Tinh bột nghệ, lợi ích trong làm đẹp và lưu ý không thể bỏ qua
Tinh bột nghệ là một trong những nguyên liệu quen thuộc trong chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp. Tuy nhiên, sử dụng tinh bột nghệ quá liều lượng trong thời gian dài cũng có thể dẫn đến những tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy…
Nhờ chứa các hoạt chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm… tinh bột nghệ mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời về mặt sức khỏe và chăm sóc sắc đẹp.
Ngoài ra, tinh bột nghệ còn chứa canxi, sắt, magie, kẽm và các vitamin bao gồm vitamin B3 (niacin), vitamin C, vitamin E, vitamin K…
Theo nhiều nghiên cứu, việc sử dụng tinh bột nghệ đều đặn và đúng cách sẽ giúp làn da được cải thiện rõ rệt, trở nên hồng hào, sáng khỏe hơn.
1. Công dụng của tinh bột nghệ trong chăm sóc sắc đẹp
Sử dụng tinh bôt nghê là bí quyêt chăm sóc da quen thuộc được nhiều chị em phụ nữ áp dụng. Thói quen này sẽ giúp các vết mụn mau lành hơn và hạn chế lượng dâu thừa trên da mặt. Theo nghiên cứu, nghệ cũng có tác dụng ngăn chặn tác hại của tia cực tím, đẩy lùi các dấu hiệu lão hóa da.
Các dưỡng chất có trong tinh bột nghệ, đặc biệt là hàm lượng cao curcumin có nhiều tác động tích cực đến mô và collagen, hỗ trợ vết thương trên da mau lành và hạn chế để lại sẹo.
Không những thê, tinh bôt nghê có thể được kết hợp sử dụng trong điều trị chàm da, vẩy nên, xơ cứng bì, chứng đỏ mặt và môt sô căn bênh da liêu khác.
Tinh bột nghệ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và sắc đẹp.
2. Cách sử dụng tinh bột nghệ
2.1 Pha chế thức uống với tinh bột nghệ
Để pha chế thức uống với tinh bột nghệ, bạn có thể dùng 2-3 thìa cà phê tinh bột nghệ (khoảng 5-10g) cùng 100ml nước ấm (dưới 40 độ C).
Video đang HOT
Ngoài ra, mật ong cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và làn da. Có thể thêm mật ong để gia tăng tác dụng cũng như hương vị cho thức uống. Nên uống trước khi ăn 30 phút và cần lưu ý chỉ nên uông tôi đa 2 lân/ngày và môi lân khoảng 200 – 250ml.
Lạm dụng tinh bột nghệ trong thời gian dài có thể dẫn đến các tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy…
2.2 Đắp mặt nạ tinh bột nghệ
4 công thức mặt nạ giúp da ẩm mịn và sáng đều màuĐỌC NGAY
Mặt nạ tinh bột nghệ giúp làm trắng da, trị mụn, nuôi dưỡng da khỏe mạnh, mịn màng và rạng rỡ hơn từ bên trong. Để làm mặt nạ tinh bột nghệ, bạn có thể kết hợp thêm các nguyên liệu như mât ong nguyên chât, sữa chua, sữa tươi… để trộn lẫn vào hỗn hợp.
Dưới đây là công thức mặt nạ nghệ kết hợp cùng sữa chua, đơn giản, dễ làm mà bạn có thể tham khảo:
Chuẩn bị 2 thìa cà phê tinh bột nghệ (khoảng 6g), 1/2 hũ sữa chua không đường và 2 thìa cà phê mật ong (10ml). Trộn đều các nguyên liệu trên và đắp hỗn hợp lên mặt. Sau 15 phút, rửa mặt sạch với nước. Kiên trì lặp lại thói quen này 2-3 lần mỗi tuần để có được hiệu quả tốt nhất.
Bên cạnh đó, do trong nghệ chứa một lượng axit nhỏ khiến da dễ bị bào mòn và bắt nắng.Do đó, khi đắp mặt nạ tinh bột nghệ, bạn cần hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời bằng cách thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài và sử dụng mũ rộng vành, áo chống nắng, khẩu trang để che chắn cho làn da.
Mặt nạ tinh bột nghệ giúp làm trắng da, trị mụn và khỏe mạnh từ bên trong.
3. Lưu ý khi sử dụng tinh bột nghệ
Một số lưu ý khi sử dụng tinh bột nghệ như:
Nên lựa chọn sản phẩm tinh bột nghệ nguyên chất, tránh sử dụng loại tinh bột nghệ đã qua pha trộn. Không lạm dụng, chỉ nên sử dụng với liều lượng vừa đủ để có được hiệu quả tốt nhất. Không chà xát mạnh khi đắp mặt nạ bột nghệ bởi việc này có thể màu vàng nghệ lưu lại lâu trên da. Có thể dùng nước hoa hồng hoặc sữa tươi để rửa sạch lớp màu vàng còn sót lại trên da sau khi đắp mặt nạ. Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt hoặc bị rong kinh nên hạn chế uống tinh bột nghệ. Phụ nữ mang thai không nên dùng. Người mắc các bệnh lý kèm theo nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Chăm sóc da mụn ở tuổi dậy thì
Mụn ở tuổi dậy thì là một vấn đề ám ảnh với nhiều người. Mụn có thể thuyên giảm sau khi bước qua tuổi dậy thì.
Tuy nhiên nếu không chăm sóc da mụn đúng cách, có thể viêm nhiễm, tái phát nhiều lần và để lại những tổn thương trên da như sẹo mụn, vết thâm, gây mất thẩm mỹ...
1. Nguyên nhân gây mụn ở tuổi dậy thì
Mụn là vấn đề ám ảnh với tuổi dậy thì, có thể xuất hiện ở cả nam và nữ.
