Tình cảm của người dân Khánh Hòa dành cho những người xa xứ
Giữa khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các ban, ngành, tổ chức chính trị- xã hội của tỉnh Khánh Hòa đã sử dụng nguồn Quỹ phòng, chống dịch của địa phương và kêu gọi người thân, bạn bè cùng chung tay hỗ trợ người nước ngoài đang sống, làm việc tại tỉnh.
Hội Hữu nghị Việt – Nga phối hợp cùng Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Khánh Hòa trao quà cho công dân Nga đang gặp khó khăn do dịch COVID-19 tại Khánh Hòa. Ảnh: Phan Sáu/TTXVN
Ở nơi này, tinh thần “tương thân tương ái” của người Việt đang lan tỏa rộng khắp, với những phần quà hỗ trợ bữa ăn, những liều vaccine kịp thời đến với bạn bè quốc tế có mặt tại Khánh Hòa giữa lúc dịch COVID-19 hoành hành.
Theo chân Hội Hữu nghị Việt – Nga tỉnh Khánh Hòa đến nơi những người Nga sinh sống tại thành phố Nha Trang để trao quà, chúng tôi gặp cô giáo dạy tiếng Nga Kontrabayeva Gulzhan. Chị cho biết, từ thời điểm dịch COVID-19 bùng phát ở Khánh Hòa cũng là lúc chị phải ở yên trong nhà để phòng, chống dịch, không có thu nhập nên rất khó khăn trong việc mua các nhu yếu phẩm. Trước đây, chị Kontrabayeva Gulzhan thuê căn hộ mỗi tháng 4 triệu đồng ở khu vực phía Bắc của thành phố, liên tục nhiều tháng chị không có tiền để chi trả tiền nhà, điện nước. Nhờ sự hỗ trợ từ Hội Hữu nghị Việt – Nga tỉnh Khánh Hòa, chị được chủ nhà giảm tiền thuê nhà còn 2,5 triệu đồng/tháng.
Hội Hữu nghị Việt – Nga phối hợp cùng Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Khánh Hòa trao quà cho công dân Nga đang gặp khó khăn do dịch COVID-19 tại Khánh Hòa. Ảnh: Phan Sáu/TTXVN
“Người nhà ở quê hương của tôi cũng khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên không thể giúp đỡ nhiều trong thời gian tôi sống tại Khánh Hòa. Với sự giúp đỡ của người dân Khánh Hòa trong thời điểm hiện tại, tôi và nhiều người bạn của mình rất biết ơn”, chị Kontrabayeva Gulzhan bày tỏ.
Chị Larisa và anh Denis Dugina là đôi vợ chồng người Nga sống tại Khánh Hòa có hoàn cảnh khá đặc biệt, hai vợ chồng sống tại thành phố Nha Trang nhiều năm qua, họ có con gái 11 tuổi bị khuyết tật ở chân. Chị Larisa cho biết, thời điểm dịch COVID-19 bùng phát tại Khánh Hòa, trong khó khăn hoạn nạn, gia đình chị được những người dân ở đây quan tâm, giúp đỡ rất nhiều, từ những ổ bánh mì đến những kilôgam gạo. “Chúng tôi vô cùng ấn tượng với cách mà chính quyền và người dân Việt Nam đang phối hợp cùng nhau để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau. Tôi thực sự cảm ơn người dân Việt Nam với những tình cảm tốt đẹp mà họ đã dành cho chúng tôi”, chị Larisa nói.
Anh Denis Dugina chia sẻ thêm, trong dịch COVID-19, gia đình anh nhận được sự chăm sóc, đối xử giống như với người bản địa, không có sự phân biệt nào trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Anh nghĩ mình rất may mắn khi sống tại Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Thu Thanh, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt – Nga tỉnh Khánh Hòa cho biết, tiến hành giúp đỡ những người Nga gặp khó khăn do dịch COVID-19 đang sống tại Khánh Hòa, đoàn đã nhiều lần đến các xã, phường: Phước Đồng, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Hòa, Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Phước Tân, Vĩnh Nguyên, Phước Long, Lộc Thọ…(thành phố Nha Trang) để trao tận tay các suất quà. Mỗi phần quà gồm có dầu ăn, bột mì, sữa tươi, sữa đặc, đường, cá hộp, mì Ý, dưa lưới, bánh mì, rau củ… Đó là những phần quà do Hội Hữu nghị Việt – Nga thành phố Hà Nội, cùng một số tổ chức, cá nhân trong tỉnh Khánh Hòa quyên góp, ủng hộ.
