Tình bạn trong sinh viên
Vừa bước vào một môi trường học tập mới, các tân sinh viên không khỏi bỡ ngỡ trước trường lớp, cách giảng dạy và bạn bè. Nhưng những người xa lạ ấy đã nhanh chóng làm quen với nhau và trở thành bạn từ khi nào không biết. Tuy nhiên, sinh viên có những cách phân nhóm để chơi thật là phong phú.
Phân theo tỉnh thành/vùng miền
Sau một thời gian ngắn tìm hiểu bằng cách hỏi thăm quê quán ở đâu các sinh viên năm nhất bắt đầu “kết lại gần nhau hơn”. Hầu hết đều có xu hướng cùng tỉnh nhà sẽ chơi với nhau. Nhóm bạn của Viết (ĐHKHXH&NV) đều cùng ở Đăklăk nên đã nhanh chóng trở thành “best friend”. Khi vào sống ở một thành phố mới xa lạ các bạn ấy luôn hào hứng kể cho nhau nghe quê mình có những gì thú vị mặc dù ai cũng đã quen thuộc như lòng bàn tay. Dường như như vậy các bạn mới có thể vơi đi cái tâm trạng trống vắng khi sống cảnh xa nhà.
Cùng một khu vực cũng góp phần làm cho những “chú nai vàng ngơ ngác” xích lai gần nhau hơn. Miền Trung sẽ có một “hội” riêng vì họ có giọng nói cũng như một số thói quen riêng giống nhau. Các bạn miền Nam cũng quyết không lạc lõng khi ở trong khung cảnh xung quanh mình ai ai cũng có bè có bạn. Nho, cô sinh viên với thân hình nhỏ nhắn nhưng khá lanh lợi, sau nhiều ngày lân la “thăm hỏi sức khỏe” mọi người đã thành lập một “club” toàn các nhân Nam bộ. Thế là đi học cũng như đi chơi cả nhóm không “rời nhau nữa bước”.
Phân theo “đẳng cấp”
Video đang HOT
“Đẳng cấp” thứ nhất: sự giàu có. Nhiều sinh viên nhìn cách ăn mặc, phương tiện đi lại…để chọn bạn mà chơi. Các bạn ấy có vẻ khinh thường những ai quá “tầm thường” (đó là theo cách các bạn ấy suy nghĩ). Con của những đai gia, doanh nghiệp…sẽ kết thân với nhau, cùng “chia sẻ” cho nhau về cách đi chơi, cách xài tiền, cách hưởng thụ cuộc sống của những “cậu ấm cô chiêu”.
“Đẳng cấp” thứ hai: thành phố chơi với thành phố. Một số ít các bạn sống ở thành phố sẽ chỉ nói chuyện và ngồi cùng nhau. Họ có vẻ không thích “bọn tỉnh lẻ” cho lắm. Đôi khi các bạn ấy nhìn người khác với con mắt rất xem thường và chê là nhà quê, hai lúa. Một tân sinh viên quê ở Quảng Ngãi một phen xém khóc khi bị một nhóm bạn thành phố xỉa xói mình. Thật tội cho bạn ấy quá!
Tuy hai trường hợp này không nhiều nhưng các bạn í thật sự đã xử sự như những kẻ vô ý thức. Họ đã làm hình ảnh của mình xấu đi trong mắt bạn bè, và vô tình tự cô lập mình trong một môi trường mới đầy cơ hội cho bản thân.
Và những cách hình thành khác
Có nhiều nhóm thân nhau chỉ đơn giản bắt đầu từ hai chữ “ngẫu nhiên”. Ngẫu nhiên ngồi cạnh nhau khi học chính trị đầu năm, ngẫu nhiên được thầy cô phân nhóm làm thuyết trình, ngẫu nhiên tập văn nghệ cùng nhau….Chỉ như vậy thôi mà tình bạn trong sáng bắt đầu. Nhóm bạn của Như (sinh viên năm 2 trường NV) có số lượng khá hùng hậu (khoảng 13 người) luôn được lớp chú ý vì đi đâu làm gì cũng sát cánh bên nhau. Chỉ tình cờ tập văn nghệ chung mà đã thân như vậy thật là tuyệt phải không? Tuy đôi lúc họ có những mâu thuẫn, những bất đồng về ý kiến nhưng sau một thời gian đâu lại vào đấy. Có những lần cả bọn khám phá thành phố bằng xe buýt, đi nhầm tuyến vừa tốn thời gian vừa tốn nhiều tiền nhưng trông họ ai cũng vui và hồ hởi kể lại cho mọi người nghe.
Sau vài tháng chơi cùng nhau nhóm của B cảm thấy không hợp nên đành đường ai nấy đi. Và rút từ kinh nghiệm lần đầu của mình họ đã cẩn thận chọn bạn thân cho mình. Các bạn ấy tìm hiểu kĩ về đối phương, tiếp xúc nhiều để nhận ra ưu khuyết điểm của nhau, và những “tri âm tri kỉ” cũng tìm thấy nhau. Đặc biệt, có một số sinh viên chọn cách xem người kia vừa là bạn vừa là người yêu. Những cặp này gắn bó, chia sẻ cho nhau tất tần tật về mọi chuyện và cùng nhau học tập nữa. Những “đôi bạn” này thật sự làm người khác ngưỡng mộ vô cùng đấy.
