Tình hình dịch bệnh COVID-19 thế giới ngày 17/1
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h ngày 17/1 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận 95.053.496 ca mắc COVID-19 và 2.032.904 ca tử vong. Số ca đã bình phục là 67.895.438 ca.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho một nhân viên y tế tại Ahmedabad, Ấn Độ ngày 16/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Mỹ tiếp tục là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất với 24,3 triệu ca mắc khiến 405.200 người tử vong. Ngày 16/1, Los Angeles đã trở thành hạt đầu tiên ở Mỹ có số ca mắc COVID-19 vượt ngưỡng 1 triệu ca. Hạt đông dân nhất nước Mỹ này cùng ngày cũng ghi nhận ca đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 phát hiện tại Anh.
Bệnh nhân gần đây sinh sống ở Los Angeles nhưng đã đến bang Oregon và hiện đang thực hiện cách ly tại đây. Người đứng đầu cơ quan y tế công cộng hạt Los Angeles cảnh báo sự xuất hiện biến thể mới rất đáng lo ngại, trong bối cảnh hệ thống y tế địa phương đang trở nên quá tải.
Xếp sau Mỹ là Ấn Độ với 10,5 triệu ca mắc và 152.000 ca tử vong. Ngày 16/1, Ấn Độ bắt đầu triển khai chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 trên toàn quốc, trong đó khoảng 300.000 nhân viên y tế sẽ được tiêm phòng vào ngày đầu tiên của chiến dịch tiêm chủng lớn nhất thế giới này. Tuy nhiên, chương trình tiêm chủng đang gặp trục trặc do sự cố kỹ thuật của ứng dụng Co-Win được dùng để điều phối chiến dịch. Theo dữ liệu chính thức, hiện chỉ có hơn 191.000 người được tiêm chủng trong ngày đầu tiên triển khai chiến dịch.
Đứng thứ 3 về số ca mắc COVID-19 trên thế giới là Brazil với 8,45 triệu ca và 209.300 ca tử vong, tiếp đến là Nga với 3,56 triệu ca mắc và 65.500 ca tử vong, Anh với 3,35 triệu ca mắc và 88.500 ca tử vong.
Video đang HOT
Cảnh vắng vẻ tại một tuyến phố ở Salzburg, Áo trong bối cảnh các biện pháp hạn chế được áp dụng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại châu Âu, trước tình hình dịch bệnh nóng lên từng ngày, Áo đã gia hạn lệnh phong tỏa tới tháng 2, trong khi Anh xem xét yêu cầu hành khách nhập cảnh tự cách ly ở khách sạn. Theo đó, ngày 17/1, Chính phủ Áo thông báo nước này sẽ kéo dài phong tỏa tới ngày 8/2, song lĩnh vực kinh doanh ăn uống và du lịch sẽ không thể mở lại trong tháng tới. Áo đang trong đợt phong tỏa thứ 3 do dịch COVID-19, theo đó chỉ cho phép các cửa hàng thiết yếu mở cửa.
Tính đến thời điểm này, Áo ghi nhận gần 390.000 ca mắc COVID-19 và gần 7.000 ca tử vong. Chính phủ nước này đặt mục tiêu kiểm soát số ca mắc COVID-19 xuống dưới 700 ca/ngày. Trong khi đó, Chính phủ Anh cùng ngày cho biết nước này đang cân nhắc việc yêu cầu tất cả hành khách nhập cảnh phải thực hiện cách ly trong khách sạn.
Theo quy định mới, từ ngày 18/1, tất cả du khách đến Anh sẽ phải cách ly và trình chứng nhận xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, Chính phủ Anh có kế hoạch siết chặt các quy định, theo đó yêu cầu du khách tự cách ly ở khách sạn và chịu mọi chi phí, đồng thời sử dụng công nghệ GPS và nhận dạng khuôn mặt để giám sát việc thực hiện cách ly. Nhằm kiểm soát tỷ lệ mắc COVID-19 ngày càng gia tăng, Anh đang thực hiện các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt, theo đó người dân được khuyến cáo ở trong nhà ngoại trừ một số lý do như đi làm, chăm sóc trẻ, tập thể dục…
Ngày 16/1, Anh ghi nhận thêm 1.295 ca tử vong do COVID-19, mức cao thứ 3 kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Số ca mắc mới cũng tăng 41.346 ca lên 3,36 triệu ca, trong đó có 88.500 ca tử vong. Còn tại Đức, Ngoại trưởng Heiko Maas cho biết những người đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19 có thể sẽ được nới lỏng các hạn chế như được phép đến nhà hàng và tạp chiếu phim sớm hơn những người khác. Hiện khoảng 1 triệu người trong tổng số 83,2 triệu dân ở Đức đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Số ca mắc COVID-19 ở Đức hiện là 2,04 triệu ca, trong đó có 46.400 ca tử vong.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân mắc COVID-19 lên xe cứu thương tại Toluca, Mexico. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại khu vực Mỹ Latinh, Chính phủ Mexico ngày 17/1 xác nhận trong tuần từ ngày 11-16/1, nước này có số ca mắc mới COVID-19 và số tử vong cao nhất từ trước tới nay. Thống kê cho thấy, trong tuần qua, Mexico có tới hơn 106.200 ca mắc mới và 7.000 ca tử vong do mắc COVID-19, đưa tổng số người nhiễm và tử vong lên lần lượt là 1.630.258 và 140.241. Cũng theo Chính phủ Mexico, số ca mắc và tử vong do COVID-19 trên thực tế còn có thể cao hơn do nước này chưa thể xét nghiệm trên diện rộng.
Ấn Độ khởi động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất thế giới
Thủ tướng Ấn Độ Modi tuyên bố khởi động chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 lớn nhất thế giới, trong đó ưu tiên các nhân viên y tế tuyến đầu.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi dự kiến có bài phát biểu trực tuyến trước các nhân viên y tế khi khởi động chiến dịch tiêm chủng, song ông chưa tiêm ngay vaccine Covid-19 vì nước này dành ưu tiên cho y bác sĩ và nhân viên tuyến đầu. Thủ tướng 70 tuổi khẳng định các chính trị gia không phải nhân viên tuyến đầu.
Chính phủ Ấn Độ cho biết khoảng 100 người sẽ được tiêm vaccine tự nguyện tại 3.006 trung tâm khắp cả nước trong ngày đầu tiên khởi động chiến dịch tiêm chủng. "Đây sẽ là chương trình tiêm chủng lớn nhất thế giới, bao phủ khắp phạm vi đất nước", văn phòng Thủ tướng Modi ra tuyên bố.
Nhân viên y tế chuẩn bị vaccine Covaxin trong quá trình thử nghiệm ở Ahmedabad, Ấn Độ, ngày 26/11/2020. Ảnh: Reuters.
Theo kế hoạch, Ấn Độ sẽ ưu tiên vaccine cho khoảng 30 triệu nhân viên y tế , vệ sinh và lực lượng an ninh. Tiếp đến là khoảng 270 triệu người trên 50 tuổi hoặc có bệnh lý nền được xếp vào nhóm nguy cơ cao.
Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới sau Trung Quốc, cho biết có thể không cần tiêm vaccine cho toàn bộ 1,35 tỷ dân để tạo miễn dịch cộng đồng. Tuy nhiên, chỉ tiêm vaccine cho một nửa dân số Ấn Độ cũng khiến chiến dịch tiêm chủng này trở thành lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, những người tình nguyện tiêm vaccine sẽ không thể lựa chọn giữa vaccine của Oxford/AstraZeneca và vaccine do hãng dược Ấn Độ Bharat Biotech sản xuất.
New Delhi đã mua 11 triệu liều vaccine AstraZeneca do Viện Huyết thanh Ấn Độ sản xuất và 5,5 triệu liều vaccine Covaxin của Bharat Biotech. Theo cơ quan quản lý dược phẩm Ấn Độ, vaccine AstraZeneca có hiệu quả 72%, trong khi Bharat Biotech dự kiến công bố kết quả thử nghiệm giai đoạn cuối của Covaxin vào tháng 3.
Ấn Độ là vùng dịch lớn thứ hai thế giới với hơn 10,5 triệu ca nhiễm và hơn 150.000 ca tử vong do nCoV.
Toàn thế giới đã ghi nhận trên 78,5 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 23/12 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 78.516.856 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 1.727.079 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 55.269.329 người. Hành khách đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại sân bay quốc tế ở Ahmedabad, Ấn Độ,...