Video đang HOT
Ông Dương Nam Khánh, Phó Giám đốc phụ trách sở Ngoại vụ Khánh Hòa (bên phải) trao quà cho gia đình người Nga chị Larisa và anh Denis Dugina có con gái 11 tuổi bị khuyết tật ở chân. Ảnh: Phan Sáu/TTXVN
“Với vai trò là cầu nối cho mối quan hệ song phương, Hội Hữu nghị Việt – Nga mong muốn hỗ trợ và giúp đỡ tốt nhất đến những người bạn nước ngoài đang sống ở đây. Tất cả người Nga, đặc biệt là những người khó khăn đều được quan tâm, chăm sóc như nhau. Mấy tháng qua, dịch đang diễn biến theo chiều hướng phức tạp, chúng tôi đã cố gắng hết sức mình làm cầu nối, hỗ trợ giúp đỡ những người bạn Nga và động viên họ cùng giữ vững tinh thần, sức khỏe, đảm bảo an toàn, chờ ngày trở lại cuộc sống bình thường khi dịch COVID-19 được kiểm soát” – bà Nguyễn Thị Thu Thanh nhấn mạnh.
Theo ông Lê Trung Hưng, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Khánh Hòa, từ khi đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát tại Khánh Hòa (tháng 6/2021), Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Khánh Hòa đã cùng với nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân vận động, quyên góp được hàng nghìn suất quà là các loại nhu yếu phẩm và thực hiện 5 đợt trao tặng tận nơi cho các công dân nước ngoài đang ở thành phố Nha Trang. “Những người nước ngoài sống tại Khánh Hòa lúc này rất cần sự giúp đỡ và chúng tôi đều sẵn sàng hỗ trợ. Mỗi chương trình, chúng tôi mong muốn lan tỏa được tinh thần tương thân, tương ái và tình cảm hữu nghị với bạn bè các nước; mong dịch bệnh sớm được kiểm soát để người nước ngoài tại Khánh Hòa trở lại với cuộc sống bình thường”, ông Lê Trung Hưng chia sẻ.
Phó Giám đốc phụ trách Sở Ngoại vụ Dương Nam Khánh cho biết, Khánh Hòa có trên 3.000 người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc ở các ngành nghề khác nhau. Do ảnh hưởng dịch COVID-19, nhiều người nước ngoài làm trong lĩnh vực du lịch tại Khánh Hòa buộc phải nghỉ việc ở nhà nên cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn.
Hội Hữu nghị Việt – Nga phối hợp cùng Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Khánh Hòa trao quà là nhu yếu phẩm cho công dân Nga gặp khó khăn do dịch COVID-19 tại Khánh Hòa. Ảnh: Phan Sáu/ TTXVN
Tỉnh Khánh Hòa cũng có nhiều hoạt động hỗ trợ đưa người nước ngoài về quê hương và nhập cảnh lao động theo nhu cầu trong thời gian dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều lao động người nước ngoài ở lại Khánh Hòa đang gặp khó khăn do không có thu nhập. Sở Ngoại vụ cùng với các đơn vị tiến hành kêu gọi sự hỗ trợ từ các “mạnh thường quân” để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn với tinh thần “một miếng khi đói, một gói khi no”. Đối với những lao động nước ngoài có nhu cầu về nước trong thời gian tới, họ cần gửi thông tin đầy đủ về Phòng Lãnh sự của Sở Ngoại vụ; Sở sẽ cố gắng hỗ trợ trong điều kiện cho phép.
