Tỉnh Gia Lai yêu cầu chấn chỉnh tình trạng học thêm, dạy thêm
UBND tỉnh Gia Lai vừa có văn bản chỉ đạo các sở ngành tăng cường tổ chức kiểm tra về nội dung dạy thêm, học thêm, đồng thời xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến hoạt động giáo dục gây dư luận xấu trong xã hội.
Ngày 15/10, UBND tỉnh Gia Lai cho biết, đã có công văn gửi Sở GD&ĐT, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc tăng cường công tác quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm và hoạt động của các cơ sở giáo dục trên địa bàn.
Thời gian qua, tình hình dạy thêm, học thêm tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn Gia Lai luôn được xã hội quan tâm. Hiệu quả của việc dạy thêm, học thêm đã được thể hiện thông qua trình độ, kiến thức của học sinh ngày càng được nâng cao.
Tuy nhiên, hoạt động dạy thêm, học thêm có nơi thực hiện không đúng quy định, thậm chí có tác động tiêu cực, gây dư luận xấu trong xã hội. Bên cạnh đó, tình trạng các nhóm trẻ gia đình tự phát (nuôi dạy trẻ từ 6 tháng đến dưới 2 tuổi) hoạt động không đăng ký theo quy định của pháp luật gây khó khăn cho công tác quản lý.
Video đang HOT
UBND tỉnh Gia Lai vừa có văn bản yêu cầu các sở ngành chấn chỉnh tình trạng học thêm, dạy thêm nhất là việc dạy thêm, học thêm đối với học sinh tiểu học
Người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, giáo viên, nhân viên chưa đáp ứng các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, trình độ đào tạo, bồi dưỡng… đã gây nên một số vụ việc thương tâm do bạo hành, ngược đãi trẻ em. Đặc biệt, vào tháng 8/2022, trên địa bàn thị xã An Khê đã xảy ra vụ cố ý gây thương tích tại một nhà trẻ không có giấy phép hoạt động theo quy định. Sự vụ xuất phát từ sự bực tức của người chăm sóc đối với trẻ em…
Nhằm tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước về dạy thêm, học thêm, hoạt động của các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Gia Lai, UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo, Sở GD&ĐT tăng cường tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra về nội dung dạy thêm, học thêm, hoạt động của các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh, xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến hoạt động giáo dục gây dư luận xấu ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo việc thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm, hoạt động của các cơ sở giáo dục tại địa phương để phát hiện các sai phạm, kịp thời xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý. Đồng thời tăng cường công tác quản lý các hoạt động dạy thêm, học thêm, hoạt động của các cơ sở giáo dục tại địa phương; chấn chỉnh kịp thời các hoạt động dạy thêm, học thêm có dư luận xấu trong quần chúng nhân dân, nhất là việc dạy thêm, học thêm đối với học sinh tiểu học.
Những khoản tiền ban phụ huynh không được phép thu
Bộ GD&ĐT quy định những khoản tiền Ban phụ huynh không được phép thu.
Ban đại diện cha mẹ học sinh không được thu các khoản này: Bảo vệ cơ sở vật chất, bảo đảm an ninh nhà trường; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh trường, lớp; khen thưởng cán bộ, giáo viên, nhân viên; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp hoặc cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.
Việc thu, chi kinh phí của ban đại diện cha mẹ học sinh phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ; không quy định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các cha mẹ học sinh. Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh lớp chủ trì phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp dự kiến kế hoạch chi tiêu kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi đã được toàn thể các thành viên ban đại diện cha mẹ học sinh lớp thống nhất...
Học sinh lớp 1 tựu trường. (Ảnh minh họa: M.K)
Ngược lại, ban đại diện cha mẹ học sinh được phép thu một khoản duy nhất: Kinh phí hoạt động.
Cụ thể, kinh phí hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh lớp có được từ sự ủng hộ tự nguyện của cha mẹ học sinh và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho ban đại diện cha mẹ học sinh lớp. Kinh phí hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh trường được trích từ kinh phí hoạt động của các ban đại diện cha mẹ học sinh lớp theo khuyến nghị của cuộc họp toàn thể các trưởng ban ban đại diện cha mẹ học sinh lớp đầu năm học và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho ban đại diện học sinh trường.
Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh có trách nhiệm chủ trì phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp dự kiến kế hoạch chi tiêu kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi đã được toàn thể các thành viên ban đại diện cha mẹ học sinh lớp thống nhất ý kiến.
Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất với hiệu trưởng để quyết định kế hoạch sử dụng kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi được toàn thể ban đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất ý kiến.
Việc thu, chi kinh phí của ban đại diện cha mẹ học sinh phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ; sau khi chi tiêu phải báo cáo công khai quyết toán kinh phí tại các cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp và các cuộc họp toàn thể ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Không quy định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các cha mẹ học sinh.
'Bách khoa ngày trở về': Khi hoài niệm và cảm xúc như vỡ òa Tiếp nối thành công từ những mùa kỷ niệm trước, chương trình Bách khoa ngày trở về đã diễn ra thành công vào tối ngày 15/10, mang đến cho mọi người những cung bậc cảm xúc không thể nào quên. Ngày 15/10, tại sân trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tổ chức kỷ niệm 66 năm ngày thành lập trường 15/10/1956...