Tình hình đại dịch COVID-19 tính đến tối 1-4
Ông Trump kêu gọi ra thêm một gói ngân sách 2.000 tỉ USD nữa. Nhật mở rộng cấm nhập cảnh đến 73 nước, vùng lãnh thổ. Đức cân nhắc bắt buộc đeo khẩu trang.
Tính đến 19 giờ 30 tối 1-4, trang thống kê Wordometer dẫn nguồn cơ quan y tế các nước ghi nhận toàn thế giới có 43.522 người tử vong vì đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra (tên chính thức là đại dịch COVID-19), 876.348 ca nhiễm.
Như vậy, so với trưa cùng ngày, số ca tử vong tăng 1.178 người, số ca nhiễm tăng 16.435 người. Hiện đại dịch đã lan ra 203 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Ngoài ra, thế giới cũng có 184.965 bệnh nhân đã được xuất viện sau khi điều trị và cho kết quả âm tính, tăng 6.609 người so với trưa cùng ngày.
Nhân viên y tế xét nghiệm một người nghi nhiễm COVID-19 ở TP Munich, Đức ngày 29-3. Ảnh: AFP
Ông Trump kêu gọi thông qua thêm gói ngân sách 2.000 tỉ USD
Ngày 1-4, Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi Quốc hội sớm thông qua thêm gói ngân sách cho phát triển cơ sở hạ tầng trị giá 2.000 tỉ USD, theo đài CNBC.
Ông cho rằng lãi suất 0% tại Mỹ hiện tại là cơ hội tốt để thúc đẩy sáng kiến này, đặc biệt khi nền kinh tế đang chịu tác động mạnh của đại dịch COVID-19. Ông khẳng định gói ngân sách 2.000 tỉ USD sẽ được sử dụng chủ yếu để tạo thêm việc làm và tái thiết, tu bổ cơ sở hạ tầng công cộng.
Ông Trump đã nhiều lần kêu gọi Quốc hội quan tâm hơn tới thực trạng xuống cấp của cơ sở hạ tầng nước này và yêu cầu các khoản chi mạnh tay để giải quyết vấn đề.
Các nghị sĩ Cộng hòa luôn hoài nghi một dự luật đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng, trong khi đó phe Dân chủ lại ủng hộ mạnh mẽ ý tưởng này. Vấn đề này càng thu hút dư luận khi dịch bệnh COVID-19 khiến tình trạng thất nghiệp gia tăng.
Đề xuất trên được đưa ra chỉ một tuần sau khi ông Trump ký ban hành gói cứu trợ kinh tế trị giá 2.000 tỉ USD để hỗ trợ người lao động và các doanh nghiệp lớn nhỏ duy trì hoạt động, nhằm giảm ảnh hưởng của các biện pháp giãn cách xã hội và hạn chế giao thông.
Đến tối cùng ngày, Mỹ ghi nhận 188.647 ca nhiễm COVID-19 với 4.059 ca tử vong, tiếp tục là nước có số ca nhiễm cao nhất thế giới.
Video đang HOT
Nhật sẽ mở rộng lệnh cấm nhập cảnh đến 73 quốc gia, vùng lãnh thổ
Phát biểu ngày 1-4, Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố sẽ mở rộng lệnh cấm nhập cảnh đối với công dân nước ngoài tới 73 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm ứng phó với đại dịch COVID-19, theo hãng tin Kyodo News.
Ông Abe cho biết lệnh cấm mới sẽ được áp dụng từ ngày 3-4 tới và có hiệu lực cho đến tháng này.
Úc, Anh, Brazil, Canada, New Zealand, Đài Loan, Maroc và Mỹ là những cái tên nổi bật trong số 49 quốc gia và vùng lãnh thổ mới được bổ sung vào danh sách. Nhật cũng sẽ mở rộng lệnh cấm sang toàn bộ Trung Quốc và Hàn Quốc, thay vì chỉ một số khu vực của hai nước này như thời gian vừa rồi.
Về phía công dân Nhật, nếu trở về từ những quốc gia và vùng lãnh thổ trong danh sách trên sẽ phải xét nghiệm COVID-19.
Bộ Ngoại giao Nhật cũng nâng cảnh báo đi lại lên cấp 3 đối với 49 quốc gia và vùng lãnh thổ vừa được bổ sung vào danh sách, khuyến nghị người dân Nhật nên hạn chế mọi chuyến đi tới những địa điểm này.
Đến tối 1-4, Nhật ghi nhận 2.178 ca nhiễm COVID-19 với 57 trường hợp tử vong.
