Tỉnh Đồng Nai cho học sinh THPT, sinh viên nghỉ học lại để phòng dịch Covid-19
Sau 10 ngày đi học trở lại, từ ngày mai (13.3) học sinh THPT và sinh viên trên địa bàn Đồng Nai sẽ nghỉ học đến hết ngày 4.4 để phòng dịch Covid-19.
Học sinh Trường THPT Ngô Quyền (TP.Biên Hòa, Đồng Nai) đi học lại vào ngày 2.3 – Ảnh: Lê Lâm
Trước diễn biến mới và phức tạp của dịch Covid-19, chiều ngày 12.3, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã ký văn bản cho học sinh bậc THPT và sinh viên trên địa bàn nghỉ học. Thời gian bắt đầu từ ngày mai (13.3) và kéo dài đến ngày 4.4.
Như vậy, sau 10 ngày trở lại trường kể từ kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, học sinh THPT và sinh viên tại Đồng Nai tiếp tục được nghỉ học.
Trước đó, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã quyết định cho học sinh từ mầm non đến bậc THCS nghỉ đến hết ngày 4.4.
Theo Sở Y tế Đồng Nai, đến nay trên địa bàn chưa ghi nhận ca nhiễm dịch Covid-19 nào.
Theo Thanh niên
Ngày trở lại trường, thầy trò háo hức và âu lo
Những ngày đầu trở lại dạy và học, thầy trò và phụ huynh đều nhận thức được diễn bệnh rất khó lường nên không được chủ quan.
Video đang HOT
Đến chiều 29/2, 63/63 tỉnh thành nước ta đã công bố kế hoạch học tập trong cơn bão dịch Covid-19 đang diễn biến khó lường. Ngày trở lại trường ai cũng mong nhưng trong lòng vẫn chưa hết lo âu.
Thầy trò đều háo hức và âu lo
Người ta ngóng mở lại trường học hơn cả chờ đón giao thừa năm mới, hơn cả niềm vui lớn của những tin mừng. Từng mẩu tin cập nhật, từng bệnh nhân 13, 15 và 16/16 xuất viện nhưng niềm vui không có ca mới lại chìm tan trong hàng chữ và hình ảnh các ca nhiễm mới, nước mới liên tiếp trên các phương tiện truyền thông.
Người dân chờ tin tức của các cơ quan chuyên môn và chính quyền, cơ quan quản lý bàn cách phòng chống dịch và cân nhắc thận trọng khi quyết định cho học sinh, sinh viên trở lại học tập.
Trong khi học sinh Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở vẫn tiếp tục nghỉ thì nhiều địa phương đã quyết định cho học sinh Trung học phổ thông và giáo dục nghề nghiệp tới trường từ ngày 02/3/2020, và cũng có gần chục tỉnh vẫn đóng cửa trường đến hết 8/3 như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh...
Mở cửa trường học với điều kiện an toàn nhất tính mạng thầy và trò và người dân trong tình thế đặc biệt chưa ai biết diễn tiến bệnh dịch thế nào thật sự là một quyết định khó khăn.
"Niềm vui háo hức và xen lẫn tâm trạng lo bệnh dịch và lo bài vở là cảm xúc chung không chỉ của các con mà còn là của bố mẹ và thầy cô. Nghỉ lâu, các con ngủ chán mắt thì dậy, đến bữa thì ăn và tự bố trí thời gian ôn bài và vui chơi" - Phụ huynh Đỗ Thị Thu Hiền, giáo viên tiếng Anh (Khai Quang, Thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) năm nay có con thi 12 và thi vào lớp 10 chia sẻ.
"Mặc dù các cơ quan chức năng và nhà trường đã giúp bà con hiểu về dịch bệnh và tình hình chung nước ta và thế giới nhưng không ít người dân còn chủ quan, hiểu biết chưa đầy đủ nên hoặc quá lo lắng, hoặc thờ ơ coi thường.
Trong suốt những ngày con cháu nghỉ học tại nhà, tôi thấy một vài người chưa đồng thuận và như muốn quy trách nhiệm cho cơ quan quản lý, thậm chí còn oán trách nhà trường bắt học sinh nghỉ học dài khi dịch đã tạm lắng ở địa phương" - bác Phùng Văn Trung (khu Chợ Hốp, Hội Hợp, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) thẳng thắn cho hay.
Chị Nguyễn Thị Năm, tiểu thương chợ Hốp, Vĩnh Yên cho biết: "Tôi thì rất muốn cho 2 con (lớp 11 và lớp 9) đi học, muốn cuộc sống trở lại bình thường, muốn người Vĩnh Phúc không còn bị phân biệt đối xử nhưng chị cũng rất lo lắng dịch Covid-19 khi rộ lên chuyện cách ly ở Hà Nội, ở nước ngoài. Vừa rồi con nghỉ ở nhà không quản được vì phải kiếm sống mà con đến trường cũng không biết thế nào".
Sau hơn một tháng nghỉ tết và nghỉ phòng chống dịch Covid-19, hầu như học sinh nào cũng háo hức trở lại lớp, gặp thầy gặp bạn. Không như mọi kỳ nghỉ khác, nghỉ lần này là phải hạn chế gặp gỡ giao lưu, tụ tập, hạn chế đi lại làm cho các trò khao khát trở lại trường.
