Tinh giản, sắp xếp lại đội ngũ phải thấu lý, đạt tình

Theo dõi VGT trên

Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 39-NQ/TƯ-ngày 17/4/2015 về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CB, CC, VC), trong đó có quy định tinh giản biên chế tối thiểu 10% nhân sự CB, CC, VC cả nước. Riêng tỉnh Đắk Lắk, ngành GD&ĐT tỉnh triển khai thực hiện chủ trương hết sức quan trọng này như thế nào? Phóng viên (PV) Báo GD&TĐ đã có cuộc trao đổi với NGƯT Phạm Đăng Khoa – Giám đốc (GĐ) Sở GD&ĐT Đắk Lắk xung quanh vấn đề này.

Tinh giản, sắp xếp lại đội ngũ phải thấu lý, đạt tình - Hình 1

Giám đốc Sở GD&ĐT Đăk Lăk Phạm Đăng Khoa với các GV dạy giỏi tiểu học của tỉnh

NGƯT GĐ Phạm Đăng Khoa: Triển khai thực hiện chủ trương trên, Sở GD&ĐT chúng tôi đã xây dựng “Đề án tinh giản biên chế của cơ quan Sở GD&ĐT và của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở GD&ĐT” trình Sở Nội vụ tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt.

Theo đó, số lượng tinh giản biên chế được đề xuất giai đoạn 2015-2021 là 500 người (tính đến năm 2017, đã giảm được 214 người, trong đó: Sở Nội vụ đề xuất UBND tỉnh cắt giảm 152 biên chế, nghỉ hưu 40 người, nghỉ hưởng chế độ 22 người).

Đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước phải nghiêm túc thực hiện. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành GD&ĐT là phải đảm bảo tỉ lệ giáo viên (GV)/lớp (ví dụ: GV THPT, theo Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT, bố trí tối đa là 2,25 GV/lớp). Do đó, nếu chấp hành đúng theo lộ trình tinh giản của Trung ương quy định, sẽ không đảm bảo được tỉ lệ GV/lớp theo quy định của Bộ GD&ĐT.

PV: Muốn tinh giản đội ngũ CB, CC, VC thì phải sàng lọc, đánh giá chính xác đội ngũ này. Theo ông, làm sao để đánh giá, xếp loại, sàng lọc chính xác về năng lực, trình độ chuyên môn và nhất là tâm huyết của họ?

NGƯT GĐ Phạm Đăng Khoa: Hàng năm, vào cuối năm học, căn cứ Luật Viên chức năm 2010; căn cứ Nghị định 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại CB, CC, VC; căn cứ Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27/7/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP quy định về chuẩn hiệu trưởng, chuẩn GV các cấp học, bậc học, các cơ sở giáo dục tiến hành đánh giá, phân loại CB, CC, VC.

Theo đó, ngành GD&ĐT Đắk Lắk triển khai việc đánh giá, phân loại CB, CC, VC theo quy trình, thủ tục chặt chẽ. Viên chức 2 năm liên tiếp bị phân loại, đánh giá ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị chấm dứt hợp đồng (theo Điểm a, Khoản 1, Điều 29 của Luật Viên chức).

PV: Theo ông, có được những người dám nghĩ- dám nói-dám làm-dám chịu trách nhiệm để đi đầu trong công cuộc “đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT” cần phải có những điều kiện gì?

NGƯT GĐ Phạm Đăng Khoa: Để làm được vấn đề trên, ngành GD&ĐT phải thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, sàng lọc, sắp xếp lại đội ngũ CB, CC VC theo đúng quy định của Đảng và Nhà nước. Từ đó, sẽ chọn được những người “dám nghĩ- dám nói-dám làm-dám chịu trách nhiệm”, để đi đầu trong công cuộc “đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT”.