Đức cân nhắc bắt buộc đeo khẩu trang
Tờ The Guardian đưa tin Thủ tướng Đức Angela Merkel với thủ hiến các bang tại Đức sẽ họp trong ngày 1-4 (giờ địa phương) bàn về việc siết chặt hay nới lỏng các biện pháp hạn chế đi lại và giãn cách xã hội mà nước Đức đang tiến hành từ gần hai tuần qua.
Chủ đề về việc có bắt buộc dân chúng Đức đeo khẩu trang hay không sẽ là một trong các trọng tâm thảo luận.
Trước đó, trong ngày 31-3, thị trấn Jena ở Đông Đức đã trở thành địa phương đầu tiên ra lệnh bắt buộc người dân phải đeo khẩu trang nơi công cộng. Nước láng giềng của Đức là Áo cũng ra quy định buộc những người đi siêu thị phải đeo khẩu trang.
Nhiều bang tại Đức cũng đã lên tiếng ủng hộ biện pháp này. Thủ hiến bang Baden-Wurttemberg (một trong các bang chịu ảnh hưởng nặng nhất của dịch) – ông Winfried Kretschmann tuyên bố sẽ đề cập vấn đề này với Thủ tướng Merkel.
Tại Đức cũng như nhiều nước châu Âu khác, giới chức y tế vẫn khuyến cáo rằng khẩu trang nên ưu tiên dành cho các nhân viên y tế và những người bị bệnh.
Tuy nhiên, các phân tích khoa học chỉ ra rằng có một số lượng lớn người nhiễm COVID-19 không có triệu chứng, hoặc triệu chứng rất nhẹ và những người này vẫn có thể truyền bệnh cho người khác nếu không đeo khẩu trang.
Đến tối 1-4 (giờ Việt Nam), Đức ghi nhận 72.914 ca nhiễm COVID-19, 793 người tử vong.
VĨ CƯỜNG
Thách thức bủa vây nước Mỹ
Trong khi giới chuyên gia dự đoán số ca mắc Covid-19 ở Mỹ sẽ vượt Trung Quốc vào tháng 4 tới, theo số liệu do trường Đại học Johns Hopkins công bố ngày 27-3, Mỹ đã đứng đầu thế giới với hơn 85.000 ca, trong đó hơn 1.100 người tử vong.
Diễn biến khó lường này khiến chính trường và nền kinh tế Mỹ chao đảo, số lượng người thất nghiệp tăng cao kỷ lục. Các hệ thống chăm sóc sức khỏe ở ngay cả quốc gia phát triển nhất cũng đang bị quá tải - và dự đoán có khoảng 1,8 triệu người trên toàn thế giới có thể chết vì căn bệnh này trong năm nay.
Người dân xếp hàng bên ngoài Trung tâm Y tế Elmhurst ở Queens, New York, Mỹ để được xét nghiệm SARS-CoV-2. Ảnh: AFP
Vì sao Mỹ có số người nhiễm cao nhất thế giới?
Mỹ hiện có số ca nhiễm Covid-19 cao hơn bất cứ nước nào trên thế giới, với 85.500 người dương tính với SARS-CoV-2.
Theo số liệu mới nhất mà Đại học Johns Hopkins thu thập được, Mỹ hiện đã vượt Trung Quốc (gần 82.000 ca) và Italia (hơn 80.000 ca) về số ca nhiễm. Nhưng số ca tử vong ở Mỹ hiện là 1.200, hiện vẫn thấp hơn Trung Quốc (3.291) và Italia (8.215). Cột mốc nghiệt ngã này xảy ra vào lúc Tổng thống Donald Trump dự đoán nước Mỹ sẽ hoạt động trở lại "nhanh chóng". Khi được hỏi về con số tăng vọt này trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng rạng sáng 27-3 (giờ Việt Nam), ông Trump nói đó là do "số lượng lớn các cuộc xét nghiệm mà chúng ta đang làm". Phó Tổng thống Mike Pence nói, hiện các bộ xét nghiệm đã được cung cấp cho 50 bang của Mỹ và đã có 552.000 xét nghiệm được thực hiện. Ông Trump cũng tỏ ra nghi ngờ số liệu của Trung Quốc. Ông nói với các phóng viên: "Quý vị không biết số liệu thực tế ở Trung Quốc là bao nhiêu".
Trong khi đó, các chuyên gia cảnh báo, dịch bệnh này sẽ tiếp tục tồi tệ hơn ở quốc gia đông dân thứ 3 trên thế giới này với số ca nhiễm tăng nhanh hàng ngày. Theo nghiên cứu của trường đại học Washington, Mỹ sẽ có khoảng 38.000-162.000 người tử vong trong vòng 4 tháng tới bởi dịch Covid-19 và các bệnh viện có thể sẽ bị quá tải vào tuần thứ 2 của tháng 4. Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin NBC News, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell cho rằng, Mỹ "rất có thể rơi vào suy thoái", nhưng tiến trình kiểm soát sự lây lan của dịch sẽ quyết định đến thời điểm nền kinh tế số 1 thế giới này có thể mở cửa trở lại hoàn toàn.
Những con số này làm bùng lên những chỉ trích từ các quan chức y tế nhằm vào tuyên bố của Tổng thống Trump về việc cân nhắc nới lỏng biện pháp giữ khoảng cách xã hội và đưa người lao động quay trở lại làm việc. Giới chuyên gia cho rằng, những thông điệp trái chiều của Nhà Trắng về quy mô, mức độ của dịch bệnh cũng như các biện pháp đối với dịch bệnh dẫn đến việc thực hiện không thống nhất các biện pháp đối phó với mối đe dọa sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng này.
Bầu cử tổng thống liệu có bị hoãn?
Nhiều cuộc bầu cử ở các nước đã bị hoãn. Các giải đấu thể thao lùi vô thời hạn. Ngay cả Olympic 2020 cũng chính thức hoãn đến năm 2021. Và trong bối cảnh diễn biến dịch bệnh đang phức tạp ở Mỹ, đã có nhiều nguồn tin nói về khả năng hoãn bầu cử Tổng thống được chờ đợi vào tháng 11 tới.
Hồi đầu tuần trước, người đứng đầu cơ quan y tế bang Ohio, bác sĩ Amy Acton, đã hoãn cuộc bầu cử sơ bộ bang, theo kế hoạch diễn ra ngày 17-3 sau khi được Thống đốc Mike DeWine và Tòa án Tối cao tiểu bang chấp thuận. Theo luật, quyết định trì hoãn cuộc bầu cử này là đúng và có cơ sở. Tuy nhiên, việc trì hoãn cuộc bầu cử sơ bộ của tiểu bang này có thể gây ra lo ngại rằng, các quan chức khác ở các tiểu bang khác, thậm chí cả Tổng thống Trump, có thể hành động tương tự.
Tuy nhiên, cho đến nay, ông Trump vẫn tỏ ra bất chấp khuyến cáo của các chuyên gia y tế công cộng bằng cách đề nghị người Mỹ quay trở lại làm việc để giúp kích thích nền kinh tế. Ngay cả khi nhà lãnh đạo này muốn trì hoãn cuộc bầu cử vào tháng 11, quyết định cũng không nằm trong tầm tay. Theo luật, một quyết định hủy bỏ bầu cử chỉ có thể xảy ra khi được Quốc hội Mỹ thông qua. Nếu đảng Cộng hòa muốn thay đổi luật này, họ sẽ cần phải vượt qua Hạ viện, nơi phe Dân chủ đang chiếm đa số. Nhưng khả năng này là rất mong manh. Trường hợp cuộc bầu cử năm 2020 bị hủy bỏ sẽ còn nhiều rối ren hơn. Kết quả có thể là một nhiệm kỳ gia hạn với Tổng thống Trump, và hậu quả dễ thấy nhất sẽ là sự hỗn loạn trong Nội các Mỹ.
Đã có nhiều ý kiến phản đối việc hoãn bầu cử. "Chúng ta thậm chí đã bỏ phiếu giữa cuộc Nội chiến. Chúng ta đã bỏ phiếu vào giữa Thế chiến I và II. Và vì vậy, ý tưởng hoãn bầu cử là không thể", Joseph R. Biden Jr., một người ủng hộ đảng Dân chủ nói với AFP. Tuy nhiên, mối lo dịch bệnh đang khiến mọi việc không có gì là chắc chắn. Giới quan sát nhận định, mọi việc đều có thể xảy ra nhất là dưới sự điều hành nước Mỹ của ông Trump.
KHẢ ANH
Nối gót Italy, Tây Ban Nha phong tỏa 46 triệu dân Tây Ban Nha sẽ phong tỏa 46 triệu dân trong khuôn khổ lệnh tình trạng khẩn cấp kéo dài 15 ngày để chống lại virus corona, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez cho biết hôm 14/3. Sau Italy, đến lượt Tây Ban Nha áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc, khi số ca nhiễm Covid-19 ở nước này tăng chóng mặt. Số...