích nhà giáo tích cực học tập để nâng chuẩn đào tạo.
P.Thảo
Theo Dân trí
Dự thảo sửa đổi Luật Giáo dục: Sinh viên sư phạm ra làm đúng ngành sẽ được xóa khoản vay học phí Học sinh, sinh viên sư phạm được vay tín dụng sư phạm để đóng học phí và chi trả sinh hoạt phí trong toàn khóa học. Sau khi tốt nghiệp, nếu công tác trong ngành giáo dục đủ thời gian theo quy định thì được xóa khoản vay này. Đó là nội dung sửa đổi của Luật Giáo dục đối với chính sách...