Có nhiều nguyên nhân gây mụn ở tuổi dậy thì, tuy nhiên phần lớn nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết trong cơ thể. Bình thường, tuyến bã nhờn tiết ra một lượng dầu vừa phải để bôi trơn da và tóc. Khi bước vào độ tuổi dậy thì, nội tiết thay đổi kích thích da tăng tiết dầu, bã nhờn nhiều hơn gây bít tắc lỗ chân lông.
Hơn thế, ở độ tuổi này nhiều bạn trẻ cũng chưa biết cách làm sạch, chăm sóc da đúng cách thì mụn trứng cá sẽ hình thành. Mụn có thể xuất hiện ở mặt, lưng hoặc ngực với nhiều dạng khác nhau như:
Mụn đầu trắng do lỗ chân lông bị tắc nghẽn, đóng kín, sưng đỏ phình ra ngoài. Mụn đầu đen khi lỗ chân lông tắc nghẽn nhưng vẫn mở, bề mặt sẫm màu. Mụn bọc xuất hiện khi lỗ chân lông mở, có bã nhờn, tế bào chết, vi khuẩn phát triển, gây vết sưng đỏ. Lỗ chân lông bị viêm lâu ngày, nhân mụn ẩn khiến da sần sùi, thô ráp.
Mụn là vấn đề ám ảnh với tuổi dậy thì, có thể xuất hiện ở cả nam và nữ.
2. Cách chăm sóc da mụn ở tuổi dậy thì
Để chăm sóc da mụn ở tuổi dậy thì đúng cách, hạn chế mụn ở tuổi dậy thì, cha mẹ nên hướng dẫn con hiểu về tình trạng mụn của mình và thực hiện các bước chăm sóc da mặt:
2.1 Làm sạch da đúng cách
Làm sạch da là bước chăm sóc quan trọng để loại bỏ dầu nhờn dư thừa, tế bào da chết và vi khuẩn, bụi bẩn, từ đó giúp kiểm soát mụn hiệu quả. Nên rửa mặt hai lần một ngày bằng nước ấm với sữa rửa mặt phù hợp với loại da. Đảm bảo loại sữa rửa mặt được sử dụng có tính dịu nhẹ, không gây cảm giác căng rít, bong tróc sau khi rửa mặt.
Trong quá trình rửa mặt, có thể dùng các đầu ngón tay massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn, tránh cậy, chà xát quá mạnh khiến lớp biểu bì bị tổn thương gây kích ứng. Tránh lạm dụng rửa mặt nhiều hơn 2 lần mỗi ngày, việc này có thể gây khô da, tăng tiết dầu, càng làm trầm trọng thêm tình trạng mụn.
Ngoài ra, nên thực hiện tẩy da chết 2-3 lần mỗi tuần bằng sản phẩm tẩy da chết hóa học hoặc vật lý nhằm giảm tình trạng dày sừng, phòng ngừa bít tắc lỗ chân lông.
2.2 Cân bằng da sau khi làm sạch
Sau khi bước rửa mặt, cần cân bằng lại độ pH da và độ ẩm bằng nước hoa hồng, kem dưỡng ẩm phù hợp. Để điều trị mụn ở tuổi dậy thì, trẻ nên được thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ da liễu.
Đối với trường hợp nhẹ, sau bước cân bằng da, có thể sử dụng thuốc thoa hàng ngày lên các đốm mụn. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc theo đường uống để khắc phục tình trạng viêm. Lưu ý, không nên tự ý nặn mụn tại nhà. Việc tự ý nặn mụn không đúng cách có thể sẽ gây viêm nhiễm, lây lan vi khuẩn, làm nặng tình trạng mụn, thậm chí có thể để lại sẹo vĩnh viễn trên da.
Làm sạch da đúng cách là bước chăm sóc quan trọng để kiểm soát mụn.
2.3 Thoa kem chống nắng
Ánh nắng mặt trời là một trong những "kẻ thù" hàng đầu gây tác động tiêu cực đến làn da. Vì vậy, để bảo vệ da khỏi tia cực tím, cần thoa kem chống nắng hàng ngày trước khi ra ngoài và thoa lại sau mỗi 2 giờ.
Nên ưu tiên các loại kem chống nắng không chứa dầu cho làn da mụn ở tuổi dậy thì.
2.4 Lưu ý khi trang điểm
Trẻ bị mụn trứng cá trong tuổi dậy thì nên hạn chế trang điểm vì các lớp trang điểm có thể làm cho tình trạng da trở nên tồi tệ hơn. Trong trường hợp cần thiết, nên chọn các sản phẩm trang điểm dành cho da mụn và chú ý các bước làm sạch sau đó để da được thông thoáng và tránh các nốt mụn bị viêm.
Ngoài ra, khi sử dụng keo xịt tóc hoặc gel tạo kiểu tóc nên để tránh xa mặt bởi một số thành phần trong sản phẩm có thể gây kích ứng, làm cho tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu mụn xuất hiện trên vùng lưng, ngực, cần hạn chế mặc quần áo chật, bó sát vì dễ bị cọ xát gây kích ứng. Đặc biệt, không nên dùng tay chạm lên mặt, tự ý nặn mụn.
Những loại thực phẩm giúp duy trì vẻ đẹp làn da từ bên trong Bên cạnh những thói quen chăm sóc da hàng ngày, chế độ ăn uống cũng giữ vai trò quan trọng giúp duy trì vẻ đẹp của làn da. Theo đó, muốn có làn da khỏe mạnh, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm sau đây vào thực đơn của mình... 1. Các loại cá béo Các loại cá béo như cá hồi,...