Video đang HOT

Thực hiện tốt công việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, sàng lọc, sắp xếp lại đội ngũ phải có lộ trình khoa học thấu lý-đạt tình, không thể làm nhanh được, vì đụng đến số phận con người.

Đặc biệt, đây là những nhà giáo – những “kỹ sư tâm hồn” cực kỳ nhạy cảm, đời sống vật chất của đa số thầy giáo, cô giáo đang rất chật vật. Để làm tốt công việc này, “cái Tâm – cái Tầm”, nói cách khác là năng lực – uy tín của người đứng đầu các cơ sở giáo dục giữ vai trò quyết định.

Tinh giản, sắp xếp lại đội ngũ phải thấu lý, đạt tình - Hình 2

HS Đăk Lăk ngày nay

PV: “GD&ĐT là quốc sách hàng đầu”, nhưng trên thực tế thì lương của nhà giáo hiện khá thấp. Ông có trăn trở gì?

NGƯT GĐ Phạm Đăng Khoa: Hiện nay, đội ngũ CBQLGD, GV&NV của ngành GD-ĐT tỉnh chúng tôi, hầu hết có tư tưởng-lập trường chính trị kiên định-đạo đức tốt; vững vàng về chuyên môn-nghiệp vụ. Hơn 90% đội ngũ này của ngành, hằng năm được đánh giá từ hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

Thực tế, lương nhà giáo vẫn còn thấp, đây là vấn đề khá trăn trở. Việc tăng lương cho nhà giáo-theo tôi hết sức cần thiết- để tạo động lực rất quan trọng giúp các thầy giáo, cô giáo an tâm, hết lòng cống hiến cho sự nghiệp cao quý “trăm năm trồng người”.

Một vấn đề cực kỳ đáng mừng. Vừa qua, ngày 12/12/2017 tại TPHCM, Bộ GD&ĐT đã tổ chức Hội thảo về góp ý Dự thảo Luật GD sửa đổi, bổ sung. Theo đó, các đại biểu nhất trí đề nghị: Lương của nhà giáo phải được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

PV: Theo ông, ở các cơ sở GD&ĐT, ai là người có đủ toàn quyền để mạnh tay quyết liệt sàng lọc, tinh giản, sắp xếp lại đội ngũ CBQLGD, GV, NV?

NGƯT GĐ Phạm Đăng Khoa: Theo quy định của Điều lệ trường học của các cấp học, bậc học, việc quản lí GV ở các cơ sở GD&ĐT thuộc thẩm quyền của Hiệu trưởng. Bên cạnh đó, Quy định phân cấp quản lí CB, CC, VC trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk- theo Quyết định số 30/2012/QĐ-UBND ngày 07/8/2012 của UBND tỉnh Đắk Lắk, Giám đốc Sở GD&ĐT là người có đủ thẩm quyền sàng lọc, tinh giản, sắp xếp lại đội ngũ CBQLGD, GV (đối với các đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT);

Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, là người có đủ thẩm quyền sàng lọc, tinh giản, sắp xếp lại đội ngũ CBQLGD, GV (đối với các đơn vị trực thuộc UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).

PV: Mấy năm gần đây, lãnh đạo huyện Krông Pắk của tỉnh đã ký hợp đồng tuyển dụng GV ngoài chỉ tiêu biên chế do tỉnh duyệt, dẫn đến dư thừa 612 GV, chưa kể việc bổ nhiệm thừa 32 phó hiệu trưởng… Đâu là giải pháp khắc phục?

NGƯT GĐ Phạm Đăng Khoa: Thực hiện quy định hiện hành (theo Thông tư 11/2015/TTLT-BGDĐT-BNV Quy định phân cấp quản lí CB, CC,VC; và theo Quyết định số 30/2012/QĐ-UBND ngày 07/8/2012 của UBND tỉnh Đắk Lắk): Việc quản lý CBQL,VC và người lao động các cơ sở GD Mầm non, Tiểu học, THCS thuộc thẩm quyền của của Chủ tịch UBND cấp huyện. Vì vậy, việc kí hợp đồng lao động dư thừa so với biên chế được giao, trách nhiệm thuộc về Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk.