Em Phạm Thành Dũng và Nguyễn Đức Long, lớp 12 A1, Trường Trung học phổ thông Chuyên Vĩnh Phúc cho biết rất muốn đến trường để học và chuẩn bị cho kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia mặc dù được lùi đến cuối tháng 7.
Khi được thông báo chỉ học buổi sáng và đến học với những hạn chế nhất định và thầy cô giám sát chặt chẽ hơn ngày thường, hai em cũng vẫn vui và coi đó như những thử thách có thể chỉ một lần trong đời. Học ở nhà một mình không vui như ở trường, nên chúng em muốn tới lớp ngày khi nào được phép.
Theo thầy giáo Lê Hùng Cường, dạy môn Thể dục tại Trường Trung học phổ thông Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc có con học lớp 3 và lớp 1, lo nhất không phải chuyện đi học khi nào mà là vấn đề thầy cô và học sinh sẽ thực hiện phòng chống dịch thế nào, an toàn đến đâu khi các con dù có khẩu trang nhưng vẫn ngồi chung phòng và vui đùa cùng nhau?
Chuẩn bị tâm thế tốt để dạy và học hiệu quả
Bệnh tật không chừa ai nên cả thầy trò và phụ huynh, cả các quan chức nhà nước và các y bác sĩ đều bình tĩnh ứng xử và hành động thận trọng.
Các nhà trường Trung học phổ thông, Trung tâm giáo dục thường xuyên và trường chuyên nghiệp được tổ chức dạy và học một buổi sáng từ ngày 2/3 đã họp bàn và thống nhất thực hiện theo các chỉ dẫn của cơ quan chuyên môn.
Tuy nhiên dù có sự chuẩn bị về tâm lý, tâm trạng và các điều kiện vật chất chu đáo đến đâu vẫn khó có thể làm mọi người bớt lo lắng, nhất là chúng ta ở tâm chấn của dịch Covid-19 và tình hình nóng về dịch Covid-19 được cập nhật từng giờ.
Thầy và trò cùng chia sẻ thông tin, làm chủ bản thân và tích cực ủng hộ và thực hành nghiêm túc các giải pháp, biện pháp theo chỉ dẫn của cơ quan chuyên môn và ngành Giáo dục.
Khi chúng ta hiểu biết đầy đủ và nghiêm túc về dịch bệnh, khi chúng ta tin tưởng vào các kế hoạch thận trọng của Chính phủ và của nhà trường, chúng ta sẽ không hoang mang, không buồn phiền và hoài nghi hoang tưởng.
Chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid-19. (Ảnh: Văn Lự)
Điều quan trọng là chúng ta cần đặt niềm tin vào công tác phòng chống dịch của nước ta. Chỉ khi ta tin tưởng vào công tác điều trị của bác sĩ, tin tưởng vào sự điều hành của các cơ quan hữu trách, chúng ta sẽ bình tĩnh nhìn nhận mọi diễn biến của dịch bệnh một cách xác đáng và lạc quan.
Thực tế hôm nay và những ngày đầu trở lại dạy và học, thầy trò và phụ huynh đều nhận thức được diễn bệnh rất khó lường nên không được chủ quan, không được lơ là xem thường các biện pháp, giải pháp được phát tận tay thầy và trò.
Trao đổi việc giảng bài với học trò khẩu trang và thầy cô cũng khẩu trang, có bất tiện không, thầy Trần Thanh Long, dạy môn Giáo dục Công dân tại Trường Trung học phổ thông Vĩnh Yên, cho rằng dạy và học như thế làm sao khó chịu bằng các thầy trò thời chiến tranh, mũ rơm, học dưới hầm...
Còn theo học sinh Chu Đức Hiếu, lớp 11 A4, Trường Trung học phổ thông Trần Phú, Thành phố Vĩnh Yên thì "đó là cách thể hiện mốt thời trang có "1-0-2" của học sinh Xteen thời dịch Covid-19. Chúng em sẽ cố gắng học tập để lưu lại những hình ảnh tuyệt vời này làm kỷ yếu thời trai trẻ."
"Chuẩn bị tâm thế tốt, đối mặt khó khăn và dịch bệnh, thầy và trò trung học đến trường cần chuẩn bị chu đáo bài vở và các phụ trang, đồ dùng và giữ gìn vệ sinh an toàn cho mình và mọi người, thực hiện các chỉ dẫn của cơ quan chuyên môn ở nhà cũng như ở trường và nơi đông người chắc chắn chúng ta sẽ có những giờ học, tuần học hiệu quả" - Cô giáo Nguyễn Thị Mai Chang, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Vĩnh Yên, Thành phố Vĩnh Yên, khẳng định khi kết thúc buổi họp Hội đồng giáo dục chuẩn bị cho tuần học đầu tiên năm 2020 này.
Nguyễn Văn Lự
Theo giaoduc.net
Hà Giang cho học sinh Trung học phổ thông trở lại trường Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang vừa có công văn cho học sinh Trung học phổ thông, Sinh viên Cao đẳng sư phạm, giáo dục trở lại trường từ ngày 2/3. Theo công văn số 507/UBND-VHXH ngày 28/2 do chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ký, Hà Giang giao Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở...