Tình hình mới nhất tại khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981
Thông tin từ Cục Kiểm ngư Việt Nam ngày 4-7 cho hay, phía Trung Quốc duy trì số lượng lớn tàu các loại nhằm uy hiếp, đe dọa và đâm, va tàu của ngư dân Việt Nam tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Ngày 4-7, theo quan sát của lực lượng làm nhiệm vụ tại hiện trường: phía Trung Quốc đang duy trì khoảng 116 tàu các loại quanh khu vực giàn khoan Haiyang Shiyou 981 (Hải Dương 981). Trong đó có 48 tàu Hải cảnh, 15 tàu vận tải, 14 tàu kéo, 34 tàu cá và 5 tàu quân sự, giảm 2 tàu quân sự so với ngày 3-7.
Về tình hình thực địa, Cục Kiểm ngư cũng cho hay, mặc dù phía Trung Quốc liên tiếp có những hành động sai trái như cản trở, gây khó khăn cho lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam, tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam trong quá trình tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981 để vận động, tuyên truyền. Nhưng các tàu Kiểm ngư Việt Nam vẫn kiên trì linh hoạt bám trụ, đấu tranh tuyên truyền, thực thi pháp luật tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Các tàu Kiểm ngư tiếp cận giàn khoan ở khoảng cách 10-11 hải lý để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Trung Quốc huy động máy bay, tàu chiến và hàng trăm tàu các loại nhằm uy hiếp, đe dọa tàu ngư dân và Kiểm ngư Việt Nam trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam
Khi tàu của ta tiến vào gần giàn khoan thì các tàu của Trung Quốc đồng loạt tăng tốc, áp sát các tàu Kiểm ngư của ta để ngăn cản, đâm, va. Các tàu của Việt Nam đã chủ động vòng tránh an toàn trước những hành động cố tình của tàu Trung Quốc gây ra. Lực lượng Kiểm ngư Việt Nam vẫn kiên trì bám trụ, linh hoạt đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Video đang HOT
Ngày 4-7, Cục Kiểm ngư Việt Nam thông tin, các tàu cá của ngư dân ta trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa của Việt Nam vẫn tiến hành đánh bắt thủy sản ở khu vực phía Tây Tây Nam, cách giàn khoan khoảng 42-45 hải lý.
Tuy nhiên, trên khu vực tàu cá của ngư dân Việt Nam đang đánh bắt thủy sản, Trung Quốc huy động khoảng 34 tàu cá vỏ sắt cỡ lớn dưới sự hỗ trợ của 2 tàu Hải cảnh của Trung Quốc thường xuyên bám sát, ngăn cản, ép hướng các tàu cá của ngư dân Việt Nam, không cho ngư dân của ta tiến vào gần khu vực giàn khoan. Dưới sự hỗ trợ của các tàu Kiểm ngư, các tàu cá của ta vẫn an toàn và bám sát ngư trường và tiếp tục khai thác thủy sản.
Theo An ninh Thủ đô
Trung Quốc cho quân đội chặn ngư dân, Kiểm ngư Việt Nam lên tiếng
Quan chức Cục Kiểm ngư nói về khẳng định sẽ làm mọi cách bảo vệ ngư dân cho dù Trung Quốc nói sẽ dùng quân đội &'chặn bắt ngư dân nước ngoài'.
Những diễn biến nóng ở Biển Đông tiếp tục là chủ đề được quan tâm nhất trong cuộc họp báo thường kỳ Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao hôm 3/7.
Cục phó Cục Kiểm ngư Việt Nam, ông Hà Lê - Ảnh: Tùng Đinh
Trước việc Trung Quốc ra đạo luật cho phép quân đội nước này chặn bắt ngư dân nước ngoài ở vùng biển mà nước này tự cho là "có chủ quyền", ông Bình cho biết: "Chúng tôi đặc biệt quan tâm thông tin này. Việt Nam cho rằng mọi động thái của các bên liên quan ở Biển Đông cần tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước quốc tế về luật biển UNCLOS 1982".
Ông Bình khẳng định Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân hoạt động ở ngư trường truyền thống trên Biển Đông trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Chiều 3/7, trả lời phóng viên TS, ông Hà Lê - Cục phó Cục kiểm ngư cho biết: "Chúng tôi chưa nhận được thông tin Trung Quốc cho phép quân đội chặn ngư dân nước ngoài. Tuy nhiên, nhiệm vụ của Kiểm ngư là bảo vệ, giúp đỡ ngư dân hoạt động đánh bắt ở ngư trường truyền thống. Vì thế, chúng tôi sẽ luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ trong bất cứ hoàn cảnh nào".
Trong khi đó, đại diện Cảnh sát biển Việt Nam từ chối trả lời câu hỏi về động thái nói trên của Trung Quốc liệu có gây khó khăn cho ngư dân Việt Nam.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình - Ảnh: Tùng Đinh
Trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc đưa toàn bộ Biển Đông vào bản tin cảnh báo bão, ông Lê Hải Bình cho biết: "Việt Nam cho rằng việc Trung Quốc mở rộng vùng cảnh báo bão xung quanh biển Đông cũng không thay đổi được bằng chứng chủ quyền của Việt Nam với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông".
Đối với các hoạt động giao thương ở biên giới Việt - Trung, ông Lê Hải Bình nói: "Theo tôi được biết, các hoạt động giao thương giữa hai nước vẫn diễn ra bình thường. Tôi không thấy có thông tin về việc Trung Quốc ngừng một số chương trình giao thương với Việt Nam".
Tại cuộc họp báo chiều nay, ông Bình một lần nữa khẳng định việc Việt Nam ký Hiệp định nước chủ nhà với Tòa trọng tài thường trực - cơ quan giải quyết các tranh chấp quốc tế.
"Việt Nam đang tích cực tham gia vào các diễn đàn quốc tế trong khu vực và thế giới. Việc ký kết với tòa thường trực là bước đi nằm trong chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về hội nhập quốc tế", ông Bình nói.
Đối với việc Nhật Bản đang dự tính thay đổi Hiến pháp, cho phép triển khai quân đội ở nước ngoài, ông Bình cho biết Việt Nam hy vọng Nhật Bản với tư cách là quốc gia có ảnh hưởng lớn trong khu vực và trên thế giới sẽ có những nỗ lực đóng góp vào hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Thông tin về kết quả chuyến thăm của Ngoại trưởng Philippines tới Hà Nội hôm 2/7, đại diện Bộ Ngoại giao cho biết hai bên sẽ tăng cường hợp tác song phương, hướng tới xây dựng quan hệ đối tác chiến lược.
Hai bên cũng trao đổi hợp tác trong ASEAN và vấn đề Biển Đông, đề cao đoàn kết, vai trò trung tâm của ASEAN trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực, bao gồm cả vấn đề Biển Đông.
Phương Mai
Theo_VTC
Một tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị Trung Quốc bắt giữ Chiều 3/7, một tàu cá của ngư dân địa phương bị Trung Quốc bắt giữ khi đang hành nghề ở vùng biển Việt Nam. Một tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị Trung Quốc bắt giữ (ảnh minh họa) Chiều 3/7, sau khi xác minh vụ việc, UBND xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) đã gửi báo cáo đến các...