Tinh giản môn Văn THCS: Học sinh thi vào 10 tập trung ôn bài được giữ lại
Với các bạn học sinh lớp 9 chuẩn bị tham gia kì thi vào lớp 10, nên tập trung ôn luyện vào các đơn vị kiến thức trọng tâm trong học kì I và một số bài được giữ lại trong chương trình học kì II.
Theo Quyết định số 736/QĐ-BGDĐT ngày 13/03/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, thời gian kết thúc năm học 2019 – 2020 đã được điều chỉnh là 15/07/ 2020.
Mới đây ngày 30/03/2020, Công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH cũng đã được ban hành, theo đó chương trình học kì 2 năm học 2019 – 2020 sẽ có một số nội dung được tinh giản.
Nhìn một cách tổng thể, có thể thấy Bộ đã tạo điều kiện tốt nhất để các nhà trường tổ chức hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá phù hợp với tình hình phức tạp của dịch bệnh COVID-19 hiện nay.
Mặc dù có nhiều nội dung được tinh giản nhưng có thể thấy tính hệ thống của các môn học vẫn được bảo đảm, điều này sẽ giúp nhà trường giảm được gánh nặng về giảng dạy và học sinh có thể chủ động tự đọc trực tiếp từng văn bản và tự thực hành phần lớn nội dung học.
Khối lượng kiến thức được giảm tải khá lớn, trải rộng trên tất cả các phần Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn.
Video đang HOT
Về phạm vi, mức độ kiến thức được giảm tải.
Khối lượng kiến thức được giảm tải khá lớn, trải rộng trên tất cả các phần Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn. Điều này sẽ giúp giảm đáng kể khối lượng kiến thức, kĩ năng mà học sinh cần học trong phần còn lại của năm học.
Có 3 hình thức tinh giản chương trình:
- Không dạy trọn vẹn một bài: chiếm số lượng ít, chủ yếu là các bài ôn tập, thực hành, kiểm tra (làm ở nhà thay vì làm trên lớp)
- Khuyến khích học sinh tự đọc/tự làm: cả bài hoặc một phần của bài học. Nội dung giảm tải này thường là các phần luyện tập, thực hành trong mỗi bài học. Ở mỗi bài học, chỉ giữ lại các phần cung cấp kiến thức cơ bản, giúp học sinh hình thành khái niệm. Hình thức giảm tải này chiếm phần lớn nội dung giảm tải.
- Tích hợp các bài học có cùng chung đặc điểm về nội dung, thể loại.
Về tính chất kiến thức giảm tải, những kiến thức còn được giữ lại.
Các kiến thức được giảm tải được chọn lọc: giữ lại những kiến thức trọng tâm, có sự kế thừa cho những lớp học sau.
Bên cạnh các bài được giảm tải trọn vẹn (không dạy), đa phần các bài được giảm tải theo hình thức giảm mục tiêu, yêu cầu bài học, chỉ cốt hình thành khái niệm, giúp học sinh nắm được những đơn vị kiến thức cơ bản và cần yếu nhất.
Nhìn chung, Bộ đã tiến hành giảm tải khá triệt để, khiến chương trình dạy học tinh gọn, vừa đảm bảo phù hợp với quỹ thời gian năm học bị thu hẹp, không tạo áp lực học tập cho học sinh đồng thời vẫn đảm bảo được những kiến thức cơ bản, trọng tâm để học sinh tiếp tục học lên chương trình các năm học sau.
Các bạn học sinh có thể tự đọc, tự trau dồi kiến thức các văn bản, các tác phẩm để rèn kĩ năng đọc hiểu, cảm thụ. Với các bài Tổng kết cần tự tổng hợp kiến thức. Trong quá trình tự học, tự đọc, có vấn đề gì chưa rõ có thể hỏi thêm thầy cô để làm rõ.
Thầy cô giáo và học sinh sẽ dễ dàng hơn trong việc hoàn thành chương trình năm học. Riêng với các bạn học sinh lớp 9 chuẩn bị tham gia kì thi vào lớp 10, nên tập trung ôn luyện vào các đơn vị kiến thức trọng tâm trong học kì I và một số bài được giữ lại trong chương trình học kì II.
