Tình già lay động nữ sinh báo chí
Những thước phim quay bằng máy ảnh nghiệp dư về chuyện tình cảm động của đôi vợ chồng già mà Bùi Thị Hà đã quay với tất cả sự trân trọng về hạnh phúc tuổi xế chiêu đã giúp cô có 2 giải vàng từ “Búp sen Vàng”.
Mong ước lớn nhất của Bùi Thị Hà (áo xanh, ở giữa) là trở thành nhà báo có kiến thức về truyền hình.
Thành công vì những sự tình cờ
Hà hiện là sinh viên khóa 53, khoa Báo chí, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, thuộc ĐHQG Hà Nội. Bộ phim với tựa đề “Những đứa trẻ” kể về chuyện tình cảm động của đôi vợ chồng già ở huyện Nga Sơn, Thanh Hóa đã xuất sắc giành 2 giải Vàng do khán giả và Ban tổ chức bình chọn.
Những thước phim tài liệu chân thực, mộc mạc của Hà ghi lại cuộc sống sinh hoạt của đôi vợ chồng già (bà 60, ông 80 tuổi, mới lấy nhau được 9 năm) được thực hiện trong vòng 2 tuần. Nó đơn giản chỉ là những lời nói, hành động, cử chỉ “như những đứa trẻ” thể hiện sự quan tâm nhau của đôi vợ chồng già.
Phim dài hơn 10 phút là những đoạn đối thoại của chính “đạo diễn” trẻ với nhân vật, hoặc những đoạn thoại giữa các nhân vật với nhau. Xem phim, chứng kiến những cảnh ông bà mắng yêu, chửi yêu nhau hay đoạn ông giận hờn bà vì “đứng nói chuyện lâu với mấy anh con trai” khiến người xem thực sự xúc động.
Tâm sự về tác phẩm, Hà cho biết: “Trước đó em đang học lớp về làm phim tài liệu, chuẩn bị phải trả bài. Trong khi nhiều bạn chọn đề tài xung quanh Hà Nội, em chọn về quê quay phóng sự về nghề làm chiếu cói ở quê em, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa.
Video đang HOT
Khi mọi thứ gần xong xuôi thì em gặp được bà Đào (vợ của ông Tôn ở xã Nga Thanh) với đôi bàn tay có tật đang ngồi dệt chiếu thuê.
Tò mò hỏi, em được mọi người kể cho nghe về chuyện tình “rổ rá cạp lại” của ông bà. Vậy là theo chân bà về nhà, mất một ngày để bắt chuyện và cho ông bà quen trước ống kính máy ảnh (cười). Vì nếu không ông tưởng mình chụp ảnh sẽ chỉ đứng, cười, bảo “chụp đi” mà không làm gì cả”.
Với mấy chục GB tư liệu ghi trong thẻ nhớ máy ảnh của mình và mượn ban, ban đầu Hà định làm clip thật dài ghi lại nhiều góc cạnh về ông bà. Sau đó, được sự góp ý và suy nghĩ cô bạn thấy đọng lại nhiều nhất là tính cách “con trẻ” trong cuộc sống của ông bà nên tập trung vào ý này.
Đau đáu của “đạo diễn” trẻ
Học báo chí, thích làm những thể loại phóng sự điều tra hay những góc khuất cuộc đời mà đôi khi cuộc sống vội vã mọi người vô tình bỏ qua, cô bạn xứ Thanh chia sẻ về nhân vật trong bộ phim tài liệu của mình:
“Ông bà không phải những nhân vật điển hình. Họ chỉ là những con người bình thường, nhưng cuộc sống của ông bà lại thật đặc biệt. Điều giản dị và hạnh phúc của ông bà có khi nhiều người nhìn vào cũng phải ghen tỵ”.
Đi học báo cũng là lựa chọn mong thay đổi tính cách vốn nhút nhát, rụt rè của cô bạn xứ Thanh.
Ý tưởng về “những đứa trẻ” cùng lời dẫn ở cuối phim đã hình thành ngay khi Hà bấm máy ảnh ở chế độ quay phim. Nhưng, như cô bạn chia sẻ: “Ban đầu, cả giáo viên hướng dẫn lẫn bạn bè nhiều người không ủng hộ hơn là đồng ý vớ tựa đề của phim. Tuy nhiên, em vẫn giữ nguyên ý tưởng của mình”.
Tự quay, tự dựng, viết lời cho phim, chỉ mong nó như món quà gửi tới ông bà, gia đình nên khi biết tin tác phẩm của mình lọt vào top 15 rồi top 6 giải Búp sen Vàng và khi bộ phim được trình chiếu trong buổi trao giải, Hà trải qua nhiều cảm xúc rất khó tả.
“Bà không còn tóc, tóc bà đội là tóc giả, chân tay bà nhiều tật, ngón co quắp. Bà không lấy chồng, ở với người bác gần nhà ông. Ông đã có một đời vợ và mấy đứa con, nhưng dường như không hợp nhau. Từ sau khi vợ mất, hàng xóm thương mới “làm mối” để ông bà đến với nhau. Hiện ông bà sống bằng đồng lương hưu dạy học của ông. Tranh thủ thời gian rảnh, bà đi dệt chiếu thuê kiếm thêm thu nhập.
Tổ ấm của ông bà ở mãi cuối con ngõ sâu tít, nằm gần như tách biệt với chòm xóm. Khi bà đi làm, ông loanh quanh ở nhà với chiếc đài cũ kĩ. Đồ vật đáng giá nhất của họ có lẽ là cái nồi cơm điện mới mua. Nhưng tình cảm của ông bà dành cho nhau thì vô giá. Đó mới là điều xúc động nhất”.