Vừa qua, UBND tỉnh Đắk Lắk đã có văn bản chỉ đạo UBND huyện Krông Pắk rà soát số lượng GV thừa, thiếu; số biên chế chưa sử dụng; xây dựng phương án tuyển dụng chặt chẽ theo đúng quy định. Giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở GD-ĐT, Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị liên quan góp ý Phương án, hướng dẫn triển khai thực hiện vụ việc này.

PV: Xin cám ơn ông!

Thực hiện tốt công việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, sàng lọc, sắp xếp lại đội ngũ phải có lộ trình khoa học thấu lý-đạt tình, không thể làm nhanh được, vì đụng đến số phận con người. Đặc biệt, đây là những nhà giáo – những “kỹ sư tâm hồn” cực kỳ nhạy cảm, đời sống vật chất của đa số thầy giáo, cô giáo đang rất chật vật. Để làm tốt công việc này, “cái Tâm – cái Tầm”, nói cách khác là năng lực – uy tín của người đứng đầu các cơ sở giáo dục giữ vai trò quyết định.

Theo Giaoducthoidai.vn

Hàng nghìn tỷ đồng và "giấc mơ" tiến sĩ

Từ năm 2000 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) được giao chủ trì thực hiện nhiều đề án có kinh phí từ hàng trăm tỷ đồng đến hơn 10 nghìn tỷ đồng để đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có trình độ tiến sĩ.

Tuy nhiên, có những đề án nguồn kinh phí rất lớn, nhưng quá trình thực hiện đã không đạt mục tiêu đề ra; chất lượng đào tạo tiến sĩ còn nhiều bất cập. Mới đây, Bộ GD và ĐT xây dựng dự thảo đề án nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giảng viên đại học và cao đẳng (ĐH, CĐ) sư phạm, giai đoạn từ năm 2018 đến 2025 và tầm nhìn 2030, đặt mục tiêu đào tạo 9.000 tiến sĩ với nguồn kinh phí 12 nghìn tỷ đồng khiến dư luận băn khoăn.

Hàng nghìn tỷ đồng và giấc mơ tiến sĩ - Hình 1

Giờ thực hành của nghiên cứu sinh tại một trường đại học (ảnh có tính minh họa). Ảnh: THANH GIANG

Bài 1 : Mục tiêu lớn, kinh phí nhiều, kết quả thấp

Đề án Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2010 - 2020 theo Quyết định 911/QĐ-TTg ngày 17-6-2010 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 911) có tổng kinh phí lớn nhất 14 nghìn tỷ đồng với mục tiêu đào tạo 23 nghìn tiến sĩ. Tuy nhiên, đề án triển khai đến hết năm 2016 đã bộc lộ hàng loạt hạn chế, không đạt mục tiêu đề ra, Bộ GD và ĐT đã dừng tuyển sinh từ năm nay.

Mười năm và mục tiêu 23 nghìn tiến sĩ

Theo tìm hiểu của chúng tôi, các chương trình, đề án có thực hiện nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ được triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau như: Đào tạo học bổng dạng hiệp định; lồng ghép đào tạo tiến sĩ trong đề án đào tạo nhân lực nói chung; đề án đào tạo riêng về tiến sĩ...; điển hình như các học bổng dạng hiệp định đào tạo ở nước ngoài tại LB Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hung-ga-ri... Đề án Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước, theo Quyết định số 322/2000/QĐ-TTg (Đề án 322). Năm 2005, đề án nêu trên được đổi tên thành Đề án Đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước theo Quyết định 356/2005/QĐ-TTg (Đề án 356).

Đáng chú ý, năm 2010, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án 911 chỉ dành riêng đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường ĐH, CĐ, giao Bộ GD và ĐT chủ trì. Đề án có mục tiêu là trong giai đoạn 2010-2020 đào tạo khoảng 10 nghìn tiến sĩ ở nước ngoài tại các trường ĐH có uy tín trên thế giới (từ năm 2010 đến 2013, mỗi năm tuyển chọn từ 800 đến 1.200 và từ năm 2014 trở đi, bình quân mỗi năm tuyển chọn từ 1.300 đến 1.500 nghiên cứu sinh); đào tạo khoảng 3.000 tiến sĩ theo hình thức phối hợp, liên kết đào tạo giữa các trường ĐH trong nước và trường ĐH nước ngoài; đào tạo khoảng 10 nghìn tiến sĩ ở trong nước (từ năm 2010 đến 2015, mỗi năm tuyển chọn 1.200 đến 1.500 và từ năm 2016 bình quân mỗi năm tuyển chọn 1.500 nghiên cứu sinh)... Đối tượng tuyển chọn của đề án là giảng viên các trường ĐH, CĐ; nghiên cứu viên của các viện nghiên cứu khoa học; sinh viên mới tốt nghiệp ĐH hoặc thạc sĩ đạt từ loại khá trở lên; những người có năng lực và trình độ chuyên môn giỏi đang làm việc tại các đơn vị ngoài nhà trường, có nguyện vọng và cam kết trở thành giảng viên ĐH, CĐ sau khi được đào tạo (không quá 45 tuổi). Trong đó, ưu tiên đào tạo trình độ tiến sĩ đối với giảng viên các trường ĐH, nhất là các trường trọng điểm, xuất sắc... Tổng kinh phí thực hiện Đề án 911 dự kiến là 14 nghìn tỷ đồng; trong đó, đào tạo toàn phần ở nước ngoài chiếm khoảng 64%, đào tạo phối hợp chiếm khoảng 14%; đào tạo trong nước chiếm khoảng 20%, đào tạo ngoại ngữ và các kỹ năng khác ở trong nước chiếm khoảng 2%. Nguồn kinh phí thực hiện đề án gồm: Ngân sách nhà nước (94%); từ các dự án nước ngoài và nguồn xã hội hóa (5%); các nguồn kinh phí khác như học phí, đóng góp của các nhà trường (1%).

Đề án 911 ra đời với kỳ vọng tăng cường công tác đào tạo tiến sĩ cả về quy mô và chất lượng, nhằm nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiên cứu, giảng dạy và quản lý ĐH tiên tiến của đội ngũ giảng viên; nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo tiến sĩ trong nước, tranh thủ và phát huy hợp tác quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của nước ta.

Kết quả thấp so với mục tiêu

Mặc dù Nhà nước tạo nhiều điều kiện, cấp tổng kinh phí lớn cho đào tạo tiến sĩ nhưng thực tế quá trình triển khai có nhiều hạn chế, kết quả còn xa so với kỳ vọng. Đến năm 2012, Bộ GD và ĐT mới có quyết định về tuyển sinh và ban hành thông tư đào tạo tiến sĩ theo Đề án 911. Bộ GD và ĐT cũng xác định, từ năm 2012 đến 2016 tổng chỉ tiêu đào tạo của đề án là 12.800 tiến sĩ (gồm 5.700 chỉ tiêu đào tạo trong nước, 5.800 chỉ tiêu đào tạo ở nước ngoài và 1.300 chỉ tiêu đào tạo phối hợp). Tuy nhiên, kết quả đạt được tính đến hết năm 2016 khá thấp. Cụ thể, giai đoạn 2012-2016, mới tuyển được 2.062 nghiên cứu sinh (NCS) đào tạo trong nước, đạt 36% chỉ tiêu. Trong đó, có 703 NCS đến thời hạn kết thúc thời gian nghiên cứu nhưng mới chỉ có 165 NCS hoàn thành khóa học, bảo vệ thành công luận án đúng thời hạn (đạt tỷ lệ hơn 23%); còn lại, có tới 538 NCS (gần 77%) bảo vệ luận án chậm hoặc chưa bảo vệ luận án. Trong số NCS được tuyển có 143 người bỏ học hoặc chuyển sang nghiên cứu đại trà.

