Tình cờ chụp được ảnh loài chim quý, nhiếp ảnh gia nghiệp dư bỗng thành sao
MỸ – Loài chim hoét đá quý hiếm lần đầu tiên được chụp ở thác nước Hug Point, bang Oregon.
Bức ảnh chụp con chim hoét đá xanh xuất hiện ở Oregon, Mỹ. Ảnh: Michael Sanchez
Michael Sanchez, một nhiếp ảnh gia nghiệp dư, đã tình cờ phát hiện và chụp được hình ảnh của một chú chim nhỏ, với lông màu xanh dương, khi đang thiết lập máy quay ở thác nước Hug Point, bang Oregon, Mỹ. Anh bấm máy một vài lần và hầu như không để tâm đến nó.
Tuy nhiên, chỉ một tuần sau, những bức ảnh ngẫu hứng đã giúp Sanchez trở thành một “ngôi sao”, và nhiều khả năng đi vào lịch sử, bởi đây có thể là bức ảnh đầu tiên về loài chim hoét đá quý hiếm ở Bắc Mỹ.
Theo Guardian, loài này chủ yếu sống ở châu Âu và châu Á, trong đó có Việt Nam. Lần duy nhất loài chim này được phát hiện ở khu vực Bắc Mỹ là vào năm 1997. Nhưng các chuyên gia về chim không thể xác định, liệu sinh vật đó là chim hoang dã hay chim lồng đã được thả.
Nếu những hình ảnh của Sanchez được các nhóm nghiên cứu chim địa phương và quốc gia xác minh, anh có thể trở thành người đầu tiên ghi lại thành công sự hiện diện của loài chim hoét đá xanh trong khu vực.
Cá nhân Sanchez đã vô cùng bất ngờ khi thấy phản ứng của cộng đồng mạng khi anh đăng tải bức ảnh này. Sanchez – người mới theo đuổi sở thích chụp ảnh, và chưa bao giờ tự coi mình là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp – khẳng định đây là một sự may mắn lớn, khi anh gặp và chụp được hình ảnh của một loài chim quý.
Video đang HOT
“Tôi rất ngạc nhiên khi thấy điều này gây tác động như thế nào”, Sanchez nói. “Thật sửng sốt”.
Một con chim hoét đá xanh (Ảnh: Getty).
Được biết, các chuyên gia về chim đã liên hệ với Sanchez để xác minh hình ảnh và vị trí của nó. Điều kỳ lạ là làm thế nào loài chim này có thể rời xa quê hương Đông Á của nó, để “định cư” tại khu vực Bắc Mỹ.
Theo Cass Talbot, một chuyên gia thuộc Hiệp hội Chim Oregon, con chim này có thể bị sai lệch trong hệ thống định vị. “Nó có thể đã bị lạc, bị mắc kẹt trong một hệ thống gió mạnh, hoặc đã quá giang trên một con tàu”, chuyên gia này đưa ra giả thuyết.
Hiện, chưa có người nào khác nhìn thấy loài chim này trước khi Sanchez chụp ảnh nó. Thế nhưng kỳ lạ thay, chỉ 4 ngày sau, lại có một con chim hoét xanh được phát hiện thấy ở quần đảo Farallon ngoài khơi bờ biển San Francisco. Dẫu vậy, người ta chưa rõ đây là cùng một con chim, hay một con chim khác.
Thông thường, khi các loài chim cực hiếm, không đặc hữu xuất hiện ở bờ biển phía tây, chúng có xu hướng là chim biển, được phát hiện ở xa bờ. Tuy nhiên, chim hoét đá lại không phải chim biển.
Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều lời giải thích cho hiện tượng chim di cư “lang thang”, với điểm đến đôi khi rất xa so với nơi chúng thường cư trú. Điều này có thể bắt nguồn từ sự nhiễu loạn địa từ, thời tiết xấu, hoặc sự mở rộng phạm vi sống của chúng theo một cách tự nhiên.
Loài chim siêu thông minh, giỏi thủ đoạn và bắt chước loài chim khác
Chim giẻ cùi được xem là một trong những loài chim thông minh và đẹp nhất trên thế giới.
Chim giẻ cùi thường có bộ lông màu xanh, trắng và đen đẹp khiến người nhìn khó rời mắt. Chúng có thể ăn cắp thức ăn và trứng của các loài chim khác, bắt chước âm thanh của các loài chim khác.
Giẻ cùi ăn các loại côn trùng và động vật nhỏ thông thường như động vật không xương sống, động vật lưỡng cư và một số loài khác, đôi khi cũng ăn cả trái cây và một số loại hạt.
Giẻ cùi làm tổ trên cây và bụi cây lớn, tổ của nó tương đối nông. Thường đẻ từ 3-5 trứng. Chúng rất giỏi bắt chước giọng hót của loài khác nên thanh âm của chúng rất đa dạng và phức tạp, nhưng thường gặp nhất là kiểu kêu một tiếng cao chói như còi hơi hay tiếng sáo.
Giẻ cùi phân bố khá rộng các khu vực phía Bắc của tiểu lục địa Ấn Độ phía Tây dãy Himalaya, Myanma, Campuchia, Lào và Việt Nam. Khi trưởng thành, chiều dài cơ thể gồm cả đuôi đạt khoảng 65-68 cm, trọng lượng ước đạt 196-232g.
Một chú chim giẻ cùi (Ảnh Internet)
Gần đây, đại học Cambridge vừa công bố nghiên cứu cho thấy khả năng kiềm chế bản thân của chim giẻ cùi không thua gì loài người.
Cụ thể, trong thí nghiệm, chim giẻ cùi được phục vụ các món ăn khác nhau, nhưng để ăn được nhiều món ngon (sâu), chúng phải bỏ qua những món ít ngon hơn (bánh mì), đồng thời phải đợi lâu hơn.
Sau khi nhận ra chúng sẽ được phần thưởng lớn nếu "chịu khó" chờ lâu hơn, loài chim này đã chấp nhận thử thách.
Giẻ cùi được mệnh danh là một trong những loài chim cực kỳ thông minh. Vậy chúng có gì đặc biệt?
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một kỹ thuật mới để ước tính số lượng tế bào neuron thần kinh phân bố tập trung ở một phần trong não chim, phần này có tên là pallium.
Pallium ở chim có thể so sánh với vỏ não của con người hay động vật có vú, là phần não liên quan đến trí nhớ, học tập, khả năng lập luận và giải quyết vấn đề.
Mặc dù phần pallium của chim thiếu các lớp vỏ não giống động vật có vú, nhưng chúng được kết nối với nhau một cách có tổ chức, dẫn đến việc loài lông vũ và thú có vú có khả năng nhận thức tương đương nhau.
Khi nhóm nghiên cứu của Đại học McGill, Canada tiến hành nghiên cứu trên 111 giống chim và thu thập thông tin từ hơn 4.000 phương thức kiếm ăn khác nhau, họ nhận thấy loài chim nào có số lượng tế bào neuron tập trung cao ở khu vực pallium là những loài có khả năng sáng tạo nhất.
Loài chim quý hiếm phải tự đập mỏ, bẻ móng, nhổ lông để "sống lâu" Loài chim này phải tự đập gãy mỏ, bẻ gãy hết toàn bộ móng vuốt trong 150 ngày vào những năm 40 tuổi để kéo dài tuổi thọ. Đại bàng là một loài chim săn mồi cỡ lớn thuộc bộ Ưng, lớp Chim, họ Accipitridae. Chúng sinh sống trên mọi nơi có núi cao và rừng nguyên sinh còn chưa bị con người...