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19, Sở Ngoại vụ tạo điều kiện tốt nhất để mỗi người nước ngoài đều được đảm bảo an toàn sức khỏe, lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 trong cộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài ra khỏi khu vực sinh sống thực hiện quyền bầu cử đại biểu Duma quốc gia Nga… Việc tiêm chủng vaccine sẽ thực hiện theo chủ trương chung của tỉnh Khánh Hòa, là toàn bộ người dân địa phương, kể cả người nước ngoài từ 18 tuổi trở lên đều được tiêm miễn phí. Đến nay, đã có trên 250 người nước ngoài tại Khánh Hòa được tiêm mũi 1, thời gian tới sẽ tiếp tục tiêm cho những người còn lại.
Những người bạn quốc tế vui mừng khi nhận những phần quà hỗ trợ của người dân Khánh Hòa trao tặng. Ảnh: Phan Sáu/TTXVN
Tại thời điểm này, dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã được kiểm soát, khống chế, số ca dương tính mới với SARS-CoV-2 mỗi ngày giảm đáng kể. Lúc này, ai nấy đều hy vọng cuộc sống của người dân sẽ sớm trở lại những ngày tươi đẹp như trước đây.
Doanh nghiệp lội ngược dòng trong sản xuất từ chuyển đổi số
Trước bối cảnh khó khăn chung do dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã tận dụng lợi thế của Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chủ động chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh để "lội ngược dòng", chèo lái doanh nghiệp qua thời kỳ khó khăn.
Một doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk tập huấn phương thức bán hàng online cho nhân sự.
Lội ngược dòng
Trước đây, Công ty TNHH thương mại dịch vụ nông trại Ê Đê (Đắk Lắk) có chuỗi cửa hàng với hơn 300 mặt hàng là sản phẩm nông sản của các tỉnh Tây Nguyên. Trong đợt dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4, công ty đối mặt với nhiều khó khăn khi thị trường tiêu thụ lớn nhất là Tp. Hồ Chí Minh bị "đóng băng". Đại lý đóng cửa, vận chuyển hàng hóa gặp trở ngại, phương thức bán hàng trực tiếp không còn phù hợp. Người đứng đầu doanh nghiệp phải giải bài toán nan giải về chi phí trả cho nhân sự và tài chính cho nhà cung cấp...
Khó khăn là vậy, song doanh nghiệp này đã chủ động tìm hướng đi phù hợp, tận dụng khoa học công nghệ để có chiến lược kinh doanh mới. Công ty đã đồng bộ các khâu quản trị, kế toán, lưu kho, điều chuyển kho bằng phần mềm công nghệ và tham gia bán hàng trên các sàn thương mại điện tử. Tín hiệu tích cực trở lại khi số lượt theo dõi nhãn hiệu MISS EDE của công ty trên sàn thương mại điện tử Lazada từ 220 lượt (tháng 4/2021) lên đến hơn 6.400 lượt như hiện nay. Mặt khác, công ty cũng đã cho ra đời sản phẩm thích ứng với tình hình dịch như chocolate sữa hòa tan, dễ bảo quản thay thế cho sản phẩm chocolate thanh như trước đây.
Anh Hoàng Danh Hữu, Giám đốc công ty cho biết, hiện tại có nhiều nền tảng công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp tham gia và phát triển trên hệ thống thương mại điện tử. Doanh nghiệp sẵn sàng tiếp nhận công nghệ mới, chuẩn bị nguồn lao động trẻ và quan trọng nhất là chứng minh được chất lượng sản phẩm, thương hiệu uy tín để tham gia các sàn thương mại điện tử.
Tương tự, Công ty TNHH Một thành viên Anhcoffee cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn do dịch COVID-19. Từ tháng 6/2021, công ty đã số hóa toàn bộ hệ thống bán hàng, rang xay, hành chính, kế toán thay vì làm thủ công như trước. Nhờ áp dụng chuyển đổi số, doanh nghiệp đã giảm 80% nhân sự không cần thiết nên chi phí trả lương giảm, hiệu suất kinh doanh tăng, doanh nghiệp duy trì được hoạt động trong bối cảnh dịch.
Anh Phạm Hoài Nguyên Anh, Giám đốc công ty cho hay, trước khi dịch COVID-19 bùng phát, công ty gặp gỡ và chốt đơn trực tiếp với khách hàng tại nhà máy hoặc trụ sở công ty, chưa kể những chuyến bay với chi phí lớn để chốt các đơn hàng xuất khẩu.