Đối với công tác đào tạo phối hợp, chỉ có một NCS đang học tập nghiên cứu tại Pháp, trong số 1.300 chỉ tiêu của giai đoạn 2012-2016. Trong khi đó, từ năm 2012 đến hết năm 2016, có 2.926 người trúng tuyển đào tạo ở nước ngoài nhưng chỉ có 1.961 người (đạt gần 34% chỉ tiêu) được làm thủ tục đi học. Điều đáng nói, số tuyển sinh đào tạo ở nước ngoài nêu trên không phải hoàn toàn do Đề án 911 thực hiện, mà có 655 người thuộc danh sách do Đề án 356 tuyển vượt chỉ tiêu theo quy định chuyển sang. Vì vậy, kết quả tuyển sinh đào tạo ở nước ngoài của Đề án 911 thực chất chỉ có 1.306 NCS (gần 23% so với chỉ tiêu). Trong đó, có 549 NCS hoàn thành khóa học, bảo vệ thành công luận án (tốt nghiệp đúng thời hạn là 387 người, còn lại tốt nghiệp chậm từ một đến hai năm); 186 NCS hết thời hạn nghiên cứu nhưng chưa tốt nghiệp. Ngoài ra, có 45 NCS ở nước ngoài bỏ học.

Vấn đề sử dụng kinh phí triển khai Đề án 911 cũng có nhiều hạn chế. Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước ban hành tháng 11 vừa qua cho thấy, tổng kinh phí đề nghị quyết toán của Đề án 911 giai đoạn 2012-2016 là hơn 1.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, quá trình triển khai, kinh phí phân bổ qua các năm chưa phù hợp với nhiệm vụ chi, phải hủy dự toán hoặc phải chuyển năm sau để chi, làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí. Bộ GD và ĐT chưa ban hành văn bản riêng, cụ thể về công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng kinh phí đề án. Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị về xử lý tài chính đối với Bộ GD và ĐT, thu hồi nộp ngân sách Nhà nước gồm: Học phí của NCS tại Cục Hợp tác quốc tế (từ năm 2012 đến 30-7-2017) hơn 50 tỷ đồng; các khoản chi sai chế độ, không đúng quy định hơn 424 triệu đồng; thu hồi kinh phí do NCS bỏ học hơn 207 triệu đồng. Ngoài ra, Bộ GD và ĐT phải hủy dự toán nguồn kinh phí đề án hơn 2,8 tỷ đồng và giảm kinh phí quyết toán năm 2016 hơn 48 triệu đồng. Đối với các bộ, ngành kiểm tra đối chiếu tổng số xử lý tài chính là hơn 6,3 tỷ đồng.

Theo Kiểm toán Nhà nước, nguyên nhân khiến Đề án 911 không đạt mục tiêu đề ra được xác định là do các cơ chế, chính sách bất cập chậm được tháo gỡ, mức kinh phí hỗ trợ của đề án thấp, các nội dung chi và điều kiện để hỗ trợ kinh phí nhiều vướng mắc, trong khi yêu cầu trách nhiệm ràng buộc của NCS cao. Định mức hỗ trợ cho NCS thấp và có thêm quy định lưu học sinh phải nộp học phí khóa học 52 triệu đồng là điều bất cập. Một số chuyên gia giáo dục cho rằng, chương trình đào tạo tiến sĩ của Đề án 911 chưa có sự khác biệt so với các chương trình đào tạo đại trà (về giáo trình và thời gian thực tập tại nước ngoài, hình thức đào tạo, bằng tốt nghiệp). Đề án xây dựng không sát thực tế dẫn đến không thực hiện được mục tiêu. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Nhã, nguyên Trưởng ban Đào tạo (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, quá trình triển khai Đề án 911 có sự cứng nhắc, thiếu linh hoạt, đặt ra tiêu chuẩn chưa phù hợp; những người thực hiện không tâm huyết, trách nhiệm với việc tìm kiếm lựa chọn người giỏi để tuyển sinh cho nên không đạt kết quả. "Cùng là đào tạo tiến sĩ nhưng có sự khập khiễng bởi tiêu chí xét tuyển của các đề án quá cao, trong khi đào tạo đại trà còn nhiều hạn chế, thậm chí có cả "tiến sĩ giấy", dẫn đến các đề án chưa thật sự thu hút nhiều người theo học" - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Nhã nhìn nhận.