Hà đau đáu: “Ông bà quý người lắm. Chỉ mong có người tới chơi để nói chuyện. Ông có quyển sổ, hễ ai vào là bắt ghi tên tuổi để sau này giở ra, nhớ lại”.
Kỉ niệm với ông bà trong những ngày ở lại quay bộ phim nhớ nhất với Hà đó là: “Trong phim có cảnh ông bà ăn khoai lang. Hôm đó, bà đi làm, ông ở nhà, khi về bà hỏi còn khoai lang không, ông bảo hết tất rồi. Vậy mà khi chuẩn bị ra về, em mở túi để chân máy quay thì thấy một túi nilon gói cận thận củ khoai lang rất to ông để vào đó tự khi nào. Lúc ra về, bà lại gói một túi khoai sống, bảo cháu mang về ăn cùng bạn bè”.
Học báo để không nhút nhát nữa
Vượt qua gần 50 ứng cử viên, bộ phim tài liệu ngắn “Những đứa trẻ” của Hà đã giành cú đúp giải thưởng “Búp sen Vàng 2011″ do ban giám khảo và khán giả bình chọn. Đây là giải thưởng tôn vinh những phim ngắn xuất sắc nhất của các học viên dự án Chúng ta làm phim của Trung tâm Hỗ trợ phát triển tài năng điện ảnh (TPD) – Hội Điện ảnh Việt Nam. Lễ trao giải vừa diễn ra vào tối 18/6.
Tính tình nhút nhát, bị bố mẹ nhận xét là “mau nước mắt” nên phải nhờ thầy cô tác động mãi bố mẹ mới quyết định để cô con gái thi vào khoa Báo chí, Trường ĐH Khoa học xã hội&Nhân văn. Hà chia sẻ: “Và thực sự em đã thay đổi chính mình từ khi bước chân vào học báo, mạnh dạn và cởi mở với mọi người”. Ông Tôn, bà Đào với chuyện tình cảm động cũng là những nhân vật và tác phẩm mà Hà ưng ý nhất từ trước đến nay.
Chia sẻ về ước mơ trong tương lai, Hà cho biết: “Sau khi phim được giải, cũng có nơi muốn mời em về làm phim và giúp em phát triển khả năng. Nhưng mơ ước của em chỉ là trở thành nhà báo có kiến thức về điện ảnh nên em từ chối”.
Theo VNN
Cú hattrick của nữ sinh học sử
Mồ côi bố khi còn nhỏ, không luyện lò, học chủ yếu trong sách giáo khoa vẫn trở thành thủ khoa đại học, giải nhất môn Lịch sử quốc gia và cũng, thủ khoa tốt nghiệp THPT tỉnh Thái Nguyên. Đó là thành quả ban đầu mà cô học nghèo Trần Thị Bích Hường - người được điểm cao nhất khối C của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội, đạt được.
Bích Hường
bên trái
Khi đang học lớp 9, bố Hường bị bệnh ung thư qua đời để lại cho gia đình bao khó chồng chất. Gánh nặng đè lên người mẹ với đồng lương ít ỏi từ nghề y tá, thu nhập chưa nổi hai triệu đồng nhưng phải nuôi bốn miệng ăn. Ngoài Hường, còn một em gái ba tháng tuổi và với bà nội già yếu bệnh tật liên miên.Tưởng như khó khăn ấy buộc Hường phải bỏ học giữa chừng. Nhưng mẹ, rồi bạn bè đã luôn đứng bên. Vừa trông em, vừa chăm bà, mọi việc nội trợ trong gia đình dồn sang vai cô bé để mẹ đi làm thêm kiếm tiền nuôi sống gia đình.Hiểu rõ hoàn cảnh nên Hường rất chịu khó học tập. Suốt 12 năm liền, Hường là học sinh giỏi. Trong 3 năm câp 3, Hường cuôn la hoc sinh co điêm trung binh cac môn cao nhât ban khoa hoc xa hôi.Khi nói về cô học trò, thầy giáo Phan Đức Thuận giáo chủ nhiệm đòng thời là người dạy em ba năm liền môn Lịch sử nói: Bích Hường là cô học trò đầy nghị lực, ý thức tự giác rất cao.Về bí quyết học giỏi sử và làm bài đạt điểm cao, Hường nói: Học sử phải yêu sử thực sự. Học kỹ kiến thức sách giáo khoa. Khi làm bài thi, nên đọc ý và vạch các ý trước khi làm . Đặc biệt phải rèn kỹ năng, ngôn ngữ hành văn với môn Lịch sử.Chia sẻ với chúng tôi, Hường cho biết em ao ước trở thành giảng viên đại học. Theo em, làm giảng viên ngoài công việc giảng dạy còn thời gian nghiên cứu , công việc này rất thú vị.
Sắp tới, xuống Hà Nội học, Hường cố gắng thi vào hệ chất lượng cao của trường. Bởi, được đào tạo trong môi trường đó, thực em Hường cơ hội phát huy những khả năng vốn có của bản thân, đồng thời tích lũy thêm nhiều kiến từ các giảng viên.
Theo VNN
100 thí sinh có điểm cao nhất toàn quốc Cục Công nghệ Thông tin, Bộ GD&ĐT vừa thống kê danh sách 100 thí sinh có điểm cao nhất nước cả nước trong mùa tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011. Trong danh sách này, có 50 thí sinh thi vào các trường khối y - dược. ĐH Y Hà Nội dẫn đầu trong tốp, với 30 thí sinh, kế đến là ĐH Ngoại...