Tình hình Syria: Nga-Mỹ bắt tay, ông Putin thành anh hùng
Nga Mỹ đã nhất trí thảo luận thêm các cơ chế để giải trừ xung đột tại Syria và chiến dịch chống ISIL (Nhà nước Hồi giáo IS tự xưng).
Đây là thông báo của Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 18/9. Theo đó, hai Bộ trưởng Quốc phòng của Mỹ và Nga đã lần đầu hội đàm sau hơn một năm, trong đó thảo luận về cuộc khủng hoảng Syria trong bối cảnh Moscow tăng cường quân sự tại quốc gia Trung Đông làm gia tăng khả năng hai cựu thù thời Chiến tranh Lạnh này hạn chế hợp tác.
Cuộc điện đàm giữa hai Bộ trưởng Quốc phòng kéo dài khoảng 50 phút.
Mỹ và Nga đã tìm được sự tương đồng về cuộc khủng hoảng Syria
Cùng ngày, hãng thông tấn RIA đưa tin Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố rằng trong cuộc điện đàm với Mỹ về Syria, hai quốc gia tìm thấy điểm tương đồng trong hầu hết mọi vấn đề được thảo luận.
Thông tin trên cho thấy bước chuyển biến tích cực trong quan hệ Nga-Mỹ liên quan đến vấn đề Syria. Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Ngoại trưởng John Kerry nhiều lần tuyên bố, Mỹ tin rằng đối thoại quân sự với Nga về Syria là bước đi quan trọng tiếp theo và hy vọng cuộc đối thoại sẽ sớm diễn ra.
Video đang HOT
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố nước này sẵn sàng thảo luận với Mỹ về Syria.
Bà Zakharova nêu rõ: “Chúng tôi chưa bao giờ từ chối đối thoại với Mỹ. Chúng tôi hiện giờ mở cánh cửa thảo luận về tất cả các vấn đề hai bên cùng quan tâm, trong đó có Syria”.
Ở một diễn biến có liên quan, lý giải về những động thái của Nga tại Syria, tờ Le Temps của Thuỵ Sĩ đưa ra nhận định rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang muốn trở thành “ anh hùng”, có thể cứu giúp châu Âu thoát khỏi khủng hoảng tị nạn bằng cách quét sạch IS, chấm dứt đổ máu tại Syria.
Theo tờ báo, Moscow đang có kế hoạch ngăn chặn cuộc nội chiến Syria bằng cách hỗ trợ nước này về mặt quân sự và thúc đẩy hợp tác toàn cầu. Hiện nay, Điện Kremlin đang tích cực hoạt động trên mặt trận ngoại giao, “bí mật” thực hiện các cuộc đàm phán với các nước khu vực Trung Đông.
Theo kế hoạch của Tổng thống Putin, cuộc chiến chống lại các tổ chức khủng bố được thực hiện bởi 4 lực lượng chính: quân đội chính phủ Syria, quân đội Iraq, người Kurd và các liên minh quân sự chống IS khác, bao gồm cả các đối thủ của chế độ al-Assad.
Hơn nữa, điều quan trọng nhất hiện nay là Moscow không muốn Damascus trở nên hỗn loạn, mất kiểm soát tương tự như Tripoli. Đó là lý do tại sao ông Putin nhấn mạnh rằng, vai trò quan trọng nhất trong cuộc chiến này nên được trao cho quân đội chính phủ Syria.
Đồng thời, Moscow cũng đang tích cực tham gia vào một chiến dịch ngoại giao để thuyết phục các quốc gia khác. Trước tiên, ông Putin làm việc với Liên Hợp Quốc, tạo ra một nền tảng cho một cuộc đối thoại trong đó tất cả các thành viên sẽ có tiếng nói của mình. Ngay sau đó, ông sẽ quyết đưa vấn đề Syria ra Đại hội đồng Liên Hợp quốc và cuộc họp với vua Ả Rập Xê Út, Thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu và có thể là cả với Tổng thống Mỹ, Barack Obama.
Tuy nhiên để thực hiện thành công kế hoạch của mình, Tổng thống Putin phải hiểu rằng ông cần phải tôn trọng và xem xét các lợi ích của tất cả các bên liên quan.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Ngoại trưởng Nga-Mỹ điện đàm về tình hình Syria
Ngoại trưởng John Kerry đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Sergey Lavrov về tình hình Syria, trong đó có cả động thái quân sự của Nga ở nước này.
Ngoại trưởng John Kerry đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Sergey Lavrov về tình hình Syria, trong đó có cả động thái quân sự của Nga ở nước này.
Ngày 15/9, Ngoại trưởng Kerry đã có cuộc điện đàm thứ ba về tình hình Syria trong vòng 10 ngày qua với người đồng cấp Lavrov về những động thái quân sự của Ngatại Syria.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby cho biết, ông John Kerry đã cảnh báo Nga rằng, việc tiếp tục viện trợ cho chính quyền của Tổng thống Bashar Al-Assad sẽ chỉ kéo dài cuộc xung đột Syria và ngăn cản mục tiêu chung là chiến đấu chống lại chủ nghĩa cực đoan.
Ngoại trưởng Mỹ đã có cuộc điện đàm thứ ba trong vòng 10 ngày qua với người đồng cấp Nga về động thái của Nga tại Syria. (ảnh: BBC)
Và mặc dù Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng thông báo với người đồng cấp Nga rằng, Mỹ cam kết mở rộng liên minh chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) cũng như hoan nghênh "vai trò mang tính xây dựng" của Moscow trong cuộc chiến này nhưng loại bỏ khả năng quân đội trung thành với Tổng thống Syria có thể là một "thành viên đáng tin cậy" của liên minh này.
Lời kêu gọi của ông Kerry đưa ra không lâu sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin lên tiếng bảo vệ kế hoạchhỗ trợ quân sự cho chính phủ Syria, cho rằng sẽ không thể đánh bại tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng nếu không hợp tác với Tổng thống Assad.
Ngoại trưởng Mỹ sẽ đến London vào cuối tuần này để thảo luận với người đồng cấp Anh và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất về tình hình Syria.
Người phát ngôn chính phủ Mỹ Josh Earnest hôm 15/9 cũng cho biết, Tổng thống Obama có thể điện đàm với người đồng cấp Nga Putin trong vài ngày tới, thậm chí không loại trừ 2 nhà lãnh đạo này sẽ gặp mặt trực tiếp bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc cuối tháng này.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định Bộ trưởng Ashton Carter không có kế hoạch đối thoại với người đồng cấp Nga về vấn đề Syria vào lúc này.
Theo VOV
Theo_Kiến Thức
EU nên thay thế Đức, Pháp bàn về tình hình miền Đông Ukraine Tân Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho biết, ông sẽ đề nghị thay đổi thành phần các bên tham gia đàm phán hòa bình tại miền Đông Ukraine. Phát biểu với các phóng viên sau chuyến thăm 1 ngày tới Estonia, Tổng thống Duda ngày 24/8 cho rằng, nhóm Bộ tứ đàm phán Normandy, gồm Nga, Đức, Pháp và Ukraine cần phải...