Theo Nhandan.com.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Bé gái khóc nghẹn trong đám cưới mẹ và cha dượng, phát biểu chạm đến triệu người: Con từng không muốn mẹ quen người khác01:12Kinh hoàng clip bà bầu bất ngờ bị cả kệ hàng đổ sập lên người: Tiếng kêu cứu thất thanh gây ám ảnh01:05"Bà hàng xóm" lén quay cảnh Chu Thanh Huyền đi ăn cỗ ở quê Quang Hải, lỡ miệng thốt ra 1 từ khiến cả họ đứng hình00:28Chàng trai đứng bật dậy bỏ về khi bạn gái cũ giàn giụa nước mắt xin quay lại, biết cái kết mới sốc01:08:48Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"00:26Clip bà cụ ăn xin ở Bình Dương rút tờ tiền trên tay chàng trai khiến hơn 5 triệu người dừng lại xem: "Tôi không ngờ"00:31"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim01:39Đôi chân như "phát sáng" của Lọ Lem00:41Xót xa hình ảnh chú chó kiệt sức vì bị bỏ đói suốt 2 tuần, câu nói vô cảm của người chủ càng gây phẫn nộ00:19Mời 100 khách, cô dâu vào hôn trường thấy vắng tanh chỉ có 5 người03:51Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời00:39

Tin đang nóng

Sửa nhà, thợ sửa ống nước tìm thấy rương "kho báu" 64 tỷ đồng
16:16:03 19/11/2024
Lớp học vắng 5 học sinh sau buổi chiều tắm sông định mệnh
17:52:15 19/11/2024
Xót xa cảnh cậu bé 7 tuổi xin ký tên để chị gái được làm phẫu thuật: Ông bà mất rồi, cháu có thể ký thay
16:44:39 19/11/2024
Vừa hết Miss Universe, Hoa hậu Kỳ Duyên lại phát ngôn gây tranh cãi
16:51:50 19/11/2024
Cưới 15 ngày, vợ nhất quyết không thay quần áo khi ngủ, bắt tắt đèn lúc lại gần: Chồng bí mật tìm hiểu, run lên với điều nhìn thấy
19:38:45 19/11/2024
Lộ dung mạo chồng kém 6 tuổi của Thái Trinh, bật mí 1 chi tiết khủng trong lễ cưới
16:56:15 19/11/2024
Sốc trước tin Triệu Vy đang đối mặt với 400 vụ kiện vì 1 trọng tội
16:48:51 19/11/2024
Nghi vấn chồng sát hại vợ rồi tự sát
18:54:26 19/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

5 lý do nên gội đầu bằng nước lá ổi

Làm đẹp

21:04:17 19/11/2024
Là một kho chứa phong phú các flavonoid bao gồm quercetin và các chất chống oxy hóa như vitamin C được biết đến với tác dụng tích cực đối với sức khỏe của tóc. Flavonoid có trong nước lá ổi sẽ bảo tồn và hồi phục độ bóng cho tóc.