Thầy Nguyễn Phi Hùng, giáo viên Ngữ Văn – Hệ thống Giáo dục HOCMAI
Dạy học trên Internet, truyền hình, các trường tinh giản nội dung dạy, sử dụng các nguồn học liệu tin cậy
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, trong thời gian học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên tạm thời nghỉ học, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tăng cường các hình thức dạy học qua Internet, truyền hình.
Theo đó, các Sở GDĐT chỉ đạo, hướng dẫn các nhà trường rà soát, tinh giản nội dung dạy học, xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng dẫn tại Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018 để tổ chức dạy học qua Internet, trên truyền hình, một cách phù hợp. Trong quá trình triển khai thực hiện, cần tham khảo, sử dụng các nguồn học liệu tin cậy, chuẩn xác để tổ chức dạy học và hướng dẫn học sinh học tập.
Hà Nội triển khai dạy học qua chương trình truyền hình (ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Cùng đó, chỉ đạo, hướng dẫn các nhà trường lựa chọn công cụ dạy học qua Internet phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của từng trường. Trong đó, đặc biệt chú ý đến các điều kiện bảo đảm tổ chức dạy học qua Internet có chất lượng. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ hỗ trợ miễn phí các nhà trường tổ chức dạy học qua Internet (thông tin liên hệ có tại địa chỉ https://olm.vn và thư điện tử a@olm.vn).
Các Sở tham mưu UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo cac cơ quan liên quan phôi hơp với sở giáo dục và đào tạo đê tổ chức dạy học trên truyền hình phu hơp vơi điêu kiên cua đia phương, lưu ý tới việc lựa chọn đội ngũ giáo viên dạy học và khung giờ phát sóng trên truyền hình bảo đảm chất lượng, phù hợp với chương trình học của các đối tượng học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới. Chủ động liên hệ với các địa phương đã triển khai chương trình dạy học trên truyền hình để tham khảo, sử dụng hoặc tiếp sóng cho học sinh tại địa phương học tập; chia sẻ các chương trình dạy học trên truyền hình của địa phương mình với các địa phương khác. Xây dựng lịch phát sóng cụ thể trên truyền hình đối với từng môn học, lớp học và phổ biến tới toàn thể học sinh, giáo viên và gia đình học sinh; báo cáo lịch phát sóng về Bộ GDĐT qua Cục Công nghệ thông tin để đưa lên Cổng thông tin của Bộ GDĐT.
Các Sở chỉ đạo các nhà trường phân công giáo viên giao nhiệm vụ học tập theo nội dung bài học và hướng dẫn học sinh thực hiện các buổi học qua Internet, trên truyền hình; phối hợp với gia đình học sinh có biện pháp quản lý hoạt động học của học sinh qua Internet, trên truyền hình; nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập đã giao cho học sinh.
Các nhà trường hướng dẫn giáo viên, học sinh tham khảo lịch phát sóng các bài học (do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam xây dựng) trên Kênh truyền hình giáo dục quốc gia (kênh VTV7 và một số kênh truyền hình trung ương khác) và các kênh truyền hình khác được công bố trên Cổng thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo (tại địa chỉ http://www.moet.gov.vn).
Khi học sinh đi học trở lại, các nhà trường tổ chức rà soát, đánh giá kết quả học tập qua Internet, trên truyền hình. Từ đó, hướng dẫn giáo viên rà soát, tinh giản nội dung dạy học và điều chỉnh kế hoạch dạy học theo hướng kế thừa những nội dung kiến thức đã học qua Internet, trên truyền hình nhằm tối ưu thời gian và nội dung kiến thức cần tiếp tục dạy học trong chương trình theo quy định.
Khánh Vân (toquoc.vn)
Đổi mới thi cử, chương trình giáo dục: Làm gì để mang lại hiệu quả? Theo lộ trình cải cách, năm học 2020 - 2021 sẽ áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới (CTGDPTM) ở lớp 1; năm 2021-2022 là áp dụng ở lớp 2 và lớp 6; năm 2022-2023 là áp dụng ở lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Việc hoàn thiện chương trình, sách giáo khoa phổ thông sẽ kết thúc vào năm...