Từ khi dịch COVID-19 xảy ra, doanh nghiệp đã chú trọng hơn đến việc sử dụng bài viết, hình ảnh, video để quảng bá trên mạng xã hội, youtube. Đặc biệt, khách hàng đã chấp nhận việc doanh nghiệp gọi video hoặc phát trực tiếp trên mạng xã hội để thể hiện năng lực xuất khẩu.
Tỉnh Đắk Lắk hiện có 10.042 doanh nghiệp đang hoạt động, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nắm bắt xu hướng tiêu dùng của khách hàng trong mùa dịch và sau dịch, các doanh nghiệp đã và đang chuyển từ hình thức bán hàng trực tiếp (offline) qua bán hàng gián tiếp (online). Theo các doanh nghiệp, việc tham gia các sàn thương mại điện tử, nhãn hiệu của doanh nghiệp được lan tỏa nhanh hơn và khi doanh nghiệp đã có niềm tin của khách hàng mua trước thì dễ dàng chinh phục khách hàng đến sau.
Cú hích từ dịch COVID-19
Thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk đã tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số. Tỉnh ủy Đắk Lắk đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 2/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; chú trọng phát triển kinh tế số với trọng tâm là phát triển doanh nghiệp công nghệ số, thúc đẩy chuyển đổi số trong các doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và cả nền kinh tế.
Kế hoạch đến năm 2025, tỉnh phấn đấu có 60% doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử; doanh số thương mại điện tử tăng 10%/năm.
Trong đợt dịch bùng phát lần thứ 4, để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, ngành công thương tỉnh Đắk Lắk đã kết nối, tổ chức cho doanh nghiệp tham gia các buổi hội thảo, tập huấn trực tuyến về chuyển đổi số, chiến lược bao bì cho thị trường xuất khẩu, chắp cánh thương hiệu, xúc tiến thương mại cũng như hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng lộ trình chuyển đổi số phù hợp với tình hình dịch.
Theo ông Huỳnh Ngọc Dương, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk, doanh nghiệp cần tranh thủ hai cú hích lớn hiện nay là tranh thủ cơ hội tham gia các Hiệp định thương mại tự do FTA và tranh thủ cú hích dịch bệnh.
Một doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk Livestream (phát trực tiếp) bán hàng trên sàn thương mại điện tử.
Cụ thể từ dịch, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với thị trường xuyên biên giới, làm thủ tục thuận lợi và tiết kiệm được thời gian, giảm giá thành, nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Muốn tranh thủ cơ hội này, doanh nghiệp cần làm chủ được công nghệ và có giải pháp, lộ trình chuyển đổi số cụ thể.
Cũng theo ông Huỳnh Ngọc Dương, vấn đề mua bán trên không gian mạng hiện nay cũng có hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Do đó, doanh nghiệp cần minh bạch về thông tin, ổn định về số lượng sản phẩm để khách hàng dễ dàng đặt vấn đề kết nối cũng như ký hợp đồng nguồn hàng.
Nhanh nhạy nắm bắt xu hướng thị trường, thói quen tiêu dùng và chủ động ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh đã giúp nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk rèn được sức chịu đựng, giữ lửa sự nghiệp trong bối cảnh khó khăn do dịch COVID-19 thay vì phải ngưng hoạt động hoặc phá sản.
Ngoài ra, việc chuyển đổi số thành công đã giúp các doanh nghiệp tăng sức đề kháng, khẳng định thương hiệu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiến gần hơn với toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Doanh nghiệp dệt may lo khó đạt được mục tiêu xuất khẩu 39 tỷ USD Doanh thu của các doanh nghiệp dệt may hàng đầu đã sụt giảm đáng kể sau nhiều tháng liên tiếp phải áp dụng giãn cách xã hội. Nhiều doanh nghiệp lo lắng sẽ không đạt được mục tiêu đề ra trong năm 2021. Ngành dệt may lo ngại gặp khó khăn trong những tháng cuối năm 2021. Ảnh: TTXVN. Doanh thu giảm Dệt...