Tình hình biển Đông tối 4/7: Kiểm ngư VN kiên trì bám trụ trước sự hung hăng của TQ
TQ vẫn tiếp tục có những hành động hung hăng, dùng lực lượng lớn tiến hành ngăn cản quyết liệt các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam.
Tình hình biển Đông tối 4/7: Tàu Trung Quốc tăng tốc độ ngăn cản, đâm va tàu thực thi pháp luật Việt Nam
Chiều ngày hôm nay (4/7), tại Hà Nội, đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, phía Trung Quốc vẫn tiếp tục có những hành động hung hăng, dùng lực lượng lớn tiến hành ngăn cản quyết liệt các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam, không cho tiếp cận khu vực giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981), song lực lượng Kiểm ngư Việt Nam vẫn kiên trì bám trụ thực hiện nhiệm vụ đấu tranh tuyên truyền tại khu vực giàn khoan.
Theo quan sát của các lực lượng Kiểm ngư Việt Nam, trong ngày, phía Trung Quốc duy trì khoảng 116 tàu các loại để bảo vệ giàn khoan; trong đó có 48 tàu hải cảnh, 15 tàu vận tải, 14 tàu kéo, 34 tàu cá và 5 tàu quân sự. Như vậy, Trung Quốc đã giảm 3 tàu so với ngày hôm qua (ngày 3/7 có 119 tàu), trong đó giảm 2 tàu quân sự.
Đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, các tàu Kiểm ngư Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện các đợt tiếp cận giàn khoan và duy trì ở cự ly cách giàn khoan từ 10-11 hải lý để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu và giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shinyou 981) hạ đặt trái phép rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Tuy nhiên, khi tàu Kiểm ngư Việt Nam tiến vào gần giàn khoan thì các tàu của Trung Quốc đồng loạt tăng tốc, áp sát các tàu Kiểm ngư Việt Nam để ngăn cản, không cho các tàu Kiểm ngư Việt Nam cơ động vào gần giàn khoan.
Video đang HOT
Trước tình thế này, đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam khẳng định, các lực lượng Kiểm ngư Việt Nam luôn chủ động trong mọi tình huống điều khiển tàu vòng tránh an toàn, kiên trì bám trụ để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật.
Bên cạnh đó, các tàu cá của ngư dân Việt Nam trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa vẫn tiến hành đánh bắt thủy sản ở khu vực phía Tây-Tây Nam, cách giàn khoan khoảng 40-45 hải lý. Trên khu vực tàu cá của Việt Nam đánh bắt thủy sản vẫn có khoảng 34 tàu cá vỏ sắt dưới sự hỗ trợ của 2 tàu Hải cảnh của Trung Quốc thường xuyên bám sát, ngăn cản, ép hướng các tàu cá của ngư dân Việt Nam, không cho các tàu cá của ngư dân tiến vào gần khu vực giàn khoan.
Dưới sự hỗ trợ của các tàu Kiểm ngư, các tàu cá của ngư dân vẫn an toàn và bám sát ngư trường và tiếp tục khai thác thủy sản.
Theo Xahoi
Trung Quốc cho quân đội chặn ngư dân, Kiểm ngư Việt Nam lên tiếng
Quan chức Cục Kiểm ngư nói về khẳng định sẽ làm mọi cách bảo vệ ngư dân cho dù Trung Quốc nói sẽ dùng quân đội &'chặn bắt ngư dân nước ngoài'.
Những diễn biến nóng ở Biển Đông tiếp tục là chủ đề được quan tâm nhất trong cuộc họp báo thường kỳ Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao hôm 3/7.
Cục phó Cục Kiểm ngư Việt Nam, ông Hà Lê - Ảnh: Tùng Đinh
Trước việc Trung Quốc ra đạo luật cho phép quân đội nước này chặn bắt ngư dân nước ngoài ở vùng biển mà nước này tự cho là "có chủ quyền", ông Bình cho biết: "Chúng tôi đặc biệt quan tâm thông tin này. Việt Nam cho rằng mọi động thái của các bên liên quan ở Biển Đông cần tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước quốc tế về luật biển UNCLOS 1982".
Ông Bình khẳng định Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân hoạt động ở ngư trường truyền thống trên Biển Đông trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Chiều 3/7, trả lời phóng viên TS, ông Hà Lê - Cục phó Cục kiểm ngư cho biết: "Chúng tôi chưa nhận được thông tin Trung Quốc cho phép quân đội chặn ngư dân nước ngoài. Tuy nhiên, nhiệm vụ của Kiểm ngư là bảo vệ, giúp đỡ ngư dân hoạt động đánh bắt ở ngư trường truyền thống. Vì thế, chúng tôi sẽ luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ trong bất cứ hoàn cảnh nào".
Trong khi đó, đại diện Cảnh sát biển Việt Nam từ chối trả lời câu hỏi về động thái nói trên của Trung Quốc liệu có gây khó khăn cho ngư dân Việt Nam.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình - Ảnh: Tùng Đinh
Trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc đưa toàn bộ Biển Đông vào bản tin cảnh báo bão, ông Lê Hải Bình cho biết: "Việt Nam cho rằng việc Trung Quốc mở rộng vùng cảnh báo bão xung quanh biển Đông cũng không thay đổi được bằng chứng chủ quyền của Việt Nam với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông".
Đối với các hoạt động giao thương ở biên giới Việt - Trung, ông Lê Hải Bình nói: "Theo tôi được biết, các hoạt động giao thương giữa hai nước vẫn diễn ra bình thường. Tôi không thấy có thông tin về việc Trung Quốc ngừng một số chương trình giao thương với Việt Nam".
Tại cuộc họp báo chiều nay, ông Bình một lần nữa khẳng định việc Việt Nam ký Hiệp định nước chủ nhà với Tòa trọng tài thường trực - cơ quan giải quyết các tranh chấp quốc tế.
"Việt Nam đang tích cực tham gia vào các diễn đàn quốc tế trong khu vực và thế giới. Việc ký kết với tòa thường trực là bước đi nằm trong chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về hội nhập quốc tế", ông Bình nói.
Đối với việc Nhật Bản đang dự tính thay đổi Hiến pháp, cho phép triển khai quân đội ở nước ngoài, ông Bình cho biết Việt Nam hy vọng Nhật Bản với tư cách là quốc gia có ảnh hưởng lớn trong khu vực và trên thế giới sẽ có những nỗ lực đóng góp vào hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Thông tin về kết quả chuyến thăm của Ngoại trưởng Philippines tới Hà Nội hôm 2/7, đại diện Bộ Ngoại giao cho biết hai bên sẽ tăng cường hợp tác song phương, hướng tới xây dựng quan hệ đối tác chiến lược.
Hai bên cũng trao đổi hợp tác trong ASEAN và vấn đề Biển Đông, đề cao đoàn kết, vai trò trung tâm của ASEAN trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực, bao gồm cả vấn đề Biển Đông.
Phương Mai
Theo_VTC
Tình hình biển Đông: Không lùi bước trước sự đe dọa, lấn chiếm lãnh thổ Ngày 2/7, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã có buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Hương Khê Tham dự buổi tiếp xúc cử tri này còn có Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Thanh Bình, Trưởng đoàn đại biểu...