***
Những nhóm bạn hình thành một cách nhanh chóng nhưng không phải lúc nào cũng nhanh tan rã. Càng chơi chung họ tìm thầy ở nhau sự chân thành, sự đùm bọc và quan tâm. Nhiều khi có những tranh chấp nào đó làm họ giận nhau, không thèm nói chuyện nhưng cuối cùng họ cũng hiểu được và thứ tha tất cả. Chơi cùng nhau các bạn sẽ biết thêm những điều thú vị về những phong tục tập quán, những thói quen vùng này có mà vùng kia không có. Điều đó thật sự có ích cho chúng ta. Và, từ đây bạn sẽ có nhiều cơ hội đi nhiều nơi khác nhau mà không sợ không có chỗ ở và người hướng dẫn. Hãy kết bạn nhanh đi nào!
Đường đua chỉ mới bắt đầu
Họ bước ra khỏi kì thi đại học với một phong thái rất chi là hào hứng, họ trở thành những tân sinh viên đại học, trở thành những vận động viên cực kì tự tin trên đường đua mới. Nhưng kì thực, đường đua của họ lại là...
1. Từ chặng đường đầu tiên
Đỗ vào trường ĐH Luật TP.HCM ngành Luật thương mại với số điểm khá cao, lại là tân sinh viên duy nhất của xóm, M.Tâm trở thành niềm tự hào của ba mẹ, nhưng thay vì xác định hướng đi chắc chắn cho mình trong năm học tới, Tâm ỷ y mè nheo cho được con Click để "sau này con vào học chạy cho nó khỏe, luật sư tương lai ai lại đi xe buýt hở bố". Chiều con, bố mẹ T dốc tiền mua xe. Từ ngày sở hữu "em cưng Click", T bắt đầu vù xả láng, sáng cô bạn ngồi đồng café, chiều lại tung tăng đi biển với đám bạn. Mọi người tới nhà chúc mừng đỗ đại học chỉ thấy bố mẹ Tâm với mâm cơm hai người tẻ nhạt ở nhà còn Tâm thì mất tăm mất dạng, không thấy cả bóng chứ đùng nói gì đến ...dáng.
Không hoành tráng như Tâm, N.Linh chật vật lắm mới được vào học một trường dân lập. Nhưng cũng muốn cho bằng bạn bằng bè, L năn nỉ ỉ ôi với mẹ "đằng nào chả là đại học, mẹ đổi cho con cái cục gạch này đi. Con cũng là sinh viên rồi chứ bộ, vào thành phố học tụi bạn mới nó cười cho, với cả cho nó tiện liên lạc mẹ nhé". Chẳng biết tiện liên lạc tới đâu, chỉ biết từ khi đổi đời cho dế, điện thoại của L liên tục ở trong tình trạng máy bận vì những cuộc vui thả dàn với bạn bè...
2. Cho tới cuộc đua khốc liệt...
Giữ nguyên cái tinh thần "chơi bù cày" H.Minh dù đã vào học được thời gian khá lâu nhưng vẫn tung tăng tung tẩy đủ nơi đủ chỗ chỉ để "vào được đại học tớ đã phải chơi bời tẹo cho nó lấy lại tinh thần hưng phấn mà còn học chứ". Không biết tinh thần lấy lại được bao nhiêu, nhưng dường như cuộc đọ sức của chơi và học của Minh đã trở thành không cân sức khi đa phần thời gian lên lớp được chàng cúp cua để...lại tung tăng.
Cô nàng Tâm nói trên thì lại ngủ quên trong chiến thắng. Vẫn tự tin rằng mình có điểm đầu vào cao thế, học hành tà tà cũng có thể bám kịp chương trình. Chính vì vậy, thay vì chúi đầu vào học như bạn bè thì Tâm lại chọn cách thủng thà thủng thẳng, sát ngày thi mà nàng cũng chịu khó ngồi cả tiếng đồng hồ ngoài tiệm làm đầu để hấp dầu. Kết quả bài thi ngày hôm sau Tâm chẳng nộp được gì ngoài tờ giấy trắng.
3. Đuối sức...
Cuộc đua chưa đi được một phần chặn đường, nhưng có vẻ như những vận động viên đã bở hơi tai...
Sau học kì 1, Tâm mếu máo khóc gọi về cho bố mẹ khi biết tin mình thi lại 3 môn. Chiếc Click cũng đi về nơi xa lắm khi bạn trai Tâm mượn và đi không ngày gặp lại. Minh thì đau khổ hơn, cậu chàng phải tự động khăn gói quả mướp về quê vì nghỉ quá số ngày quy định. Xấu hổ và bàng hoàng, thậm chí tới lúc đó Minh vẫn không biết mình đã làm gì để đến nông nổi như thế, phải chăng là hậu quả của việc lấy lại tinh thần quá thời hạn?
Mở ra một cánh cửa đã là việc hết sức khó khăn, nhưng làm gì để từ cánh cửa đó ta tìm thấy tương lai của mình còn khó hơn gấp vạn lần. Đừng để dư âm của niềm vui lấn át đi tinh thần tự chủ và biến mình thành những tay đua kiệt sức bạn nhé.
"Bí kíp" cho sinh viên năm nhất vẫn còn đang "bối rối" Bạn là tân sinh viên? Gần hết một học kì, nhưng bạn vẫn chưa hết bỡ ngỡ? Có những bí quyết nho nhỏ, giúp bạn học và sống dễ chịu hơn, chúng tớ "share" cùng bạn nhé! "Mỗi ngày một cuốn sách" Hầu hết các bạn sinh viên năm đầu đều có một quỹ thời gian rảnh nhiều hơn ở những năm sau....