Băng qua đường khi vừa xuống xe đưa đón, bé 5 tuổi bị xe tải tông tử vong

Tin nổi bật

20:59:09 19/11/2024
Vào thời gian trên, một xe khách hợp đồng đưa đón học sinh lưu thông trên đường Hồ Chí Minh. Khi đi đến đoạn qua xóm 1, xã Cao Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An, xe khách dừng lại và cháu L.T.K.N. (5 tuổi) xuống xe để vào nhà.

Những thông điệp đắt giá từ 'Đôi bạn học yêu': Bộ phim chữa lành nhất tháng 11

Phim châu á

20:57:47 19/11/2024
Đôi bạn học yêu được mệnh danh là một liều thuốc chữa lành cho khán giả tại rạp chiếu tháng 11 bởi câu chuyện tình yêu, tình bạn, tuổi trẻ đầy những hoài niệm và thông điệp ý nghĩa.

ISW: Nga trả tiền cho 100.000 quân Triều Tiên, giúp trì hoãn đợt điều động thứ hai

Thế giới

20:55:22 19/11/2024
"ISW đã nhiều lần quan sát thấy những nỗ lực của chính quyền Nga nhằm trì hoãn việc triệu tập quân dự bị không tự nguyện vốn không được ủng hộ", các nhà phân tích của ISW viết.

Bị đuổi việc vì ngủ gật trong giờ làm, một giám đốc khởi kiện công ty: Tòa án ra phán quyết bất ngờ, tiền bồi thường lên đến 1 tỷ

Netizen

20:55:12 19/11/2024
Sau quyết định bị sa thải đầy chóng vánh, người đàn ông Trung Quốc quyết định khởi kiện công ty mà mình đã cống hiến suốt 20 năm.

Chuyển Công an điều tra dấu hiệu trốn thuế tại một tập đoàn năng lượng mặt trời

Pháp luật

20:54:48 19/11/2024
Ngày 19/11, ông Bùi Văn Chuẩn, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa chuyển thông tin Công ty CP Ea Súp 3 sang Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk để điều tra làm rõ dấu hiệu trốn thuế.

Sao Việt công khai có con riêng 5 tuổi khiến nhiều người hốt hoảng

Sao việt

20:46:13 19/11/2024
Trong bài đăng mới trên trang cá nhân, Minh Thu đã khoe ảnh selfie cùng con trai đầu lòng. Nữ diễn viên khoe nhan sắc xinh đẹp, gương mặt rạng rỡ bên quý tử.

Thanh Hằng mặc váy nặng 20kg, Khả Ngân diện đồ đen huyền bí ở sự kiện

Phong cách sao

20:41:08 19/11/2024
Siêu mẫu Thanh Hằng diện đầm nặng 20kg, diễn viên Khả Ngân, Hồng Diễm, Lương Thanh cùng mặc đồ đen... trong show thời trang tối 17/11.

Loạt bằng chứng cho thấy em út BTS chính là "bạn trai độc hại" bị Rosé đề cập trong album mới?

Nhạc quốc tế

20:36:03 19/11/2024
Dù phải đến 6/12 album đầu tay Rosie của giọng ca chính BLACKPINK mới chính thức trình làng , nhưng những ngày gần đây các bài hát trong album đã ngập tràn các nền tảng.

Chàng trai 2k1 đăng đúng 6 chữ khiến làng nhạc "rạo rực"

Nhạc việt

20:29:21 19/11/2024
0h ngày 19/11 - đúng sinh nhật tuổi 23, Wren Evans bất ngờ đăng tải dòng trạng thái Để anh mang mùa đông về , lập tức gây bão MXH.

Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 22: Kiên và Linh bị bắt quả tang

Phim việt

20:00:30 19/11/2024
Trong tập 21, Kiên rất vui vì có Linh phụ giúp thiết kế xe nước để anh chuẩn bị bán hàng. Cả hai cùng mang ra khu vực vắng vẻ của trường để tiện trải đồ nghề ra làm xe nước.